Tổng hợp 33 Easter Eggs xuất hiện trong Toy Story 4

Tin điện ảnh · Maii ·

Pixar rất thích làm phim hoạt hình chứa đầy Easter Eggs, và Toy Story 4 cũng không ngoại lệ.

Kéo xuống để xem tiếp

Bất cứ fan cứng của phim Pixar nào cũng biết, các phim của Pixar thường chứa đựng rất nhiều Trứng Phục Sinh và Toy Story 4 cũng không ngoại lệ.

Ảnh: IMDb
Ảnh: IMDb

1. Phim mở đầu bằng cảnh flashback 9 năm về trước, giải thích sự mất tích của Bo Peep trong Toy Story 3. Lần cuối khán giả thấy Bo Peep là khi cô đang hát cùng Woody, Buzz, Jessie và Wheezy trong Toy Story 2, nhưng fan phàn nàn rằng không rõ cô bị bể rồi hay đã được cho đi.

2. Biển số xe hơi bên ngoài là RMR F97. Biển số xe thường là “địa điểm” yêu thích của các nhà làm phim để ẩn Trứng Phục Sinh. RMR F97 là dòng lệnh đã xóa mất bộ phim Toy Story 2 trên máy tính, khiến bộ phim phải dùng file dự phòng để khôi phục.

Ảnh: IMDb
Ảnh: IMDb

3. Bo Peep hỗ trợ Woody giải cứu RC trong một đêm mưa bão. Các nhân vật trong cảnh này chuyền tay nhau một cái thẻ để làm nâng các nhân vật đồ chơi lên cửa sổ. Trên tấm thẻ này có vẽ hình Kỳ Lân 7 màu (Rainbow Unicorn) của Inside Out.

4. Nếu nhìn kỹ vào phía sau phòng học lúc Bonnie tạo ra Forky thì một trong số các hộp các tông của các học sinh này thuộc về Anton, có thể đang nói đến nhà phê bình ẩm thực Anton Ego trong Ratatouille.

Ảnh: IMDb
Ảnh: IMDb

5. Trong phòng của Bonnie có vài món đồ tương tự như giấy dán tường của Andy trong Toy Story, cũng như trong các phim tiếp theo như ga trải giường in hình trang trí phong cách tên lửa Pizza Planet và các ngôi sao Pixar trông giống như trong phim gốc.

6. Chiếc xe chở cả gia đình Bonnie là chiếc tri-county RV. Trong Toy Story 2 cũng có một sân bay tên Tri-county International, và một nơi xử lý rác thải tên Tri-County Landfill.

Ảnh: IMDb
Ảnh: IMDb

7. Một trong các địa điểm mà gia đình Bonnie đi ngang qua trông rất giống thiết kế gốc của căn nhà trong The Incredibles.

8. Woody và Forky trong phim vô tình đi đến Tiệm đồ cổ Second Chance. Tiệm này được thành lập năm 1986, cùng năm thành lập với Pixar.

Ảnh: IMDb
Ảnh: IMDb

9. Thêm nữa, địa chỉ của tiệm đồ cổ là ở số 1200. Trụ sở chính của Pixar cũng nằm ở số 1200, Park Avenue, Emeryville, California.

10. Bên ngoài tiệm đồ cổ là chiếc xe vận chuyển Ship It. Đây cũng là công ty vận tải xuất hiện trong Toy Story of Terror.

Ảnh: IMDb
Ảnh: IMDb

11. Bên trong tiệm đồ cổ là nơi chứa rất nhiều các Trứng Phục Sinh liên quan đến các phim của Pixar, chẳng hạn như một chiếc máy hát cổ đang phát bản nhạc từ Chalupa Records (trong Coco).

12. Trong tiệm cũng có cảnh thoáng qua các hình trang trí trang trí Tiki Head từ bể cá trong Finding Nemo.

Ảnh: IMDb
Ảnh: IMDb

13. Bo Peep lúc đi cứu cừu của mình có một cảnh lướt ngang một chiếc đĩa cổ có biểu tượng Celtic từ phim Brave. Chiếc đĩa này cũng xuất hiện trong nhiều cảnh khác.

14. Một chiếc máy bay màu vàng đồ chơi được treo cạnh cửa sổ trông rất giống Sun Wing của phim Planes.

15. Trong phim còn có các kỷ niệm chương từ văn phòng của Gusteau trong Ratatouille và các đồ nội thất trong The Incredibles.

16. Nếu nhìn kỹ vào chùm chìa khóa mà bà chủ của tiệm đồ cổ đang cầm thì đấy là bản sao Keyblade của Sora trong Kingdom Hearts. Một Trứng Phục Sinh nho nhỏ dẫn tới Kingdom Hearts 3 – tựa game sắp tới của Square Enix.

17. Toy Story 4 cũng có Trứng Phục Sinh liên quan đến phim The Shining. Từ chiếc thảm, cho đến bảng số xe rác, phim của Stanley Kurich đã được nhắc đến rất nhiều trong các phim Toy Story. Với phần 4 thì chúng ta có bản nhạc Midnight, the Stars and You do Ray Noble và dàn nhạc của ông biểu diễn. Đây cũng là bài nhạc phát lên cuối phim The Shining, camera thu nhỏ lại từ một bức ảnh có sự xuất hiện của Jack trong phòng khiêu vũ của khách sạn Overlook. Các fan cũng gợi ý rằng địa chỉ số nhà của bà lão bị Ducky và Bunny tấn công (trong tưởng tượng) là 237. Vậy nên nhớ để ý kỹ nhé.

18. Phản diện của tiệm đồ cổ là một đám đồ chơi cũng cổ nốt. Búp bê rối Benson trông rất giống rối Slappy của Goosebumps. Còn Gabby Gabby thì có cái nơ màu vàng và bộ váy của Chatty Cathy, búp bê xuất hiện vào những năm thập niên 1950.

Ảnh: IMDb
Ảnh: IMDb

19. Combat Carl cũng trở lại trong phần này. Combat Carl lần đầu góp mặt là lúc bị Sid hành hạ trong Toy Story. Phiên bản này là phiên bản giống Carl Weathers trong Toy Story of Terror. Có tin đồn rằng John Lasseter muốn dùng đồ chơi của GI Joe trong Toy Story gốc, nhưng Hasbro buồn một tẹo vì đồ chơi của họ sẽ bị nổ tung trong phim, nên họ chế ra một nhãn hiệu đồ chơi khác.

20. Buzz khi đi giải cứu Woody đã bay trúng vòng quay tàu lượn màu tím vàng, cùng màu với Zurg – kẻ thù của cậu trong Toy Story.

21. Gần đu quay có một vòng quay ngựa gỗ với gây dù màu tím vàng có thiết kế trông y hệt bông hoa nhiệm màu của phim Tangled.

Ảnh: IMDb
Ảnh: IMDb

22. Một quầy đồ chơi ở công viên được gọi là Jet Stream, nói với nhân vật có bí danh Strut Jetstream trong Planes.

Ảnh: IMDb
Ảnh: IMDb

23. Công viên này cũng là nơi Bo Peep bị gẫy tay, có thể là Trứng Phục Sinh liên quan đến The Empire Strikes Back với phân cảnh nổi tiếng Luke Skywalker bị chém đứt tay. Đây là phim thuộc thương hiệu Star Wars của LucasFilm, vốn đang thuộc về Disney.

24. Cừu ba đầu của Bo trong một cảnh có mang đến cho cô một cái nắp chai và một cái kim tây. Đây là Trứng Phục Sinh liên quan đến phim Up. Nhân vật Russell cũng nhận được chứng nhận hướng đạo sinh là một cái nắp chai y hệt thế.

25. Ở công viên cũng là nơi Buzz bị kẹt trong trò bắn súng hơi lấy quà và gặp Ducky cùng Bunny. Các món quà khác trong cảnh này là đàn guitar của Coco, cái nón màu xanh biển với logo Pizza Planet, tên lửa có logo của banh Luxo và một món đồ chơi nhồi bông ngọn lửa giận dữ màu đỏ vàng rất giống Anger trong Inside Out.

Ảnh: IMDb
Ảnh: IMDb

26. Thấy Duke Caboom trông quen quen không? Đây là nhân vật đã xuất hiện trong Incredibles 2 - món đồ chơi trong nôi của Jack-Jack.

27. Bo và Woody cảnh bước vào một câu lạc bộ bí mật của tiệm đồ cổ, chúng ta thấy một tấm bảng trang trí Catmull’s’ Cream Soda, đặt theo tên của Ed Catmull, giám đốc điều hành lâu năm của studio sẽ không đảm nhận chức vụ này nữa sau Toy Story 4.

28. Bo ấn một cái nút trông như đồng 25 cent trên máy đánh bạc để bước vào câu lạc bộ. Số 25 xuất hiện khá nhiều trong phim và là Trứng Phục Sinh liên quan đến Lee Unkrich, người chia tay với Pixar trong năm 2019 sau 25 năm gắn bó.

29. Trong câu lạc bộ, chúng ta được gặp Tinny, xuất hiện trong Tin Toy của Pixar năm 1988, và Franklin, một con đại bàng trong Toy Story Toons.

30. Giọng của Mr. Potato Head là giọng của Don Rickles mặc dù nam diễn viên đã qua đời vào năm 2017. Ông đã ký hợp đồng với phim này trước khi mất, và giọng của ông được tạo ra nhờ sự kết hợp giữa giọng của ông trong nhiều phim ngắn, trò chơi điện tử và giọng lồng tiếng trong công viên giải trí.

31. A113 tiếp tục xuất hiện trong phim. A113 là một inside-joke (trò đùa mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu), Trứng Phục Sinh đề cập đến lớp học thiết kế đồ họa và hoạt hình mà John Lassester, Tim Burton và Brad Bird từng theo học. (Cả 3 đều là những người đã và đang gắn bó với Disney và Pixar).

32. Chiếc RV trong một cảnh đã dừng tại trạm xăng Dinoco Gas, cũng là tên trạm xăng mà Woody và Buzz từng xuất hiện trong phim gốc Toy Story.

33. Cuối cùng thì nếu nhìn thật kỹ poster của phim, chúng ta sẽ thấy Trứng Phục Sinh liên quan đến Up. Một bức hình trên tường phía sau các món đồ chơi là hình mấy con chó chơi bài poker, cùng giống chó mà Russell vô tình gặp khi đang cầm một chùm bong bóng.

Nguồn: Insider