Ghost in the Shell - Nghi án phân biệt chủng tộc?

Tin điện ảnh · MarsLe ·

“Tẩy trắng” đang là vấn nạn của những phim chuyển thể, và nạn nhân mới nhất là Ghost in the Shell của Scarlett Johansson.

“Tẩy trắng” đang là vấn nạn của những phim chuyển thể, và nạn nhân mới nhất là Ghost in the Shell của Scarlett Johansson. Theo manga và anime, nhân vật chính là Thiếu ta Motoko Kusanagi, nhưng bản chuyển thể live-action lại đổi thành Thiếu tá Mira Killian.

Một số tranh luận cho rằng để cấp tài chính cho phim bom tấn, người ta cần 1 cái tên như Johansson. Và nhiều người cũng tin rằng, cái tên này có đủ khả năng bảo chứng doanh thu cho phim hành động, như Lucy (2014) chẳng hạn (tổng $ 463 triệu toàn cầu). Sự an toàn về doanh thu đã cướp đi cơ hội trao vai cho Rinko Kikuchi hay Tao Okamoto, nhưng kết quả đang không như mong đợi.

Một bộ phim lấy thời điểm tương lai của Tokyo, với những hình ảnh được mượn từ anime và manga, và nơi đó không có nhiều người Nhật. Dàn diễn viên chính, chỉ có 1 số nhân vật được thủ vai bởi người Nhật, trong đó có Takeshi Kitano (Aramaki), Yutaka Izumihara (Saito), Kaori Momoi (Hairi) - 1 bà mẹ có con gái mất tích. Một bộ phim diễn ra ở Nhật Bản đã được xây dựng như thế đó...Tại sao lại không đưa bộ phim đến 1 nơi khác mà phải nhất thiết là Tokyo?

Bộ phim dường như muốn tách biệt văn hóa ra khỏi những người tạo ra chúng, bởi văn hóa đó trông rất tuyệt nhưng việc có nhiều hơn 2 diễn viên Nhật sẽ khiến phim mất hay. Và người xem cũng rất ngạc nhiên về sự tiến bộ khoa học này đã vượt xa đến bao lâu, và tại sao chẳng có mấy người Nhật trên chính đất nước của họ (và sự tiến bộ khoa học có vẻ cũng không phải do người Nhật tạo ra).

Chưa hết, bộ phim tạo cho ta cảm giác rằng Vỏ bọc (the shell) được tạo ra dựa trên nguyên mẫu của người thật, cùng chiều cao, hình thể và mẫu tóc. Thế nhưng, khán giả sớm nhận ra rằng, tất cả điều đó đều không phải khi Thiếu tá bắt đầu điều tra về thân thế thật của mình. Và người ta tự hỏi sao khuôn mẫu này không trùng khớp với nguyên bản người thật của Motoko Kusanagi. Chúng ta có robot dựa trên hình mẫu 1 người Nhật, nhưng được tái tạo với hình dáng 1 người da trắng (điều đó tương tự với Kuze).

Có thể nhận định rằng, Hanka không muốn tạo 1 hình mẫu giống như thật vì ai đó sẽ nhận ra Motoko hay Hideo. Tuy nhiên, ở khía cạnh logic, việc tạo ra 1 hình mẫu dựa trên nguyên bản thật có vẻ dễ hơn tạo ra 1 hình mẫu người da trắng (mà suy cho cùng, hình mẫu người da trắng cũng sẽ bị ai đó nhận ra/ nhầm lẫn). Và nên biết, Motoko là bản thử nghiệm thứ 99, và hình như 98 mẫu trước đó cũng là người da trắng. Hình mẫu cái đẹp của người da trắng đã lấn át toàn bộ phim.

Tất cả những điều đó mặc nhiên đặt người da trắng lên trên tất cả, vượt trên cả người Nhật ở chính đất nước của họ mà ý tưởng phim vốn bắt nguồn từ chính nước Nhật. 

Nguồn: Collider