Dòng phim kinh dị Nhật Bản – Ma mị, ám ảnh từ những nét văn hóa tâm linh truyền thống

TV Series · Tin điện ảnh · miduynph ·

Mục tiêu chính của J-horror là gây sợ hãi thông qua phương diện tâm lý, và ma là một phần chính của văn hóa Nhật Bản có nghĩa chúng là phương tiện để truyền tải sợ hãi đó.

Kinh dị vẫn luôn là một trong những thể loại phim thu hút khán giả theo dõi không chỉ bởi những pha hù dọa, hành động giật gân mà còn vì tính ám ảnh dai dẳng, thông điệp ý nghĩa và cả sự tò mò vô tận về thế giới tâm linh huyền bí. Có rất nhiều thể loại nhỏ trong dòng phim kinh dị và mỗi quốc gia, nền văn hóa sẽ ưa chuộng một vài thể loại nhất định. Với các nước phương Tây sẽ là sự pha trộn của đa dạng thể loại từ sát nhân giết người, quái vật zombie cho đến linh hồn, ma quỷ. Ở phương Đông lại thiên về những hiện tượng tâm linh, tôn giáo, trừ tà, bùa ngải mà khoa học chưa thể giải thích được. Và có thể nói, phim kinh dị Nhật Bản hay còn lại là J-horror, là một trong những dòng phim mang đậm nét văn hóa đại chúng và để lại ấn tượng mạnh mẽ cho khán giả khắp nơi trên thế giới.

Lược sử hình thành

Thể loại kinh dị Nhật Bản có mặt trong nhiều hình thức như văn học, phim, anime, trò chơi điện tử và tác phẩm nghệ thuật. Kinh dị Nhật Bản có xu hướng tập trung vào kinh dị tâm lý, xây dựng trên sự căng thẳng và kinh dị mang yếu tố tâm linh, siêu nhiên, đặc biệt liên quan đến ma và quỷ.

Kinh dị Nhật Bản bắt nguồn sâu xa từ những câu chuyện dân gian từ nền văn hóa ở thời kỳ Edo và thời kỳ Minh Trị, được gọi là kaidan (nghĩa là "câu chuyện kỳ lạ"). Những câu chuyện dân gian này được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Giống như hầu hết các chuyện thần thoại, những câu chuyện này cũng được sử dụng để củng cố các chuẩn mực văn hóa và giải thích về điều bí ẩn trong thời kỳ tiền khoa học.

Hồn ma vất vưởng thường được nhắc đến trong thuật ngữ Yokai
Hồn ma vất vưởng thường được nhắc đến trong thuật ngữ Yokai

Thuật ngữ yokai lần đầu tiên được sử dụng để chỉ bất kỳ hiện tượng siêu nhiên nào và được học giả Inoue Enryo thời kỳ Minh Trị sử dụng phổ biến. Những câu chuyện đó ngày càng trở nên quen thuộc ở Nhật Bản trong thời kỳ này khi có sự phát triển của công nghệ in ấn, cho phép phát hành những câu chuyện viết thay vì truyền miệng. Kể từ đó, các vở kịch và hình thức kể khác nhau cũng thể hiện nhiều ám ảnh tâm linh hơn với sự hiện diện của các linh hồn báo thù.

Bước ngoặt thay đổi tạo nên đặc trưng của J-horror

Mãi đến những năm 90, có một sự thay đổi rõ rệt từ những bộ phim bạo lực theo phong cách đẫm máu, giết người, sang thể loại tâm lý ly kỳ và không khí gay cấn, do đạo diễn Norio Tsuruta dẫn đầu. Loạt phim Những câu chuyện thật đáng sợ năm 1991 và 1992 của Tsuruta đã bắt đầu sự thay đổi phân loại trong những bộ phim được gọi là J-horror. Chính thời đại này đã tạo nên những tác phẩm kinh điển như Cure (1997), Ringu (1998), Pulse (2001), Ju-on: The Grudge (2002).

Mặc dù yếu tố tâm linh hay hồn ma báo thù thường được bắt gặp trong J-horror, nhưng nó không phải là một yếu tố đặc biệt để so sánh với kinh dị phương Tây. Điểm độc đáo của phim kinh dị Nhật Bản là lấy chủ đề nỗi sợ hãi theo sau mỗi người trong suốt cuộc đời. So với các tác phẩm đồng thể loại tại Mỹ, thường sử dụng các cách thức hù dọa như mô tả phản ứng đột ngột của nhân vật kết hợp với tiếng động lớn, sự kinh dị của J-horror thiên về tâm lý hơn; nỗi sợ hãi đến từ những gì không được chiếu trên màn ảnh và vì lý do đó khiến bạn phải suy nghĩ về câu chuyện rất lâu sau khi bộ phim kết thúc.

Ringu được các nhà nhà sản xuất Hollywood remake với cái tên The Ring
Ringu được các nhà nhà sản xuất Hollywood remake với cái tên The Ring

Một đặc điểm nữa thường có thể bị bỏ qua trong các bộ phim kinh dị Nhật Bản, đó là yếu tố gia đình. Trong phim kinh dị Mỹ, đa số sẽ là câu chuyện về một gia đình bình thường, ít mâu thuẫn và có vai trò khá mờ nhạt. Tuy nhiên, điều này rất khác với J-horror khi các nhân vật thường có hoàn cảnh gia đình không hạnh phúc hoặc khó khăn. Trong RinguJu-on: The Grudge, mỗi con quái vật tương ứng được sinh ra từ cái chết khi những mối quan hệ gia đình này bị tan vỡ.

Có vẻ như điều khiến các tác phẩm kinh dị Nhật Bản khác biệt với kinh dị phương Tây là cách nó miêu tả những hồn ma cùng với các yếu tố tâm lý đi kèm. Mục tiêu chính của J-horror là gây sợ hãi thông qua phương diện tâm lý, và ma là một phần chính của văn hóa Nhật Bản có nghĩa chúng là phương tiện để truyền tải sợ hãi đó. Sức mạnh tâm lý của việc lồng ghép một linh hồn báo thù gắn liền với những vật thể thân quen hàng ngày như ngôi nhà hoặc băng video, TV cũng là mấu chốt gây sợ hãi hơn nữa của dòng phim kinh dị Nhật Bản. 

Chắc hẳn xem xong Ringu phần nào bạn cũng sẽ cảm giác bất an với chiếc TV ở nhà mình
Chắc hẳn xem xong Ringu phần nào bạn cũng sẽ cảm giác bất an với chiếc TV ở nhà mình

Gần đây nhất là sự ra mắt của tác phẩm kinh dị Nhật Bản mang tên Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng sau nhiều năm vắng bóng trên cuộc đua màn ảnh rộng. Đây là bộ phim được lấy cảm hứng từ một truyền thuyết đô thị đã từng được lan truyền khắp thế giới vào năm 2004.

[REVIEW] Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng

[REVIEW] Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng

Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng là một phim kinh dị của Nhật tuy chưa thật sự ấn tượng nhưng vẫn coi ổn với tính gay cấn vừa phải và màn nhập vai khá thú vị mà phim mang đến.

Phim được chính thức khởi chiếu tại các rạp trên toàn quốc vào ngày 09.09.

Bài viết liên quan