Tổng hợp 20 phim hoạt hình ngắn của Pixar - Từ Wally B. của 1984 đến Bao của 2018 (P.4)

Tin điện ảnh · KNTT ·

Phần cuối cùng của loạt bài tổng hợp 20 hoạt hình ngắn Pixar!

Sau phần 1, phần 2, và phần 3, dưới đây là phần cuối cùng của loạt bài tổng hợp 20 hoạt hình ngắn Pixar.

16. Lava (2014)

Được truyển cảm hứng bởi vẻ đẹp thô sơ của những hòn đảo nhiệt đới và sức lôi cuốn bùng nổ của những ngọn núi lửa giữa lòng đại dương, Lava là một câu chuyện tình yêu âm nhạc diễn ra trong khoảng thời gian hàng triệu năm.

Khi hai ca sĩ Hawaii truyền thống Kuana Torres Kahele và Napua Greig gặp nhau lần đầu ở phòng thu âm, họ phát hiện ra họ lớn lên và cùng học tại trường Hula, và đó được gọi là “anh chị em Hula.”

Nhà làm phim James Ford Murphy ban đầu trình bày ý tưởng của Lava đến Pixar và người đứng đầu Walt Disney Animation Studio John Lasseter bằng cách chơi bài hát mà ông tự sáng tác trên cây đàn ukelele. “Đó là một trong những mục tiêu của tôi, để xem liệu tôi có thể kể một câu chuyện hoàn toàn bằng một bài hát”

17. Sanjay's Super Team (2015)

Trong Sanjay's Super Team, họa sĩ xuất sắc Sanjay Patel đã dùng những trải nghiệm của riêng ông để kể một câu chuyện về một cậu bé thuộc thế hệ Mỹ - Ấn đầu tiên với tình yêu đành cho văn hóa phương Tây trở nên mâu thuẫn với những truyền thống của cha cậu.

Sanjay bị cuốn hút bởi thế giới hoạt hình và truyện tranh, trong khi cha cậu cố gắng giúp cậu làm quen với những truyền thồng của Ấn Độ giáo (Hindu). Sự buồn tẻ và miễn cưỡng dần trở thành một cuộc phiêu lưu kỳ thú khi cậu bé lao vào một chuyến hành trình cậu chưa bao giờ tưởng tượng ra, và quay trở lại với một cái nhìn mới mà cả hai đều có thể phát huy.

Những vị thần trong Sanjay's Super Team đã được thổi hồn trong hàng ngàn năm ở Ấn Độ qua những vở kịch và các màn nhảy múa. Để tạo ra sự chuyển động của các vị thần Hanuman, Durga, và Vishnu, các nhà làm phim đã nghiên cứu các truyền thồng nhảy múa cổ xưa của Ấn Độ đó là Bharatanatyam, Odissi, và Kathakali.

Để có được một cảm giác đến từ thế giới khác, đạo diễn Sanjay Patel đã đề nghị ánh sáng ở thế giới được khai sáng này hành xử khác đi so với những luật lệ ở thế giới “bình thường” của chúng ta. Để làm cho ánh sáng ở thế giới của các vị thần mang một cảm giác kỳ lạ, các nhà làm phim đã phá bỏ đi nhiều định luật vật lý thông thường, và bắt ánh sáng phải hoạt động theo một quy luật hoàn toàn khác biệt.

18. Piper (2016)

Piper kể về câu chuyện của một chú chim choắt (sandpiper) nhỏ đói bụng rời xa tổ của cô để đào kiếm thức ăn bên bờ biển. Vấn đề duy nhất là thức ăn lại được chôn cất bên dưới bãi cát nơi mà những cơn sóng đáng sợ cứ vỗ vào bờ biển.

Sau khi quan sát loài chim choắt phản ứng với những cơn sóng và chạy trên bãi biển, đạo diễn Alan Barillaro đã được truyền cảm hứng để thiết kế nhân vật chính của Piper – chú chim choắt nhỏ bé với nỗi sợ đối với nước nhưng lại không dám mạo hiểm đối mặt với nó để tìm kiếm thức ăn.

Quá trình sản xuất bắt đầu như một nỗ lực để tạo nên một công cụ thiết kế hoạt hình có thể cung cấp những phương án sáng tạo bổ sung cho quá trình làm phim của hãng. Đội ngũ phát triển phần mềm của Pixar tạo ra một bài thử nghiệm ngắn sử dụng loài chim choắt trên bãi biển. Bài thử nghiệm này sau đó đã được phát triển thành một bộ phim ngắn hoàn thiện.

19. Lou (2017)

Khi một cậu bé bắt nạt hay lấy đi đồ chơi và phá hỏng giờ nghỉ giải lao của những đứa trẻ khác, chỉ duy nhất một thứ đứng ra ngăn chặn cậu ta: chiếc hộp “đồ thất lạc” (lost and found)

Đối với đạo diễn Dave Mullins, người thường hay chuyển nhà khi còn trẻ, tạo ra một nhân vật bí ẩn là cảm hứng ban đầu cho bộ phim ngắn của ông Lou.

Những ngày đầu của một học sinh mới ở trường có thể rất cô đơn và đáng sợ. Mullins nhớ lại “Bạn cảm thấy vô hình vì bạn không biết những đứa trẻ khác hoặc bạn cảm thấy xấu hổ và bạn muốn trở nên vô hình. Tôi nghĩ rằng sẽ rất tuyệt vời nếu như có một nhân vật có khả năng ẩn mình đi.”

Lou phải xử lí hành vi không tốt bụng của kẻ bắt nạt ở sân trường JJ., một cậu bé vẫn chưa nhận ra rằng cho đi sẽ tốt hơn là lấy của người khác.

“Những kẻ bắt nạt thường hay giả vờ như vậy bởi vì họ kỳ quặc hay họ còn trẻ và chưa có một định hướng về cách hành xử sao cho đúng đắn. Theo một cách kỳ lạ, đôi lúc họ cũng cảm thấy vô hình,” Mullins nói. “Nếu bạn có thể tìm ra động cơ của họ là gì, có thể bạn sẽ giải quyết được một vài thứ.” “Đó là điểm mà tôi thích ở Lou: Hạnh phúc thật sự đến từ việc cho đi,” vị đạo diễn nói. “Lou khiến cho J.J. hiểu được điều đó.”

20. Bao (2018)

Trong Bao, một người mẹ Trung Quốc đang già đi phải chịu căn bệnh “nhớ con” nhận được một cơ hội được làm mẹ khác khi một trong những cái bánh bao của bà sống dậy thành một cậu bé bánh bao đầy sức sống và cười rúc rích. Người mẹ hào hứng đón chào niềm vui mới này vào cuộc đời của bà, nhưng Bánh Bao bắt đầu lớn nhanh, và người mẹ phải nhận ra sự thật cay đắng rằng không thứ gì sẽ dễ thương và nhỏ nhắn mãi mãi. Bộ phim ngắn này từ hãng phim Pixar và đạo diễn Domee Shi khám phá những thăng trầm của mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái qua lăng kính đầy màu sắng và ngon miệng của cộng đồng người Trung Quốc di cư ở Canada.

Hết.

Nguồn: Pixar