Harry Potter và 15 sự thật thần kỳ về loạt phim mà khán giả có thể chưa biết

Tin điện ảnh · VLynd ·

TheWrap cùng IMDb làm một bài tổng hợp 15 sự thật thần kỳ về loạt phim Harry Potter.

Harry Potter và 15 điều bạn chưa biết
Harry Potter và 15 điều bạn chưa biết

Vào ngày 26.01.1997, J.K. Rowling xuất bản cuốn sách Harry Potter and the Philosopher's Stone (Harry Potter và Hòn Đá Triết Gia), sau này sửa tựa lại thành Sorcerer's Stone - Hòn Đá Phù Thủy cho phiên bản bên Mỹ và 4 năm sau bộ phim Harry Potter đầu tiên ra mắt dựa trên quyển sách này và bắt đầu một thập kỷ thành công của thương hiệu này. TheWrap cùng IMDb làm một bài tổng hợp 15 sự thật thần kỳ về loạt phim Harry PotterMoveek đã dịch lại, giới thiệu với bạn đọc 15 thông tin thú vị này:

1. Nền móng của thương hiệu Potter bắt đầu với David Heyman vào năm 1997. Ông là người sản xuất tất cả những bộ phim thuộc series dài hơi này, bao gồm cả Fantastic Beasts (Sinh Vật Huyền Bí). Lúc ấy, Heyman đang tìm kiếm một series tiểu thuyết người lớn để đấu thầu với những hãng phim lớn và ông nhận được quyển Hòn Đá Phù Thuỷ từ người trợ lý. 2 năm sau, Rowling đồng ý bán bản quyền loạt sách này cho Warner Bros. với điều kiện chỉ diễn viên Anh mới được tham gia đóng phim.

NSX David Heyman (THR)
NSX David Heyman (THR)

2. Một trong những điều bất ngờ chính là diễn viên thủ vai Dumbledore. Ban đầu, Richard Harris không đồng ý tham gia vì ngại phải quay quá nhiều phần nhưng cuối cùng đành nhượng bộ vì cô cháu gái là một người hâm mộ Potter. Buồn thay, ông qua đời vào năm 2002 khi đang quay Chamber of Secrets (Phòng Chứa Bí Mật) và Michael Gambon chính là người được chọn đảm nhận vai này.

Nhân vật Dumbledore (Warner Bros.)
Nhân vật Dumbledore (Warner Bros.)

3. Dù phần lớn nội dung của các bộ phim Harry Potter là chứng kiến sự trưởng thành của Daniel Radcliffe, Emma Watson và Rupert Grint cùng các nhân vật mà họ thể hiện. Tuy nhiên, điều này xém chút không trở thành sự thật. Trong quá trình chọn đạo diễn, hãng đã ngắm tới nhà làm phim tài ba Steven Spielberg nhưng ông chỉ muốn thực hiện phim dưới định dạng hoạt hình và liên kết nội dung của các quyển sách. May thay, chủ tịch WB là Alan Horn đã bác bỏ ý kiến đó và khăng khăng thực hiện live action.

Đạo diễn Steven Spielberg (Getty Images)
Đạo diễn Steven Spielberg (Getty Images)

4. Vì chỉ mới viết 4 quyển sách khi thời điểm quay phim tiến hành, Rowling được mời làm cố vấn sáng tạo để đảm bảo rằng phim sẽ không trật khỏi những dự định mà bà đã dành cho series. Đến cuối cùng, bà tiết lộ là có tuyến truyện mà bà vẫn chưa quyết định cho diễn viên Alan Rickman – cũng do Rowling đích thân chọn đóng vi Snape. Và kết quả là chúng ta có chuyện tình đơn phương giữa Snape dành cho Lily Evans trong phần Deathly Hallows (Bảo Bối Tử Thần).

Alan Rickman trong vai Snape (Getty Images)
Alan Rickman trong vai Snape (Getty Images)

5. Bất kỳ người hâm mộ nào cũng nhớ cuộc chiến bài trừ Pottermania từ nhóm cuồng giáo Cơ đốc vì cho rằng thương hiệu này đang đề cao các phe phái tà giáo. Họ có sức ảnh hưởng tới nỗi việc quay phim tại thánh đường Canterbury không được phép diễn ra. Trong cái rủi có cái may, tu viện trưởng của thánh đường Gloucester lại rất chào mừng đoàn làm phim vì ông là một người hâm mộ cực bự của series.

Thánh đường Gloucester  (Mattana)
Thánh đường Gloucester (Mattana)

6. Mục tiêu của đạo diễn Chris Columbus là quay nhiều cảnh thực địa cho Hòn Đá Phù Thuỷ. Nhưng thực tế, việc quay phim trong studio chiếm nhiều cảnh hơn, ngoài thực địa chủ yếu quay những địa điểm như khu King’s Cross, thánh đường Durham và lâu đài Alnwick. Chủ yếu do những cảnh trong phòng Gryffindor và đại sảnh phải quay tại studio.

Cảnh đại sảnh (Warner Bros.)
Cảnh đại sảnh (Warner Bros.)

7. Trong quyển sách và cả trên phim, ga 9 ¾ không thật sự nằm giữa ga 9 và 10 tại King’s Cross. Ga 9 vào 10 thuộc ngoại ô thành phố và khu vực xuất hiện trong phim chính là ga 4 và 5. Tuy nhiên, nếu bạn đến King’s Cross, bạn vẫn thấy ga 10 và gần đó là một va-li đang biến mất vào bức tường.

Cảnh ga 9 3/4 (Warner Bros.)
Cảnh ga 9 3/4 (Warner Bros.)

8. Trong buổi casting cho The Boy Who Lived, Columbus nhất quyết chuyển Daniel Radcliffe sang Harry Potter sau khi xem màn trình diễn của cậu trong bộ phim David Copperfield do BBC chuyển thể. Thế nhưng, việc này suýt chút nữa không xảy ra vì phụ huynh của Radcliffe lo lắng rằng con trai họ sẽ bị truyền thông chú ý. Sau một buổi nói chuyện dài hơi với Columbus lẫn Heyman, họ đã đồng ý.

Daniel Radcliffe trong vai Harry Potter (Warner Bros.)
Daniel Radcliffe trong vai Harry Potter (Warner Bros.)

9. Buổi thử vai của Rupert Grint là đặc biệt nhất. Để được nhận vai Ron Weasley, cậu đã gửi một đoạn video trong đó cậu đọc rap lý do vì sao nên được đóng phim này. Hồi 2011, trong buổi quảng bá Bảo Bối Tử Thần, cậu đã trình diễn lại phần rap này trước những người hâm mộ.

Rupert Grint vai Ron Weasley (Warner Bros.)
Rupert Grint vai Ron Weasley (Warner Bros.)

10. Thậm chí đến ngày nay, Radcliffe và Grint vẫn có nhiều điểm khác biệt. Dù nhận được hơn $95 triệu cho quãng thời gian đóng Harry, anh thú nhận với Telegraph trong bài phỏng vấn hồi 2016 rằng anh hiếm khi đụng tới số tiền đó. Ngược lại, Grint đã tiêu hết món tiền cát-sê vào giấc mơ sở hữu xe tải bán kem từ thời thơ ấu.

Radcliffe và Grint vẫn thân thiết (Dailymail)
Radcliffe và Grint vẫn thân thiết (Dailymail)

11. Với Emma Watson, cô nàng từ chối thử vai Hermione nhưng giáo viên nhà hát Oxford đã thuyết phục được cô. Watson nhanh chóng nhận được vai diễn sau khi Heyman và Rowling ấn tượng trước màn trình diễn đầy tự tin của cô bé trước cảnh quay thử.

Emma Watson xinh xắn từ nhỏ (Warner Bros.)
Emma Watson xinh xắn từ nhỏ (Warner Bros.)

12. Để trung thành với nguyên tác, Watson phải đeo bộ răng giả để Hermione có nụ cười khoe răng như miêu tả của Rowling. Tuy nhiên, việc này nhanh chóng bị loại bỏ vì Watson khá chật vật khi nói chuyện.

Watson đã dậy thì thành công (CBS)
Watson đã dậy thì thành công (CBS)

13. J.K. Rowling từng được mời đóng một vai cameo, cụ thể là mẹ của Harry, người xuất hiện trong tấm gương ảo ảnh. Rowling đã từ chối và vai đó do Geraldine Somerville thể hiện.

Hình ảnh trong tấm gương ảo ảnh (Warner Bros.)
Hình ảnh trong tấm gương ảo ảnh (Warner Bros.)

14. Hiệu ứng những ngọn nến lơ lửng trong đại sảnh ban đầu được thực hiện bằng một giàn chuyên dụng có thể đưa những ngọn nến di chuyển vào những cái giá đặc biệt có thể tạo ảo ảnh lơ lửng. Giàn nến này nhanh chóng bị dẹp trong những phần tiếp theo khi một đường dây bị đứt, làm rớt nến. Tuy không có ai bị thương nhưng nhà sản xuất thống nhất rằng những ngọn nến nên được thực hiện bằng hiệu ứng máy tính.

Những ngọn nến lơ lửng (Warner Bros.)
Những ngọn nến lơ lửng (Warner Bros.)

15. Hầu hết các bộ phim đều không được quay theo trình tự thời gian nhưng Columbus muốn Hòn Đá Phù Thuỷ nên được quay ngay từ lúc bắt đầu để Radcliffe, Watson và Grint nhanh chóng trở thành một nhóm thân thiết. Tất nhiên cũng có ngoại lệ khi cảnh trận Quidditch được quay sau cùng vì phải sử dụng nhiều hiệu ứng kỹ xảo.

Ba nhân vật nhí là tuổi thơ của biết bao khán giả (Warner Bros.)
Ba nhân vật nhí là tuổi thơ của biết bao khán giả (Warner Bros.)

Nguồn: The Wrap và IMDb