No Time to Die (2021) - Di sản James Bonds thời Daniel Craig

anan681 ·

Cho đến khi kỷ nguyên Daniel Craig xuất hiện đã mang đến một xu hướng mới cho loạt phim James Bond, vậy suốt 15 năm qua định nghĩa 007 đã được thay đổi như thế nào?

Một số thương hiệu phim thành công lâu dài nhờ vào sự chuyển mình theo thời đại và bắt kịp xu hướng, nhưng bên cạnh đó không ít thương hiệu phim “trung thành” với những điều quen thuộc của họ và luôn biết cách làm khán giả dễ chịu với vòng lặp đó của mình. James Bond chính là một trong số nằm ở trường hợp thứ hai được đề cập đến. Từ màn ra mắt lần đầu tiên của Sean Connery năm 1962 đến thành công lẫy lừng của Pierce Brosnan 50 năm sau, định nghĩa 007 đã được thay đổi qua vô số lần. Cho đến khi kỷ nguyên Daniel Craig xuất hiện đã mang đến một xu hướng mới cho loạt phim về điệp viên quyến rũ James Bond, vậy suốt 15 năm qua định nghĩa 007 đã được thay đổi như thế nào? 

Với những James Bond đời đầu như Sean Connery, Pierce Brosnan đã để lại không ít danh tiếng cho thương hiệu phim điệp viên này, nhưng đến khi Daniel Craig xuất hiện, kỷ nguyên của James Bond một lần nữa lại được tái thiết lập trên màn ảnh. Một James Bond chững chạc, đạo mạo và tâm lý sâu sắc hơn. Bên cạnh những lời khen “có cánh” và đánh giá tích cực từ giới phê bình lẫn khán giả, cuộc cách mạng thay đổi này cũng vấp không ít tranh cãi từ nhiều phía. Và không ít lần, khi một bộ phim của Daniel Craig ra mắt, các phiên bản điệp viên 007 lại được đem lên bàn cân đo đong đếm và so sánh. Nhưng sau tất cả, không ai có thể phủ nhận đi tất cả công sức tài cán xứng đáng của Daniel Craig đã bỏ ra cho vai diễn này suốt hơn thập kỷ qua, đặc biệt là khi phần lớn giới phê bình luôn có những đánh giá tích cực cho Skyfall Casino Royale

Khi hồi kết No Time To Die đã khép lại kỷ nguyên James Bond của Daniel Craig, hãy nhìn lại những gì mà Daniel Craig đã mang đến để thổi hồn cho Điệp viên 007 của anh suốt 15 năm qua.

1. Hình ảnh một James Bond nghiêm túc hơn

Cho đến nay, sự thay đổi rõ rệt nhất đồng thời cũng mang đến không ít tranh cãi cho thương hiệu về điệp viên 007 chính là phiên bản James Bond trong Casino Royale. Khi khán giả dần chán ngán với những câu đùa nhạt nhẽo, Eon Production đã nhận thấy điều đó và đã biến Bond của Daniel Craig trong lần xuất hiện đầu tiên trở thành một điệp viên chững chạc, có tính quyết đoán và đi kèm là những phần đen tối hơn. Trước đó, những phần phim như Moonraker Octopussy đã đưa Roger Moore vào những tình huống quá viển vông hoặc hài hước quá mức cho phép, trong khi chẳng ai cần nhìn thấy một điệp viên 007 như một chú hề đích thực trong thời đại này cả, cho đến Timothy Dalton nhận được những phản ứng dữ dội vì sự ghê rợn.

Vào cuối thời đại của Pierce Brosnan, James Bond lại một lần nữa lạc lối đâu đó trong việc tìm kiếm bản sắc cho riêng mình, nhưng không thể khá khẩm hơn với một hình tượng pha trộn giữa sự nhại lại và trò hề trong Die Another Day. 

Eon đã nhận ra được tình hình và đã một lần nữa có quyết định sáng suốt khi định nghĩa lại thương hiệu 007 qua sự xuất hiện của Daniel Craig. Một James Bond không chỉ lịch lãm mà còn có phần chững chạc, nghiêm túc và thể hiện cảm xúc chân thật hơn. Ánh nhìn nhăn nhó đăm chiêu, cái chết bi thảm của Vesper Lynd, những cảnh tra tấn tàn bạo đã đưa Bond đến gần với những hình ảnh điệp viên ở ngoài đời thực hơn là so với những hành động liều lĩnh quá mức siêu thực mà anh ấy hay thực hiện trước đây. Thực tế, sự thay đổi ban đầu này của James Bond là một điều khó khăn để được chấp nhận, nhưng sau khi ra mắt cùng một số bản phát hành sau này, Daniel Craig đã chứng minh bản thân là sẽ là người mở đầu một kỷ nguyên mới cho James Bond.  

2. “Vũ khí lợi hại” của Bond Daniel Craig mới có 

Việc 007 quay sang phe bóng tối dường như đã đem đến một cái nhìn nhận mới mẻ cho thương hiệu phim nổi tiếng này. James Bond trước đây vốn là một kẻ yêu thích bạo lực với “license to kill” là câu cửa miệng thứ ba yêu thích của anh ấy, nhưng những pha hành động thật sự hiếm khi thỏa mãn được khán giả. Bond của Timothy Dalton nếu là người đã mở màn cho những pha hành động chân thật hơn thì chính Daniel Craig là người đã đẩy yếu tố hành động lên một tầm cao khác, đầy tính cao trào. Casino Royale đã đem đến những cảnh đối đầu hết sức trần trụi đầy máu me, cuộc ẩu đả của Bond trong phòng tắm và màn tra tấn dưới bàn tay của Le Chiffre đã thể hiện một cách hoàn hảo, không ngại ngần thử thách sự khó chịu từ khán giả. 

Các phần sau của James Bond đã giảm cường độ những cảnh bạo lực, nhưng vẫn không một phụ huynh nào đủ yên tâm để con mình theo dõi các phần của điệp viên 007 của Daniel Craig. Trong khi đó, nhiều thiết kế của Eon với sự đầu tư từ các nhà sản xuất đã từng mong muốn mô phỏng thành công rực rỡ của The Bourne Identity, một bộ phim gợi nhiều cảm hứng và có cùng thể loại với điệp viên 007. Judi Dench đã từng đề cập Craig như một loại “vũ khí lợi hại” đã khắc họa Bond một cách trần trụi hơn trong sự nghiệp đẫm máu của một điệp viên hơn là phủ một ánh hào quang lộng lẫy cho nó. 

3. Sự thiếu vắng của các vũ khí gián điệp từ Q

Pocket Lint
Pocket Lint

Tất nhiên là không thành vấn đề khi để những câu chuyện của siêu điệp viên này lại tạo lặp một vòng hành động quen thuộc, nhưng sẽ không thể tạo được thêm được những đột phá mới mẻ nào trong thương hiệu phim nổi tiếng này nếu chỉ để James Bond của Daniel Craig dừng lại ở việc đóng gói trong một súng phóng tên lửa mini hay “bay lượn” dưới nước với tàu lặn hình cá sấu. Để có thể để lại nhiều trải nghiệm bứt phá hơn, Q cần nhiều vũ khí lợi hại hơn thế nữa. Nhưng một thiết bị điên rồ đã ra mắt trong Casino Royale đó chính là một máy khử rung tim nhỏ, hầu như không tạo được nhịp đập trong thực tế, và sau đó Q vẫn vắng mặt hoàn toàn cho đến lần xuất hiện lại trong Skyfall (2012) trong hình hài nam diễn viên Ben Whishaw. Ngay cả khi đó, chuyên gia công nghệ của MI6 vẫn giữ mọi thứ nghiêm ngặt, chỉ trao cho Bond một khẩu Walther PPK và một máy phát vô tuyến. Whishaw đã đáp lại sự thất vọng của James Bond một cách hài hước khi hỏi anh ấy mong đợi gì ngoài những thứ đó, về một chiếc bút phát nổ chăng? 

Đối với khán giả yêu thích siêu điệp viên 007, những vũ khí lợi hại là một phần không thể thiếu để tạo nên thương hiệu đẳng cấp của James Bond. Tuy nhiên, sự lạm dụng của các vũ khí tối tân đôi khi cũng mang đến không ít những phiền toái ngoài mong đợi cho nhân vật này, càng nhiều tiện ích khiến chúng dần trở nên điên rồ hơn, như phiên bản James Bond của Pierce Brosnan đã lái chiếc siêu xe Aston Martin tàng hình. Bond của Daniel Craig đã cho các vũ khí của Q “nghỉ ngơi” một khoảng thời gian hợp lý, để đến khi một thiết bị mới xuất hiện như chiếc máy bay gấp khúc được giới thiệu trong No Time To Die đã đem đến một tác động rõ rệt và mạnh mẽ hơn đến cảm nhận của các khán giả yêu thích thương hiệu siêu điệp viên này. 

4. Sự thay đổi hình tượng của các Bond girl

James Bond 007
James Bond 007

Các “bóng hồng” đi qua đời những James Bond ban đầu chỉ với mục đích đơn thuần là “những phần thưởng” thỏa mãn tính chinh phục trong phương diện tình dục của họ. Nhưng nhờ vào đặc điểm tính cách nổi trội của siêu điệp viên 007 là sự hào hoa phóng túng của mình, hình ảnh các nhân vật nữ càng về sau xuất hiện với khoảng thời lượng nhiều hơn và điển hình hóa việc xây dựng sự thay đổi của các nhân vật nữ qua từng thời kỳ James Bond. Có thể nhìn nhận sự thay đổi này nhen nhóm qua các nhân vật nữ ấn tượng như May Day của Grace Jone, Tracy của Diana Rigg, nhưng có vẻ phải đến tận thời đại của Daniel Craig, thời đại xóa bỏ những khuôn mẫu quy chụp về người đàn ông hiện đại thì James Bond đã ngừng trở thành việc đại diện cho sự phân biệt giới tính trong điện ảnh. 

Mối quan hệ của siêu điệp viên 007 với Vesper Lynd (Eva Green) chắc chắn là một việc đáng ghi nhớ, khi mỹ nhân được cho là người phụ nữ Bond dành tình yêu sâu đậm nhất. Dù bị phản bội, James Bond vẫn nhớ đến và dằn vặt về cô trong những phần phim sau. Còn về vai diễn của Monica Bellucci được đánh giá là Bond girl có lứa tuổi phù hợp nhất khi xuất hiện cùng Daniel Craig, sau khi sự việc chênh lệch tuổi tác giữa Roger Moore và các "Bond girl" thời ông đã gây nên nhiều tranh cãi lùm xùm trước đó. Cuối cùng, No Time To Die với sự trở lại của nhân vật Madeleine Swann (Léa Seydoux thủ vai) có thể nào phá bỏ khuôn mẫu của một hình tượng Bond girl quen thuộc và đạt được bước đột phá mới mẻ trong cuộc đời của siêu điệp viên lừng danh này. 

5. Sự tiếp nối các phần phim được đánh dấu từ sau Casino Royale 

FilmInk
FilmInk

Trước Daniel Craig, James Bond đã từng trải qua 6 đời diễn viên với những cái tên đình đám của Hollywood như Sean Connery, David Niven, George Lazenby, Roger Moore, Timothy Dalton, Pierce Brosnan. Trong hầu hết các phần phim, câu chuyện của James Bond đều được xây dựng một cách độc lập, khán giả không cần biết về 007 trước đó vẫn có thể thưởng thức trọn vẹn bộ phim vì hầu hết các hậu quả từ cái kết không ảnh hưởng gì đến những phần tiếp theo. 

Khi Daniel Craig bắt đầu kỷ nguyên mới của mình trong thương hiệu phim, Bond bắt đầu có quá khứ của mình. Khác với các phần phim khá độc lập trước đó, Spectre lại đánh dấu sự chạm mặt của Bond với tổ chức S.P.E.C.T.R.E, đưa tổ chức này trở lại với bộ phim sau hồi kết của Diamonds Are Forever (1971). Sau đó kết nối tất cả phần phim có sự góp mặt của Craig tạo nên một cốt truyện gắn kết với các phần phim trước. Sự hiện đại hóa nhân vật cũng như liên kết cốt truyện này là dấu hiệu cho thấy sự tham vọng của Hollywood để tạo nên các phần phim tiếp theo và hướng đến một vũ trụ chung nào đó, nhưng những câu chuyện lớn hơn sẽ luôn cần nhiều sự phức tạp hơn và điều đó có hiệu quả với siêu điệp viên 007 trong tương lai? 

6. Bond không chỉ đơn thuần là một điệp viên nữa

Guardian
Guardian

James Bond có sự phân tách rõ ràng giữa việc trở thành một siêu điệp viên chuyên nghiệp và một người đàn ông, nhưng chính Daniel Craig đã dần thu hẹp khoảng cách này. Nhiệm vụ của 007 trong kỷ nguyên mới này chính là biến nhân vật chính dần trở nên giống với một con người chân thật, gần gũi với đời sống hơn. Bản ngã lãng mạn bất khả chiến bại, người mà người xem muốn ở bên hoặc trở thành anh ta đã ra đi, và thế chỗ là một anh hùng đầy khiếm khuyết che giấu sự tắm tối trong mình dưới hàng ngàn bộ quần áo lịch lãm của anh ta. Những động thái thay đổi tinh vi hơn theo hướng này đã được thực hiện dưới thời đại của George Lazenby và Timothy Dalton, nhưng phải đến khi Daniel Craig bước vào khung hình, chúng mới có sức ảnh hưởng sâu sắc và to lớn. Sự bất tuân của Craig làm anh ta trở thành một người hùng được mến mộ, trong khi cảm xúc của Bond không còn được chôn vùi dưới hàng lớp nam tính độc hại những người tiền nhiệm phải khoác lên mình. 

DW
DW

Daniel Craig chính xác đã biến James Bond trở thành một bước ngoặt vĩ đại trên con đường sự nghiệp của mình. Và Bond của Daniel Craig chắc chắn sẽ không giống với phiên bản của bất kỳ một ai khác. Trong No Time To Die, chính Daniel Craig đã một lần nữa chứng minh cho khán giả thấy anh ấy đang nhân cách hóa nhân vật của mình và chính anh ấy đã trở thành một biểu tượng mới trong dòng phim điệp viên.

Nguồn: ScreenRant