4 bộ phim phản tôn giáo bị gắn mác "báng bổ"

Tin điện ảnh · Maii ·

Tôn giáo là đề tài rất nhạy cảm và nhiều phim lấy đề tài này đã không thoát khỏi cái mác "báng bổ"

Tôn giáo vốn sinh ra với mục đích ban đầu là để làm chỗ dựa tinh thần cho con người. Tôn giáo dạy con người biết sống có đạo đức, biết sợ nhân quả, biết mở lòng yêu thương mọi người xung quanh… Tuy nhiên, theo thời gian, tôn giáo đôi khi bị biến chất bởi sự lợi dụng của con người.

Phim ảnh - Công cụ tuyên truyền nhận thức xã hội hiệu quả chứ không chỉ đơn thuần giải trí

Phim ảnh - Công cụ tuyên truyền nhận thức xã hội hiệu quả chứ không chỉ đơn thuần giải trí

Đắm chìm vào những bộ phim "hường lụa" quá lâu sẽ khiến chúng ta quên đi những vấn đề nổi cộm đang diễn ra trong cuộc sống. Hậu quả là tương lai đen tối có thể đổ ập đến bất cứ lúc nào.

Mặc cho gặp nhiều sự phản đối từ các thành phần cuồng tín nói riêng và những người sùng đạo nói chung, các bộ phim phản tôn giáo được làm ra chung quy lại cũng chẳng phải để hạ thấp tôn giáo, mà vốn để phê phán niềm tin mù quáng của con người vào “Đấng Linh Thiêng”, đặt câu hỏi hay chê trách việc một bộ phận nhỏ dùng tinh thần của quần chúng nhằm trục lợi.

Dưới đây là 4 bộ phim phản tôn giáo truyền tải thông điệp đó.

1. Dogma - Giáo Lý

Ra mắt năm 1999, Giáo Lý là phim hài viễn tưởng do Kevin Smith đạo diễn. phim có sự góp mặt của diễn viên nổi tiếng và gạo cội như Ben Affleck, Matt Damon, cố diễn viên Alan Rickman, Salma Hayek…

Phim xoay quanh 2 thiên thần sa ngã bị Chúa đày xuống Hạ giới. Họ cố gắng tìm ra một lỗ hổng nào đó trong Giáo lý Công Giáo để chứng minh rằng Chúa đã sai, nhờ đó mà có cơ hội được trở về Thiên Đàng.

Dogma phản ánh đời sống tâm linh hời hợt khi con người dần mất đi niềm tin vào bản thân và chính tôn giáo mà mình đang noi theo, thay vào đó là tập trung vào các nghi lễ phức tạp, tốn kém và nặng hình thức. Chính yếu tố này và những hình ảnh châm biếm dày đặc trong phim đã khiến phim bị gán mác là báng bổ tôn giáo.  

2. The Da Vinci Code - Mật Mã Da Vinci

Dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Dan Brown xuất bản năm 2003, The Da Vinci Code do Ron Howard làm đạo diễn. Bản thân cuốn sách vốn đã gây rất nhiều tranh cãi, nên cũng không có gì lạ khi bộ phim vấp phải nhiều chỉ trích và phản đối.

Phim mở đầu bằng cái chết của một linh mục, để lại một mật thư bằng máu và mô phỏng bức họa Bữa Ăn Tối Cuối Cùng bằng chính thân xác của mình. Robert Landon (Tom Hanks) – một chuyên gia ký hiệu và biểu tượng học – đối tượng tình nghi hàng đầu, phải cùng con gái chạy đua để giải mã hàng loạt câu đố hóc búa nhằm minh oan cho bản thân và phơi bày chân tướng sự thật.

Mặc dù chỉ là truyện hư cấu (fiction) và phần đông các tín đồ Công giáo cho rằng không có gì sai trái khi đọc một cuốn sách như thế hoặc bộ phim không làm ảnh hưởng gì đến niềm tin của họ, nhưng phim và tiểu thuyết vẫn bị Giáo hội chỉ trích nặng nề khi đi ngược lại với lịch sử, mỹ thuật và thể hiện sai lệch các biểu tượng trong tôn giáo. Bản thân bộ phim thậm chí còn gặp nhiều chiến dịch tẩy chay. Dù vậy, The Da Vinci Code vẫn đạt thành công lớn ở phòng vé khi thu về $750 triệu doanh thu trên toàn thế giới.

3. Angels and Demon - Thiên Thần và Ác Quỷ

Là phần tiếp theo của phim The Da Vinci Code, Angels and Demons tiếp tục có sự tham gia của nam diễn viên Tom Hanks trong vai Robert Landon. Lần này, Landon phải làm sáng tỏ lời đe dọa của Illuminati, cứu bốn vị Hồng y, lật mở một âm mưu đen tối và khủng khiếp.

Bộ phim lần này được Vatican nhìn nhận nhẹ nhàng hơn do mang tính giải trí nhiều hơn. Phản diện của phim được lật mở cũng không đến nỗi mang tính báng bổ bởi trong xã hội, thực tế cũng có những người lợi dụng niềm tin, tôn giáo và truyền thông để trục lợi cho bản thân như thế.

Tiết tấu nhanh, gay cấn và hồi hộp đã giúp Angels and Demon vượt xa người tiền nhiệm The Da Vinci Code, trở thành phần phim tiếp theo hấp dẫn hơn nhiều.

4. Mother! - Người Mẹ!

“Tương truyền” những người xem Mother! (có sự góp mặt của Jennifer Lawrence và Jarvier Bardem) sẽ chia làm 2 dạng: 1 là cực kỳ thích, 2 là cực kỳ ghét bộ phim.

Mother! lấy bối cảnh một ngôi nhà nhỏ đang được dựng lại sau một vụ cháy, nơi có đôi vợ chồng đang sinh sống. Người vợ xinh đẹp quyến rũ hằng ngày một tay lo liệu mọi thứ trong nhà, để người chồng là nhà thơ tự do sáng tác. Mọi chuyện bắt đầu đảo lộn khi có người khách lạ mặt đến nhà 2 người xin ở nhờ. Bầu không khí yên bình trong nhà bắt đầu bị phá vỡ khi sự có mặt của người đàn ông lạ kéo theo rất nhiều vị khách không mời khác.

Phim sử dụng nhiều câu chuyện, lời giảng trong tôn giáo đưa lên phim ảnh để ẩn ý niềm tin, giáo lý, môi trường, nhân loại… Và đương nhiên, bộ phim cũng bị chỉ trích nặng nề, bị gán mác là “báng bổ”, hoặc nếu không thì cũng bị khán giả đại chúng chấm điểm thấp vì… không hiểu gì. Đây không phải là một bộ phim dễ xem hoặc nếu không có chút ít kiến thức về Thiên Chúa Giáo. 

Còn bộ phim nào bạn yêu thích nhưng không có trong danh sách này nữa không? Chia sẻ cho Moveek được biết với nhé!