25 pha hành động đặc sắc nhất năm 2016 (phần 3)

Phim Siêu Anh Hùng · Tin điện ảnh · Never ·

2016 rõ ràng không phải một năm khởi sắc cho các phim bom tấn nói chung, nhưng ngược lại, những pha hành động đặc sắc lại được đón nhận nồng nhiệt.

2016 rõ ràng không phải một năm khởi sắc cho các phim bom tấn nói chung, nhưng ngược lại, những pha hành động đặc sắc lại được đón nhận nồng nhiệt. Những bộ phim không quá hay lại có những pha hành động tuyệt vời, một phần điều này nhờ có vốn đầu tư nước ngoài hoặc những nhà làm phim tư nhân, những người luôn cố gắng cho ra những gì tốt nhất có thể từ nguồn kinh phí hạn hẹp.

Chúng tôi đã list ra một danh sách gồm 25 pha hành động đặc sắc nhất năm 2016. Mỗi phần sẽ dẫn ra 5 phim. Phần 1 các bạn có thể đọc các phần trước theo link dẫn:

Phần 1

Phần 2

15. Zombie ở sân ga – “Train to Busan”

Ngay khi người ta cho rằng cơn sốt phim về xác sống đã qua đi (khi ngay cả rating của The Walking Dead cũng giảm một nửa qua mùa vừa rồi) và các nhà làm phim đã cạn kiệt ý tưởng, thì Train to Busan xuất hiện. Bộ phim không hẳn đem đến một ý tưởng gì mới, nhưng lại đưa đến hình ảnh một con tàu đầy rẫy zombie có tốc độ ngang ngửa loài người. Tái hiện một xã hội Hàn Quốc thu nhỏ trên chuyến tàu cao tốc từ Seoul tới Busan trong giai đoạn mới bùng phát đại dịch zombie, phân cảnh khiến người xem cảm thấy khẩn trương nhất có lẽ là khi con tàu dừng ở một sân ga, nơi họ tin rằng đang được quân đội bảo vệ và sẵn sàng đón nhận người sống. Nhưng khi đi xuống bằng cầu thang cuốn, họ nhận ra các binh lính nơi đây đã bị zombie hóa từ bao giờ và ngay lập tức chạy ngược lại tàu trong khi bị đàn zombie đuổi theo sau. Tiết tấu phim diễn ra nhanh, mang hơi hướng World War Z nhưng rõ ràng đã tận dụng nó một cách triệt để và có hiệu quả hơn nhiều.

14. Vụ đâm tàu Enterprise – “Star Trek Beyond”

Một trong những bộ phim bom tấn hay hơn, hay ít nhất là đỡ tệ hơn so với những bộ phim khác, ra rạp trong hè vừa qua là Star Trek Beyond của Justin Lin. Phim được đánh giá là bản reboot thành công của J. J. Abrams, hay và đáng xem hơn nhiều so với phiên bản đáng thất vọng Into Darkness năm 2013. Có thể nói Lin đã đem đến khá nhiều cảnh quay mang phong cách Fast & Furious trong thương hiệu phim lấy bối cảnh vũ trụ này, nhưng cảnh hay nhất chắc chắn là cảnh đầu tiên, khi con tàu  Enterprise bị tấn công và phá hủy bởi một nhóm những sinh vật dạng nanobot, rồi lại tới một nhóm do tên villain Krall (Idris Elba) cầm đầu xâm nhập. Với một vài cảnh hành động trong môi trường không trọng lực kiểu Inception khi con tàu bị nghiêng, rồi xoay vòng, hình ảnh con tàu mang tính biểu tượng này bị hủy diệt rõ ràng là một lời mở đầu tuyệt vời  – nhưng có vẻ chính vì tính đánh sâu của nó quá tốt mà người xem dễ cảm thấy hụt hẫng với phần còn lại của phim, đặc biệt với cảnh dịch chuyển tức thời sau đó.

13. Cảnh đánh nhau trên cầu – “Deadpool”

Deadpool chắc chắn sẽ không thể thành công đến như  vậy nếu thiếu hai yếu tố: 1) bản chất thuần lương giúp vơi bớt phần nào những ác cảm có thể có đối với phim, và 2) một vài cảnh hành động ngầu lòi. Việc phim thành công đem đến cả hai điều kể trên là rất ấn tượng, nhất là với ngân sách khiêm tốn, có thể nói chỉ bằng phần số lẻ của một vài phim bom tấn khác. Thời lượng hành động của phim được tập trung hầu hết vào một phân cảnh duy nhất – cuộc đụng độ trên cầu ở đầu phim, đồng thời nó cũng đóng vai trò xây dựng khung kết cấu cho cả phim. Nhưng cái khán giả thích nhất chính là việc nhân vật anh hùng bỉ bựa trong bộ đồ đỏ tươi của chúng ta lại đi đối đầu với một nhóm những kẻ được trang bị tận răng bằng một khẩu súng lục bé tí với số viên đạn khiêm tốn để rồi vừa bắn vừa phải đếm xem mình đã mất bao nhiêu viên.

12. Phân cảnh đầy bạo lực cuối cùng – “Dheepan”

Cảnh cuối trong bộ phim Dheepan của Jacques Audiard, một bộ phim bị đánh giá thấp một cách kì lạ bất chấp việc dành được giải Palme d’Or năm 2015, có vẻ đã gây tranh cãi cho rất nhiều người. Đó là một cảnh tàn sát đầy bạo lực, máu me mà không một thứ gì trong cuộc đời Audiard có thể sánh bằng, trong vai diễn viên chính của phim, một cựu Tamil Tiger sinh sống với tư cách một người tị nạn ở Pháp, đã hạ gục một kẻ buôn thuốc dám đe dọa anh. Cảnh quay mang lại cảm giác khác hoàn toàn so với những gì đã diễn ra trước đó trong phim, khiến vài người cảm thấy mạch phim không đồng nhất. Nhưng với chúng tôi, những người đang viết ra bài này, lại cảm thấy nó đã giúp kết thúc phim một cách hoàn hảo, theo một cách kì lạ. Nhưng dù nói gì đi nữa, đây vẫn là một cảnh quay gây bất ngờ, có yếu tố đánh sâu, đem đến cho người xem những cảm nhận chân thực nhất về sự hỗn loạn xảy ra với dự án nhà ở tại Pháp mà không mất đi sự mạch lạc. Rất tiếc, chúng tôi không thể tìm được phần cut của đoạn phim này.

11. Cuộc nổi loạn trong tù – “Kill Zone 2”

SPL II: A Time for Consequences (được biết đến với tên Kill Zone 2 ở Mỹ), là một bộ phim hành động gây tranh cãi. Về tên gọi, nó được coi là bản sequel của SPL (2007), với sự xuất hiện của một vài diễn viên trong phần phim đầu nhưng với vai trò hoàn toàn khác, đấy là chưa kể đến hàng loạt nội dung của phim, trong đó có những cảnh cấy ghép nội tạng ở chợ đen, buôn lậu thuốc, sự đối đầu của các anh chị em, và cả Tony Jaa khi cố gắng cứu đứa con gái đang chết dần của ông ta (và còn vô vàn những điều khác). May mắn thay, những pha hành động chất lượng đã góp phần giúp người xem quên đi những điểm trừ trong nội dung, và trong số những cảnh đụng độ của phim, vị trí đứng đầu thuộc về một cảnh giữa phi. Kit (Wu Jing), một cảnh sát ngầm, bị nhốt vào một ngục giam của Thai sau khi thân phận bại lộ, và sau khi khơi mào một cuộc nổi dậy trong nhà tù, anh đã thành công lấy được điện thoại của kẻ gác ngục. Vấn đề duy nhất: không có sóng, đồng nghĩa Kit sẽ phải vượt qua làn sóng nổi loạn của tù nhân để lên được tầng cao hơn bắt sóng, gọi cho cấp trên để họ tới giải cứu mình. Đó là một cảnh hỗn chiến được kiểm soát một cách tài tình, với máy quay được lia qua từng tầng của nhà tù, ghi lại toàn bộ những pha nhào lộn phi thường. Có thể SPL II không phải bộ phim hành động hay nhất của năm, nhưng chắc chắn có những cảnh hành động hay nhất màn ảnh rộng năm 2016.

(còn tiếp)

Nguồn: The Playlist