Biển Sâu Dậy Sóng, chưa đủ để tranh giải Oscar

Tin điện ảnh · MarsLe ·

Biển Sâu Dậy Sóng - In The Heart Of The Sea được đạo diễn bởi Ron Howard, dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên kể về Moby Dick, 1 con cá voi khổng lồ trả thù những người săn cá voi để lấy dầu cá vì đã giết đồng loại của nó. Lẽ ra In the Heart of the Sea đã được công chiếu vào tháng 3/2015 nhưng có lẽ vì Studio và đạo diễn Ron Howard thật sự nghĩ bộ phim rất suất sắc nên đã dời đến tháng 12/2015 để tranh giải Oscar. Và theo cảm nhận của mình thì đây là 1 quyết định khá sai lầm vì thật sự bộ phim không suất sắc đến để có thể tranh giải Oscar. Và vì quyết định dời ngày công chiếu trên mà có thể In The Heart Of The Sea sẽ không “cá kiếm” nhiều như nó có thể nếu được công chiếu vào tháng 3.

In The Heart Of The Sea chỉ dừng lại ở mức chấp nhận được chứ chưa đến mức hay, chứ đừng có nói đến suất sắc để đủ tranh Oscar.

Nếu bạn xem qua trailer của Biến Sâu Dậy Sóng thì bạn nghĩ rằng bộ phim này sẽ đi theo mô típ của Jaws, tức con người chiến đấu với cá voi để sống sót. Nhưng thực sự không phải vậy, bộ phim đúng hơn kể về quá trình vượt qua khó khắn như chết đói, chết khát và đấu tranh tâm lý giữa các thủy thủ sau khi bị Moby Dick phá tan nát thuyền. Con cá voi cũng không xuất hiện nhiều, thời lượng chỉ tầm 10 phút mà thôi. Bộ phim cũng nói đến sự tranh đấu của 2 người đàn ông là Owen Chase (Chris Hemswoth) và George Pollard, Jr (Benjamin Walker). Owen Chase trải qua bao nhiêu lần săn cá voi đã giành được sự tín nhiệm của mọi người nhưng cuối cùng cũng không thể làm thuyền trưởng của tàu Essex vì Benjamin Pollard là “cong ông cháu cha” nên được ưu tiên. Xuyên suốt bộ phim bạn sẽ thấy 2 sự phát triển là giữa con người với con người và con người với thiên nhiên (ở đây là Moby Dick).

Điều đáng tiếc là mình thật sự chả ấn tượng mấy đến các nhân vật trong phim vì sự phát triển nhân vật được thể hiện quá nghèo nàn. Duy nhất mối quan hệ giữa Owen và Benjamin là được phát triển 1 tí, còn các nhân vật khác thì hoàn toàn không có 1 chút nào. Trong 1 bộ phim nói về đấu tranh sinh tồn thì sự phát triển giữa các nhân vật cực kỳ quan trọng cho nên khi điều này không được xử lý tốt thì sẽ khiến người xem không thấu hiểu được cảm nhận của nhân vật trong những hoàn cảnh khó khăn. Owen Chase và Matthew Joy (Cillian Murphy) được biết là anh em vào sinh ra tử từ nhỏ, luôn luôn có nhau khi ra khơi nhưng khi xem phim thì sự phát triển mối quan hệ giữa 2 người này hoàn toàn không có. Vì thế nên khi cảnh Matthew biết mình sẽ không thể sống được bao lâu nên quyết định ở lại trên hoang đảo mà không theo Owen chả đem lại cảm xúc gì cho khán giả dù mục đích cảnh đó phải khiến người xem đau lòng và cảm động. Về mối quan hệ thù địch giữa Owen và con cá voi khổng lồ Moby Dick còn tệ hại hơn khi chỉ được thể hiện duy nhất qua 1 cảnh cả 2 trừng mắt nhìn nhau và Owen đã hiểu là mình không thể đấu lại nó và chấp nhận chịu thua.

Về 1 bộ phim mà hơn 2/3 thời lượng phim là trên biển khơi thì bạn nghĩ rằng kỹ xảo hình ảnh CGI sẽ phải tốt lắm. Tiếc là điều này cũng tệ nốt. Có nhiều phân cảnh chiến đầu giữa cá voi và thủy thủ nhưng được xử lý khá lộn xộn khi bản không cảm nhận được sự hoành tráng của cuộc chiến trên biển cả và có nhiều cảnh bạn thấy là được xử lý qua phông nền xanh. Điều này khiến bạn không cảm thấy được sự kinh hãi mà Moby Dick đem lại cho đoàn thủy thủ.

Tuy không có sự phát triển mấy giữa các nhân vật nhưng dàn cast làm khá tròn vai của chính mình. Họ quyết định giảm cân rất nhiều để có thể lột tả chính xác khi đoàn thủy thục bị bỏ đói và bỏ khát giữa biển khơi. Ai cũng biết Chris Hemsworth là 1 ngôi sao điện ảnh nhưng khả năng diễn xuất của anh vẫn khá hạn chế, và trong In The Heart Of The Sea thì anh đã có tiến bộ rõ rệt, tuy không phải là xuất sắc gì nhưng khá là tốt rồi. Điểm sáng duy nhất về mặt diễn xuất trong phim có lẽ là Brendan Gleeson (Thomas Nickerson lúc về già). Có 1 trường đoạn trong phim mình rất thích là cuộc chạm chán lần đầu tiên giữa Moby Dick và đoàn thủy thủ khá đẹp mắt, nhất là cảnh mà lần đầu tiên con cá voi xuất hiện ngay trước mặt thủy thủ (có thể thấy qua poster phim mà mình post đính kèm kế bên). Tuy phía trên mình chê phần kỷ xảo nhưng có 1 cảnh này được xử lý khá tốt. Và sau cảnh này thì bộ phim bắt đầu chán dần đều. Đạo diễn nhồi nhét quá nhiều thứ trong nửa sau của bộ phim nhưng vì sự phát triển nhân vật gần như là 0 nên khiến nửa sau bộ phim rất rời rạc.

Mình thực sự muốn bộ phim phải nặng nề hơn, mình muốn cảm nhận được sự sợ hãi của thủy thủ đoàn, sự đáng sợ và sự tác động của Moby Dick, và sự hoành trận của cuộc chiến đấu trên biển khơi. Mình thật sự chả quan tâm mấy đến số phận của các nhân vật. Và các yếu tố trên lẽ ra nên có trong bộ phim.

Điểm cộng: 

  • 1 vài phân cảnh kỹ xảo rất tốt
  • Dàn cast tròn vai 
  • Thể hiện được luật nhân quả khá rõ ràng

Điểm trừ: 

  • Sự phát triển nhân vật nghèo nàn
  • 1 vài phân cảnh kỹ xảo khá tệ
  • Không thể hiện được không khí của bộ phim mà đạo diễn muốn đem lại

Tệ hơn là tuần sau Star Wars: The Force Awakens, bộ phim được mong chờ nhất năm 2015, sẽ được công chiếu. Star Wars: The Force Awakens đã lập kỷ lục mới về doanh thu vé IMAX được đặt mua trước trong ngày đầu công chiếu với hơn 6.5 triệu USD, kỷ lục trước đó thuộc về The Dark Knight Rises, The Hunger Games: Catching Fire và The Avengers (2012) chỉ với 1 triệu USD. Star Wars: The Force Awakens tiếp tục “hủy diệt” hệ thống mua vé qua mạng khi nó tiếp tục phá vỡ kỷ lục số vé được mua online mà trước đây được nắm giữ bởi The Hunger Games: Mockingjay Part 1, con số mua vé qua Internet của Star Wars: The Force Awakens ko phải gấp 1,2 hay 3 mà gấp 8 LẦn kỷ lục trước đó của The Hunger Games: Mockingjay Part 1. Hệ thống rạp phim AMC (rất là lớn ở Mỹ) cũng đã thông báo rằng Star Wars: The Force Awakens đã lập kỷ lục mới về số lượt vé được mua trong 1 ngày, gấp 10 lần kỷ lục cũ.

Tổng quát: bộ phim chỉ dừng ở mực chấp nhận được chứ ko hay, nếu bạn không đặt hy vọng quá cao thì bạn sẽ khá là thích nó. Tuy mình chê khá là nhiều nhưng mình vẫn thưởng thức bộ phim như thường vì mình có xem sơ qua review nước ngoài và biết nó không được như mong đợi nên đã chuẩn bị tâm lý trước.

Xem lịch chiếu Biển Sâu Dậy Sóng.

(Bảo Lâm)