25 pha hành động đặc sắc nhất năm 2016 (phần 5)

Phim Siêu Anh Hùng · Tin điện ảnh · Never ·

Phần 5 sẽ kết thúc loạt bài dài kỳ này. Và đây có lẽ cũng là phần có những cái tên hay nhất mà bạn không thể bỏ qua.

(tiếp theo và hết)

2016 rõ ràng không phải một năm khởi sắc cho các phim bom tấn nói chung, nhưng ngược lại, những pha hành động đặc sắc lại được đón nhận nồng nhiệt. Những bộ phim không quá hay lại có những pha hành động tuyệt vời, một phần điều này nhờ có vốn đầu tư nước ngoài hoặc những nhà làm phim tư nhân, những người luôn cố gắng cho ra những gì tốt nhất có thể từ nguồn kinh phí hạn hẹp.

Chúng tôi đã list ra một danh sách gồm 25 pha hành động đặc sắc nhất năm 2016. Mỗi phần sẽ dẫn ra 5 phim. Phần 1 các bạn có thể đọc Phần 1, Phần 2, Phần 3 và Phần 4 theo link dẫn:

Phần 1

Phần 2

Phần 3

Phần 4

5. Máy bay rơi – Sully

Sully của Clint Eastwood, dù xét trên bất kì tiêu chí nào, đều không phải một phim hoàn hảo. Nhưng một khi nhà làm phim 86 tuổi này tìm được cảm hứng, ông luôn biết cách làm ra một tác phẩm với chất lượng tương tự, thậm chí đôi khi cao hơn nhiều so với những cậu nhóc làm phim trẻ tuổi gấp 3 mình. Dù những nguồn cảm hứng này có vẻ không được đón nhận nồng nhiệt thời nay, nhưng có vẻ sự phát triển của công nghệ IMAX đã trở thành nguồn động lực cho Eastwood đưa ra một tác phẩm với nội dung quen-đến-không-thể-quen-hơn như này. Cũng như United 93 của Paul Greengrass, dù với một cái kết đỡ bi kịch hơn nhưng bộ phim vẫn khiến chúng ta cảm nhận được nỗi hoang mang sợ hãi của những hành khách trên máy bay trước sự thật mạng sống của họ có thể sẽ chấm dứt trong vài giây nữa. Trong khi đó, cơ trưởng Chesley Sullenberger, người đã có hàng thập kỉ kinh nghiệm trên không, bị đặt vào một bài kiểm tra năng lực khó khăn buộc ông phải suy nghĩ trong khoảng thời gian ngắn và đưa ra các quyết định nhanh chóng. Sully không hẳn là một tác phẩm thành công, nhưng không dễ để thoát ra một khi bạn đã bị cuốn vào nhịp độ của phim.

4. Những phân cảnh trên tàu – The Age of Shadows

Gọi toàn bộ phân cảnh có gắn với tàu trong tác phẩm xuất sắc của đạo diễn Kim Jee-won là “một cảnh hành động” có vẻ không được hợp lí cho lắm, nhưng điều này là cần thiết. Cảnh tấn công của binh lính lúc mở đầu phim, cảnh đấu súng ở nhà ga phong cách Untouchables sau đó và cảnh đánh bom cuối phim, tất cả đều phải được liệt kê vào đây, và bằng cách gọi tên “những phân cảnh trên tàu”, chúng ta có thể đề cập tới tất cả, với khoảng 6 cốt truyện khác biệt diễn ra, mỗi cái lại có một phân cảnh chạm trán hay rượt đuổi được xây dựng tài tình. Mỗi chi tiết phim đều đầy ẩn ý, đôi khi chỉ là một cái nhìn thoáng qua giữa hai đối thủ cũng có thể dẫn phát tới một thứ lớn hơn (một trận đánh trong quán bar sang trọng được chỉ định trước là cảnh đặc biệt đáng nhớ), để rồi sau đó ghép thành một bức tranh tổng thể lớn hơn, khi những cá thể riêng biệt, từ điệp viên, đặc vụ hai mang cho tới những kẻ truy đuổi gặp mặt trong những toa xe khác nhau với những cái kết cực kì táo bạo.

3. Vụ tấn công đầu tiên trên chiến trường – Hacksaw Ridge

Bạo lực, đẫm máu với tung tóe nội tạng, những cảnh giao tranh chính là thứ khiến Hacksaw Ridge của Mel Gibson thực sự sống, một điều tưởng chừng nghịch lí giữa vô vàn cái chết. Xuất sắc nhất trong số đó là phân đoạn diễn tả những nỗ lực đầu tiên từ đồng đội của Desmond Doss (Andrew Garfield) nhằm giành được chiến trường trong trận đánh ở Okinawa. Trong phân cảnh này, ta thấy có cả những khoảng lặng – hay nói đúng hơn, khoảng lắng tuyệt vọng khi những người đàn ông bôi mặt đen ngồi xuống trong những hố trú ẩn và những con chuột gặm nhấm xác chết – không chỉ góp phần khiến nội dung phim trở nên nặng nề mà còn giúp Gibson tiếp tục cho thấy những hình ảnh bạo lực, chân thực về cái chết và sự phá hoại. Được biên đạo một cách chi tiết, với những hình ảnh được chỉnh sửa tinh vi và hiệu ứng quay chậm được áp dụng một cách có hiệu quả, đây là cuộc chiến tranh như Hieronymous Bosch từng miêu tả như chốn địa ngục.

2. Trận đánh thứ Ba – Rogue One: A Star Wars Story

Rogue One là một sự trở lại vô cùng xa lạ với dải ngân hà chúng ta từng biết đến qua những phần phim trước, mô tả một khía cạnh hoàn toàn mới trong vũ trụ của George Lucas. Những cảnh hành động xuyên suốt phim đều rất tuyệt, nhưng phân cảnh nổi bật nhất hẳn là lần thứ ba khi các nhân vật nỗ lực chiếm lấy Death Star từ tay Jedha, một chi tiết không chỉ là điểm sáng của riêng phần phim này, mà của toàn bộ thương hiệu Star Wars. Edwards (Tony Gilroy, người vào vai chính trong phần phim ngoại truyện) đánh lạc hướng phần đông lính gác – Jyn (Felicity Jones) và Cassian (Diego Luna) xâm nhập vào tòa tháp, Bodhi (Riz Ahmed) bảo vệ con tàu, quân phiến loạn, cầm đầu bởi Chirrut (Donnie Yen) và Baze (Jiang Wen) trên mặt đất, và Liên Minh Nổi Dậy trên không – tất cả thực sự đã cùng nhau đóng góp cho chủ đề phim: mọi người lính, gián điệp và quân phiên loạn đều quyết tâm muốn lật đổ Empire, và mọi sự hi sinh đều là để khiến điều này thành sự thật.

1. Trận đánh ở sân bay – Captain America: Civil War

Marvel chưa bao giờ nổi tiếng với những cảnh hành động đặc sắc. Đã từng có một vài tiền lệ như: trận đánh cuối cùng trong The Avengers, một vài cảnh trong những phần trước của Captain America, nhưng đôi khi nó chỉ là những cảnh được CGI để đạt được hiệu ứng như mong muốn trong phân cảnh chiến đấu với đàn robot baasts tận ở Avengers: Age Of Ultron. Nhưng trận đánh Marvel đặc sắc nhất tính đến nay – trận đánh siêu anh hùng hay nhất, chúng tôi muốn trao cho Captain America: Civil War với trận đánh thú vị ngoài sức tưởng tượng ở sân bay. Team Cap – Chris Evans, Sebastian Stan, Anthony Mackie, Jeremy Renner, Paul Rudd và Elizabeth Olsen – đối đầu với Team Tony – Robert Downey Jr., Scarlett Johansson, Don Cheadle, Chadwick Boseman, Paul Bettany và, nhân vật lần đầu xuất hiện trong MCU, Tom Holland trong vai Spider-Man – và Russo Brothers đã khiến gần như mỗi nhịp độ trong trận đánh đều trở nên cực kì vui nhộn, bất chất những cảm xúc nặng nề ẩn sau lí do dẫn tới trận đánh. Dù là sự khôn ngoan của Spidey, trận mưa xe hơi, Hawkeye bắn ra cây tên với Ant-Man đứng trên, trận đánh tay đôi ngầu bá cháy, hay sự xuất hiện của Giant Man, tất cả đều được lồng vào cùng những câu nói giỡn, đùa nhây của các nhân vật. Đây có lẽ là điểm sáng của toàn MCU tính đến thời điểm bộ phim này ra mắt.

Và đương nhiên, còn rất nhiều phân cảnh khác có thể được cho vào danh sách, tiêu biểu có thể kể ra như cảnh giấu-xe trong Now You See Me 2, trận đánh cuối cùng trong Moana, Isabelle Huppert đánh với kẻ tấn công bịt mặt trong Elle, trận đánh cuối trong Kung Fu Panda 3, và cả Hardcore Henry và còn rất nhiều cảnh đặc sắc khác chúng tôi chưa thể kể hết trong giới hạn danh sách này được.

Nếu các bạn thấy cảnh nào đặc sắc chưa được nhắc đến trong đây, đừng ngần ngại mà không comment, chia sẻ để những người khác được biết nhé.

Nguồn: The Playlist