Star Wars: The Rise of Skywalker - Khi cái kết được hứa hẹn chỉ là chiêu trò quảng bá

Tin điện ảnh · Ivy_Trat ·

Chiến dịch quảng bá Star Wars: The Rise of Skywalker của Disney tận dụng những nước cờ quảng bá không có gì mới mẻ nhưng luôn đem lại hiệu quả.

Ngày công chiếu đến gần, hãng Walt Disney ngày đẩy mạnh quảng bá cho bộ phim Star Wars: The Rise of Skywalker (Star Wars IX: Skywalker Trỗi Dậy). Tuy nhiên một phương thức mà họ sử dụng lại không thể quen thuộc hơn: một câu tagline gợi nên một cái kết – điều đã được áp dụng cho các phần phim đóng vai trò chương cuối của hàng loạt thương hiệu điện ảnh như Avengers, Harry Potter, Twilight, The Lord of the Rings và, thậm chí, các trilogy Star Wars trước đây.

Nếu đã xem đoạn video quảng bá cho Star Wars: The Rise of Skywalker được phổ biến trên Youtube vào ngày 19.11.2019 vừa qua, người viết khuyên bạn đứng lấy làm ngạc nhiên nếu đoạn phim gợi lên cho bạn cảm giác phim sẽ lập nên một kỷ lục mở màn nữa trong tuần công chiếu đầu tiên, như cách mà Avengers: Age of Ultron ($191 triệu trong tuần đầu) hay Star Wars: The Last Jedi (Star Wars: Jedi Cuối Cùng) ($220 triệu) đã làm trước đây ấy.

Hãy nhớ rằng, The Rise of Skywalker sẽ đươc công chiếu chính thức vào thứ 6 ngày 20.12.2019 (Mỹ và Việt Nam), chỉ sớm hơn 2 ngày trước khi người dân Mỹ bước vào tuần nghỉ lễ Giáng Sinh 2019 vào thứ 2 ngày 24.12. Tức, phim sẽ trải qua ngày thứ 2 đầu tiên trong tuần khởi chiếu trong không khí nghỉ lễ và hàng đống người cần một trải nghiệm giải trí nào đó. So với Star Wars: The Last Jedi, bộ phim đã thu về $220 triệu ngay trong tuần đầu tiên bất chấp yếu tố địa lợi yếu ớt hơn, The Rise of Skywalker sẽ có khởi đầu thuận lợi hơn và một cuộc đua dài hơi hơn. Thêm vào đó, hãy nhớ rằng câu tagline mang lại cho người xem cảm giác bồi hồi như thể đang chứng kiến một kỷ nguyên sắp kết thúc ấy chỉ là một cần câu mời chào nhắm đến không chỉ lực lượng fan trung thành, mà còn vào khán giả đại chúng và, thậm chí, những ai đã quá chán ngán với những bộ phim của Star Wars. Giờ nhìn lại, phương thức câu dẫn ấy đã làm nên hàng loạt các câu tagline quen thuộc trong nền điện ảnh xứ cờ hoa gần đây.

<em>Avenger: Endgame</em> cũng sử dụng các chiêu quảng bá tương tự
Avenger: Endgame cũng sử dụng các chiêu quảng bá tương tự

Walt Disney dường như đang đặt cược hết chiến dịch quảng bá của mình vào yếu tố gọi là “chương cuối”. Đây là một điều dễ hiểu khi mà trong những năm gần đây, phương thức câu dẫn “chương cuối” này đã đều đặn đem về những thành công bạc tỷ cho những ai sử dụng nó, từ New Line Cinema với The Lord of the Ring: The Return of the King ($1.1 tỷ), Warner Bros. với Harry Potter and the Deadly Hallows part II ($ 1.346 tỷ) và The Dark Knight Rises ($1.081 tỷ), và gần đây nhất là Marvel Studio với Avengers: Endgame ($2.7 tỷ). Phương thức này thậm chí còn hiệu quả với một bộ phim như The Twilight Saga: Breaking Dawn part II (Hừng Đông 2) ($819 triệu).

Nên, dựa theo lịch sử, cộng thêm thành tích của hai trilogy đầu tiên của Star Wars và cả bộ ba Indian Jones cũng áp dụng chiêu thức tương tự, The Rise of Skywalker sẽ ổn thôi, ít nhất là ở Bắc Mỹ. Điều làm Walt Disney lo ngại, theo người viết, là xu hướng của những người xem quốc tế. Đã có tiền lệ những bộ phim ăn ra làm nên ở Bắc Mỹ lại ngã ngựa ở thị trường nước ngoài, điển hình như những cái tên Jurassic Park III (doanh thu quốc tế chỉ ở mức $187 triệu so với khoản thu quốc tế $389 triệu của phần 2The Lost World), Matrix Revolutions ($424 triệu so với $742 triệu của Matrix Reloaded). Nên, để đảm bộ phim sẽ “làm ăn” ổn thỏa ở nước ngoài, Walt Disney đang áp dụng cho The Rise of Skywalker một chiến dịch quảng bá tương đồng với những chiến dịch đã làm nên thành công cho những bộ phim có phần phim “chương cuối” tương tự phần Star Wars IX này.

Thế nào cũng có ngoại truyện hay gì gì đó! (Nguồn: Den of Geek)
Thế nào cũng có ngoại truyện hay gì gì đó! (Nguồn: Den of Geek)

Trong đoạn TV spot gần đây của phim, một câu tagline gợi mở ý nghĩa không thể quen thuộc hơn: “We’re all in this. Til the end” (Tạm dịch: Chúng ta sẽ chiến đấu đến cùng). Như vậy, câu tagline không chỉ là một cái tag thân thiện với mạng xã hội mà còn làm người ta liên tưởng đến Avengers: Endgame với câu “Whatever it takes” (tạm dịch: Bằng mọi giá), mà còn là điểm nhấn cảm xúc gợi lên phân cảnh gia đình Potter và Sirius Black hồi sinh Harry Potter trong phần 2 của Harry Potter and the Deadly Hallows với lời khẳng định của Liily Potter – “till the end” (cho đến cuối cùng). Chiến dịch quảng bá kiểu này đã định hình hai phần Deadly Hallows là đoạn cao trào của một thương hiệu điện ảnh kinh điển. Đây là được coi là một nước cờ quảng cáo vô cùng độc đáo, vì 8 phần phim của thương hiệu Harry Potter không giống với bất cứ loạt phim nào từng được xây dựng lúc bấy giờ.

Bên cạnh câu tagline, trong đoạn video cũng đóng vai trò quảng bá cho The Rise of Skywalker được chiếu tại các rạp chiếu phim gần đây, không chỉ liên tục nhấn mạnh lịch sử đồ sộ của Star Wars (từ trilogy gốc và tiền truyện), đoạn video còn nhấn mạnh phần phim lần này sẽ cái kết cho mọi thứ. Đó không phải là cách thông báo “chương cuối” độc đáo gì, nhưng nó vẫn là chiêu thức vô cùng hiệu quả, điển hình như sự thành công của Star Wars: Episode III: Revenge of the SithAvengers: Endgame. Không chỉ vậy, câu “The Sage will end. The story lives forever” (tạm dịch: Saga này kết thúc nhưng câu chuyện sẽ sống mãi) trong đoạn trailer chính thức của The Rise of Skywalker lại làm người ta liên tưởng đến The Lord of the Ring: The Return of the King“This Christmas…the journey ends” (tạm dịch: Vào Giáng Sinh này…chuyến hành trình kết thúc) – và The Twilight Saga: Breaking Dawn Part II“the epic finale that will live forever” (tạm dịch: Cái kết hoành tráng sẽ sống mãi). Ít nhất thì câu của Twilight Saga cũng ám chỉ đến những nhân vật ma cà rồng của loạt phim.

Và hành trình lại bắt đầu (Nguồn: The Wire)
Và hành trình lại bắt đầu (Nguồn: The Wire)

Dĩ nhiên, tái sử dụng chiêu thức quảng cáo không phải là điều đáng lên án. Bản thân người viết chỉ đơn thuần là tò mò. Khái niệm về những cái kết mang tính sử thi trong điện ảnh như thế này là một khái niệm tương đối mới. Cho đến hiện tại, các thương hiệu điện ảnh chỉ dừng đưa ra các phần phim khi thương hiệu ấy không còn giá trị kinh tế nữa, và nếu có đưa ra thêm các phần phim, chúng đều là những phần đứng độc lập có điểm dừng an toàn phòng khi câu chuyện chính không thể tiếp tục. Tính luôn cả The Rise of Skywalker sắp tới đây, khán giả đã trải qua 3 phần kết của 3 trilogy và 1 cái kết cho toàn bộ Star Wars Saga. Đây quả là một việc thú vị khi mà thương hiệu Star Wars luôn liên tục làm mới chính mình sau những “cái kết” như thế này. Tất nhiên, những thương hiệu kiểu này luôn được tiếp tục ở một dạng tiền truyện nào đó, như Fantastic Beasts and Where to Find Them của Harry Potter hay The Hobbit của The Lord of The Ring. Nên một điều chắc chắn là “cái kết” của Star Wars chỉ là cái kết tạm thời mà thôi.    

Nguồn: Forbes