Khán giả hãy thôi phàn nàn về 10 bộ phim này đi

Tin điện ảnh · VLynd ·

Trong hơn một thập kỷ nay, có nhiều bộ phim điện ảnh bom tấn ra mắt với đủ thể loại, giả tưỏng có, kinh dị có, chuyển thể từ truyện tranh lẫn tiểu thuyết cũng có đủ.

Trong hơn một thập kỷ nay, có nhiều bộ phim điện ảnh bom tấn ra mắt với đủ thể loại, giả tưỏng có, kinh dị có, chuyển thể từ truyện tranh lẫn tiểu thuyết cũng có đủ. Nhưng không phải bộ phim nào cũng hoàn toàn được lòng người xem, dù cho nó hay tới đâu, người ta cũng tìm đủ cách để “dìm” bộ phim đó xuống. Không chỉ than phiền về nội dung hay hiệu ứng, đến những chi tiết như: vòng 1 “khiêm tốn” của Gal Gadot, máy bắn tơ của Spider-Man, blah blah blah, đủ thứ chuyện trên đời có thể đem ra tranh cãi được.

Dưới đây là danh sách 10 bộ phim mà khán giả nên ngưng việc lèm bèm lại và chấp nhận, dù sao đó cũng là những bộ phim hay và có doanh thu cao.

10. Man of Steel

Khi bộ phim của đạo diễn Zack Snyder ra mắt và mở đầu cho vũ trụ DCEU, Man of Steel nhận được không ít gạch đá, phần lớn là xoay quanh các vấn đề như: nếu cư dân của Krypton thông minh vậy sao họ không dự đoán được hành tinh của họ sẽ phat nổ? Hay như Henry Cavill không giống Christopher Reeve và Amy Adams cũng không phải là Margot Kidder. Okay, tất nhiên là không ai giống ai rồi, vì 2013 với 1979 là một khoảng cách xa vời. Nếu bộ phim Superman của Donner được ra mắt ở thời này, hẳn nhận được không ít gạch đá cho đủ thứ chứ không chỉ mỗi các tình tiết phản vật lý không thôi.

9. The Dark Knight Rises

Fans của người dơi có vẻ hài lòng khi Batman Begins và The Dark Knight đưa họ đến với thế giới của Batman gần hơn, nhưng khi Christopher Nolan tuyên bố The Dark Knight Rises khép lại bộ ba phim về Batman, dưởng như có một làn sóng chỉ trích ập tới dữ dội. Từ giới phê bình đến khán giả, họ đều không thích cách mà Bane chọn đứng về phía tội phạm, cú twist của Talia Al Ghul và loạt vấn đề khác. Thậm chí khi DCEU mở ra, những lời dèm pha vẫn không ngừng. Tại sao lại không chấp nhận đó là một bộ phim hay, với những màn chiến đấu cân não, diễn xuất đáng khen và cốt truyện tuyệt vời.

8. Spider-Man 3

Chưa có bộ phim siêu anh hùng nào như bộ 3 Spider-Man của Sam Raimi. Phần 1 thì đại thắng doanh thu phòng vé, phần 2 được tâng bốc hết cỡ nhưng tới phần 3 thì khán giả hoặc là quay lưng, hoặc là chỉ trích. Tất nhiên là với việc nhồi nhét quá nhiều như: tuyến truyện của Venom, Gwen Stacy vô dụng, tuyến truyện khá buồn cười của Hary Osborne và những màn nhạc kịch khó hiểu của Mary Jane, thì khó mà bào chữa được. Tuy nhiên, thay vì than phiền về bộ phim, sao không ai thắc mắc việc người nhện bị reboot tận 2 lần trong một thập kỷ? Reboot mà cả 2 phần Amazing Spider-Man vẫn flop thảm hại đến mức phải đưa lại cho Marvel Studios hợp tác sản xuất.

7. Watchmen

Khi bộ phim chuyển thể từ tác phẩm của Alan Moore và Dave Gibbons nhận được doanh thu cao và những đánh giá tích cực, thì đó là lúc Zack Snyder hứng chịu búa rìu dư luận từ fans cứng. Họ chê lên chê xuống các diễn biến, hành động ít ỏi và tông màu nhàm chán của tím, vàng và nâu. Watchmen có thể không làm hài lòng hết mọi người, nhưng nó xứng đáng ít bị chỉ trích hơn các bộ phim siêu anh hùng chuyển thể khác.

6. Daredevil

Thật ra phần này là để bênh vực Ben Affleck hơn. Không hiểu nổi tại sao Ben không biên kịch hay đạo diễn cho Daredevil 2003 mà mọi bi kịch đều trút xuống anh? Tại sao mọi trách nhiệm đều đổ lên anh, thậm chí khi đóng Batman v Superman, khán giả cũng ráng lôi lại chuyện cũ đế so sánh với Christian Bale. Nếu mọi người chê ỏng chê eo Daredevil này thì quên nó đi. Bật Netflix coi Tv series Daredevil do Marvel Studios sản xuất nè, hay hơn nhèo cài bản dở hơi của Fox.

5. Avatar

Thấy biểu hiện của nhân vật không? Anh ấy đang đe doạ những ai dám chê phim của ảnh và những phần tiếp theo đấy. Đúng là Avatar đang dẫn đầu danh sách những bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại, nhờ vào hiệu ứng 3D dưới sự mát tay của đạo diễn James Cameron. Tuy nhiên, ảnh hưởng mà Avatar đối với văn hoá đại chúng khá ít ỏi, chẳng ai buồn lập ra đội quân Na’vi hùng mạnh như Stormtrooper cả. Bên cạnh đó, sự lạm dụng hiệu ứng quá nhiều đã làm giảm đi sự hấp dẫn của kịch bản. Vậy tại sao nó lại nằm trong danh sách này? Dễ hiểu thôi, bộ phim này dù sao cũng cách đây hơn 5 năm rồi, chuẩn bị tinh thần chê 3,4 phần tiếp theo kìa.

4. Superman Returns

Nếu Man of Steel bị chỉ trích là quá nhiều pha hành động, thì bộ phim của Bryan Singer bị “ném đá” vì ít cảnh đánh đấm, khó chiều lòng fans của Sup thật. Tuy vậy, Superman Returns tập hợp những ý tưởng hay như là phần tiếp theo của Superman lừng lẫy của Richard Donner, sử dụng những chất rliệu, yếu tố tiền nhiệm và cảnh quay đẹp. Chưa kể đó là sự nhiệt huyết, cố gắng của cả 1 ê-kíp. Khán giả à, hãy buông tha cho bộ phim được gần 10 tuổi rồi đi, Bryan cũng chuộc lỗi với loạt phim X-Men mà.

3. Fantastic Four

Ngạc nhiên chưa, bộ phim mà có lượng gạch đá còn nhiều hơn tổng doanh thu từ khi nó còn trong khâu sản xuất lọt vào đây. Chẳng muốn nhắc lại mấy thảm hoạ của Fantastic Four làm gì, vì nó quá nhiều, tới mai kể cũng chưa xong mà còn tức thêm. Chưa kể, cứ bàn tán về nó lại lòi ra thêm một đống vấn đề khác mà chả bao giờ giải quyết nỗi, nên thôi, quên luôn sự hiện diện của bộ phim này đi cho khoẻ.

2. Prometheus

Một bộ phim khác chọc tức fans cứng là Prometheus, dù bản thân nó được đánh giá khá cao (tận 73% trên Rotten Tomatoes). Theo người hâm mộ của loạt phim Alien, Prometheus là bộ phim mà có những nhân vật ngu ngốc và đầy lỗ hổng kịch bản. Nhưng thú nhận đi, nó còn hay hơn Alien vs Predator đấy, Prometheus đại diện cho thể loại phần tiếp theo tốt nhất của Hollywood đấy: vì nó cố gắng kể một câu chuyện độc lập mà không làm ảnh hưởng đến phần phim gốc.

1. The Star Wars Prequels

Có khá nhiều lời chỉ trích cho bộ ba phần tiền truyện của Star Wars, nào là kịch bản dở tệ, diễn xuất chán òm, lạm dụng đồ hoạ, không tưởng… Nói gì thì nói, Prequel Trilogy cũng đã làm nên chuyện, đưa khán giả hiểu hơn về các sự sáng tạo cùng ý tưởng của loạt phim Star Wars. Hơn nữa, phần mới nhất là The Force Awakens vừa trở lại màn ảnh rộng và đại thắng, thì chê bai những phần trước có ích gì?