Xếp hạng 44 bộ phim Marvel từ tuyệt vời đến tệ hại (phần 2)

Tin điện ảnh · Moveek ·

Phần 1 của loạt bài đã giới thiệu đến các bạn 20 bộ phim xếp hạng tệ nhất và tiếp theo sẽ là danh sách 24 bộ phim hấp dẫn phải xem của Marvel.​ Theo bạn thì bộ phim nào là bộ phim hay nhất?

24.The Amazing Spider-Man 2 (2014)

Đa số các fan của phần 1 đều bỏ rơi phần 2 do lượng lớn một cách ngớ ngẩn các ác nhân (Paul Giamatti là Rhino?!) để biện minh cho tình yêu trong sáng gữa Peter và Gwen Stacy.

23. Iron Man 3 (2013)

Có vài bộ phim siêu anh hùng chịu thất bại do có quá nhiều nhân vật phản diện. Trong trường hợp của Iron Man 3 thì có quá nhiều anh hùng. Không ai tự hỏi là tại sao với chừng đó bộ giáp thì Tony Stark có thể làm mấy phi vụ của mình mà không cần tốn công chui vào một bộ tương tự à? Và cái kết có vẻ quá gợi hình cho dấu hiệu xin ngừng cuộc chơi của Iron Man.

22. Hulk (2003)

Ai cũng mong đợi một phim Hulk như kiểu Crouching Tiger, Hidden Dragon của Ang Lee. Và đương nhiên là phim có những điểm nhấn khá đặc sắc như cách chia màn hình ra để tả từng khung truyện khác nhau trong phim, nhưng nó không thể nào địch lại với các diểm yếu như: “Hulk dogs” (Really?), kịch bản lằng nhằng. Và vai diễn Bruce Banner của Eric Bana có vẻ thua xa so với những người theo sau.

21. Blade II (2002)

Các nhà làm phim đã đi một nước không thể khôn ngoan hơn khi đưa bộ phim này cho Guillermo del Toro, được biết đến nhờ các phim kinh dị điển hình như CronosThe Devil’s Backbone. Với các cảnh máu me tung tóe, nhà làm phim đã biến Blade thành viễn cảnh cho Hellboy.

20. X-Men: First Class

Có thể nói bộ phim này đi đúng đường mà cũng đi hơi sai hướng. Rõ ràng là việc để James McAvoyMichael Fassbender thủ vai Professor Xavier và Magneto khi còn trẻ là một nước đi đúng. Nhưng sự thiếu trí tưởng tượng cho việc dàn bối cảnh vào những năm 60 khi bỏ qua nhiều gợi ý về thời đó, và kịch bản “Đi cứu đàn bò trên đường tới lò mổ” khá là kinh điển của các phim siêu anh hùng thời này là những yếu tố khó có thể bỏ qua và có thể nói phần nào làm giảm mạnh sự hấp dẫn của phim.

19. The Incredible Hulk (2008)

Edward Norton có vẻ hợp khi thủ vai kẻ bạo lực da màu to lớn hơn Eric Bana vài năm trước. Và theo kịch bản, vài năm trốn ở Rio có vẻ thích hợp để tái thiết bộ phim này. Cho dù là thế thì bộ phim cũng không vẽ lên một bức tranh tươi đẹp khi Hulk làm anh hùng đơn độc. Mark Ruffalo khi thủ vai Hulk trong Avenger đã sáng chói hơn tất cả các đồng nghiệp khác của mình, cho thấy là nhân vật này tốt nhất khi diễn “theo bầy đàn”.

18. Thor (2011)

Mặc dù đây là một bộ phim nói về một nhân vật có thể nói là “Thanh niên nghiêm túc nhất” trong dàn hậu cung Avengers của S.H.I.E.L.D, Chris Hemsworth đã lột tả thành công người anh hùng/vị thần cơ bắp cuồn cuộn trong thần thoại Bắc Âu trong một bộ phim có vẻ vui tươi nhưng không kém phần mưu mô xảo quyệt của Loki (Tom Hiddleston). Và làm sao bạn có thể nói một bộ phim siêu anh hùng như thế này là dở khi một vị siêu anh hùng muốn mua một con ngựa trong cửa hàng thú nuôi chứ?

17. The Wolverine (2013

Cuối cùng thì cũng có một bộ phim siêu anh hùng kinh điển (và thầm nhắc nhở là kể cả trong những đầu truyện hằng tháng cũng có những chi tiết gay cấn và các mối nguy hiểm chết người) Nếu đây là lần đầu lên phim của Wolverine thì sự nghiệp của Hugh Jackman sẽ khởi đầu từ bộ phim này.

16. Iron Man 2 (2010)

Đầy hành động và khôn lỏi ăn hôi từ phần trước. Phần 2 của Iron Man làm khó dễ với các cảnh chết chóc mà thật tình là làm bộ phim khá nhàm chán. Mickey Rouke đã vạch đường cho Iron Man 3 đầy tham vọng với siêu phản diện ảo diệu The Mandarin với cảnh choảng nhau khá là kịch tính với Whiplash.

15. X-Men: Days of Future Past (2014)

Có vẻ hơi khó để theo sát nội dung của phim phải không nào? Nhưng bộ phim mang tính du hành thời gian này cũng dễ nuốt vì có giải thích tường tận nguồn gốc của các nhân vật từ cả 2 phần của dòng thời gian, đồng thời giới thiệu thêm nhân vật Quicksilver, thủ vai bởi Evan Peters. Khó có thể biết chắc là sự tương thích dòng thời gian nói trên còn được nguyên vẹn trong X-Men: Apocalypse tháng năm này hay không.

14. The Amazing Spider-Man

Có lẽ là quá sớm để tái khởi động một bộ phim (không áp dụng với trường hợp Hulk), nhưng nhìn về mặt tích cực thì Andrew Garfield đã đưa sự thông minh và trí tài của con người thế kỉ 21 vào một bộ phim về cậu bé dậy thì 60 năm (từ truyện tới phim) với vấn đề về tâm lý.

13. Deadpool (2016)

Là một bộ phim được đánh giá cao quá mức (với mấy trò đùa chim chuột, bạo lực, Ryan Reynolds chọc khán giả cười bằng cách chế giễu chính Ryan Reynolds, rồi còn doanh thu nữa kìa) cho dù là một bộ phim khá buồn cười với mấy trò vui so với các phim siêu anh hùng khác. Người ta khó mà cân bằng được giữa sự sắc sảo chung mà đồng thời vẫn tìm được cơ hội tạo chi tiết gây hài, khi mà người ta biết rằng yếu tố R-rating cũng đóng vai trò quan trọng với sự thành công của Deadpool.

12. Guardians of the Galaxy (2014)

Bộ phim này ban đầu được đánh giá khá cao, mặc nhiên có những lúc trông nó khá bình thường với một bộ phim siêu anh hùng, nhưng tổng quan là được đánh giá cao. Nhân vật có vẻ là hơi nổi loạn và quậy phá, nhưng tác giả cũng không quên vẽ lên một bức tranh của một vũ trụ với các chủng loài thật sự, chứ không có vẻ kĩ xảo mấy. 

11. Captain America: The First Avenger (2011)

Một trong những nhân vật chán nhất truyện tranh Marvel đã nhanh chóng trở thành nhân vật được ưa thích nhất trong loạt phim Marvel nhờ tài diễn xuất chuẩn-không-cần-chỉnh và số đo 3 vòng tuyệt hảo của Chris Evans (hên là Marvel không cấm cửa anh chàng này sau Fantastic Four) và việc phản đối của đạo diễn đối với các chiêu trò quảng cáo nước Mỹ một cách thái quá.

10. Big Hero 6 (2014)

Bạn nghĩ đây không phải là một tác phẩm của Marvel? Thế thì bạn đã lầm to, nhưng cũng khó trách vì nhà làm phim không muốn đề cập tới xuất xứ của cốt truyện nhằm tránh sự ảnh hưởng thông thường của các phim Marvel. Có thể nói đây là một bộ phim về một nhóm siêu anh hùng, nhưng cũng có thể nói cốt truyện đi sâu vào việc một cậu nhóc đang đau buồn và muốn sửa chữa một con robot được thừa kế làm bằng nhựa dẻo thích soi mói về mặt tình cảm. Nghe có vẻ giống như những phim hoạt hình trẻ con mà kể cả người lớn cũng muốn xem. 

9. Avengers: Age of Ultron (2015)

Thoạt nhìn thì giống như một bộ phim hoạt cảnh nói về việc tìm hiểu lý do vì sao tất cả các siêu anh hùng này có thể ngồi chung một phòng mà không bị cái tôi khổng lồ khống chế rồi đánh đấm loạn xạ nát mảnh không-thời gian ra. Nhưng Ultron là một nhân vật phản diện đầy bất ngờ, cuốn hút và thông minh, xảo trá hơn người (see what I did there?), và vô tình tạo ra mốt siêu anh hùng, Vision, một loại siêu anh hùng rất khác với tất cả các siêu anh hùng còn lại. 

8. Ant-Man (2015)

Một hình ảnh người siêu anh hùng giản dị mà nghèo khó này đã đạp bẹp “trái bong bóng” tự tôn của các siêu anh hùng khác một cách nhanh chóng. May thay cho các nhà làm phim đã tránh được bi kịch có thể dẫn tới nếu tiếp tục chạy theo kịch bản cũ kĩ.

7. X-Men (2000)

Xin lỗi Blade chứ bộ phim năm 2000 này của Bryan Singer xứng đáng được khen ngợi (hoặc chê bai, đường nào cũng đúng) vì đã kéo bộ phim siêu anh hùng này ra khỏi chuỗi ngày dài dai dở dưới trướng DC và tự tay tạo nên 1 “đế chế” như bây giờ. Sự việc này cũng đồng thời tạo nên một nguồn tiền lớn cho cha đẻ của nhân vật này như Stan Lee, Jack Kirby và những người khác. Từ thời điểm này trở đi, Batman và các đồng đội Justice League sẽ phải làm việc cật lực hơn để có tên trên màn ảnh lớn.

6. X-Men 2 (2003)

Chuyển thể từ một trong những bộ truyện hấp dẫn nhất Marvel, tập phim thứ 2 của X-Men đã thể hiện sự sâu sắc trong các cốt truyện riêng của các nhân vật, cả mới lẫn cũ. 

5. Spider-Man (2002)

Ra mắt sau X-Men những 2 năm, nhưng bộ phim Spider-Man đầu tiên trong năm bộ (và có thể còn tiếp) như một quả tên lửa, biến thể loại phim siêu anh hùng thành thể loại ưa thích của các fan cuồng. Tuy nhiên sau đó gần một thập kỉ thì Marvel đã cân nhắc tái chuyển thể bộ phim này với 1 lượng lớn kỉ xảo. 

4. Captain America: The Winter Soldier (2014)

Sau cốt truyện từ thế chiến thứ II, các nhà làm phim tiếp tục khai thác hình ảnh siêu chiến binh từ thời Hitler, bị sốc văn hóa của thế kỉ 21 sau khi được rã đông bằng cách…cho anh ấy đối đầu với một trời thuyết âm mưu. Bộ phim đã làm khán giả (một cách rất ngụ ý) nghi ngờ về chính quyền đương nhiệm với các quyền lực khó mà đong đếm được, giống với việc mà Captain America phải trải qua.

3. Iron Man (2008)

Trong khi Spider-Man của Sam Raimi vẽ nên giấc mơ về một sự giải phóng với các siêu năng lực trong phim của các cô cậu mọt truyện thì hình ảnh Iron Man được thể hiện bởi Robert Downey, Jr. lại vẽ nên ước mơ trong giai đoạn tiếp theo của tuổi dậy thì, khi các fanboy/fangirl không chỉ khao khát các sức mạnh siêu nhiên để chống chọi lại cái ác, mà còn là sự dám đương đầu với hiểm nguy. Đạo diễn Jon Favreau là con người duy nhất phù hợp với bộ phim này, với một bên tay là thế giới Zathura diệu kì, bên còn lại để tạo ra hình ảnh của một tay chơi tỉ phú đương thời.

2. Spider-Man 2 (2004)

Theo lẽ thường thì các sequel truyện tranh thường khó có thể vượt qua các sequel trước đó (không áp dụng với trường hợp Batman). Nhưng tập phim Spider-Man thứ 2 của Sam Raimi đã cải tiến về các pha hành động lẫn các hiệu ứng trong phim, trong khi bộ phim tả cho chúng ta thấy 1 trong các siêu ác nhân được ưa thích của vũ trụ Marvel. Các chuyển biến tâm lý hồi hộp của Doctor Octopus được thể hiện một cách thành công nhờ tài diễn xuất của Alfred Molina, vẽ nên một bức tranh hiếm hoi của một siêu ác nhân tự tử để chuộc lỗi.

1. The Avengers (2012)

Các bộ phim với 1 siêu anh hùng cho chúng ta cảm giác thú vị trong giây lát. Trong khi bộ phim sống động nhưng cũng nhận nhiều chỉ trích của Josh Whedon đã thể hiện một điều gì đó lớn lao hơn: Một nhóm siêu anh hùng đơn độc có thể là 1 ý tưởng khá táo bạo và gần như không tưởng khi nghĩ tới việc mỗi anh hùng bay 1 hướng trong cơn loạn lạc để đối đầu với các thế lực hủy diệt. Bộ phim mang sắc thái của một nhóm siêu anh hùng đơn cử như trong truyện nhưng không quên các cốt truyện đa dạng của từng nhân vật.

Bạn có đồng ý với danh sách trên?