Oscar: Có phải những thành viên mới của Viện hàn lâm đã khiến những đề cử khác đi?

Góc Nghệ Thuật · Grewi ·

Nhà làm phim quốc tế, phụ nữ và người da màu tham gia bầu chọn nhiều hơn bao giờ hết trong năm qua, nhưng không hề rõ ràng cách mà sự đa dạng của họ đã ảnh hưởng tới kết quả đề cử Oscar năm nay với một vài bất ngờ.

Nhà làm phim quốc tế, phụ nữ và người da màu tham gia bầu chọn nhiều hơn bao giờ hết trong năm qua, nhưng không hề rõ ràng cách mà sự đa dạng của họ đã ảnh hưởng tới kết quả đề cử Oscar năm nay với một vài bất ngờ. 

Những nhà lãnh đạo của Viện hàn lâm Khoa học và Điện ảnh đã thở phào một hơi dài thật nhẹ nhõm khi đề cử Oscar lần thứ 90 được công bố vào sáng ngày 23/01/2018 theo giờ LA. 

Điệp khúc #OscarSoWhite, tình huống xấu nhất mà họ sợ, đã bị đẩy lùi khi bốn diễn viên da màu được đề cử. Sự đa dạng cũng thể hiện ở các hạng mục khác rất nhiều, đặc biệt là đạo diễn xuất sắc nhất với những đề cử cho Guillermo del Toro (The Shape of Water), Jordan Peele (Get Out) và Greta Gerwig (Lady Bird). Nhánh quay phim làm nên lịch sử với người phụ nữ đầu tiên được đề cử - Rachel Morrison (Mudbound). Và Dees Rees (Mudbound) trở thành người phụ nữ đầu tiên giành đề cử ở hạng mục kịch bản chuyển thể.

Rachel Morrison, nữ quay phim đầu tiên được đề cử Oscar
Rachel Morrison, nữ quay phim đầu tiên được đề cử Oscar

April Reign, người đặt ra #OscarSoWhite vào năm 2015, cảnh báo rằng các vấn đề về hashtag vẫn cần được giải quyết. Cô ấy cho biết: "Cho đến khi chúng ta có được một nơi mà chúng ta không còn phải thảo luận về vấn đề này và chúng ta không cần phải bận tâm những tác động đến một hạng mục riêng biệt nào đó bởi cái nhóm người truyền thống* kia bằng những ngón tay của chúng ta, chúng ta vẫn sẽ phải làm điều đó." Nhưng cô ấy cũng thêm vào: "Tôi tin rằng một trong những điều mà chúng ta đang thấy trong năm nay là kết quả trực tiếp của việc Viện hàn lâm trở nên đa dạng." 

Đây cũng là quan điểm của Viện hàn lâm, tổ chức đã cố gắng có thêm nhiều phụ nữ, người da màu cũng như các nhà làm phim quốc tế, họ đã mời hơn 1400 thành viên mới trong vòng hai năm qua để gia tăng lên 7258 thành viên tham gia bầu chọn trực tiếp. 

Nhưng cách tiếp cận này thực sự có làm nên sự khác biệt? Kể từ khi những con số không hề được tiết lộ, không ai biết rằng có bao nhiêu thành viên, tuổi tác thế nào, số thành viên mới, những người thực sự tham gia bầu chọn. Và những đề cử, thay vì những bất ngờ, những lựa chọn không nằm trong hướng suy nghĩ thông thường, phần lớn lại phản ánh sự đồng thuận của cả mùa giải thưởng. 

Hạng mục đạo diễn là một ví dụ, gần như giống với những lựa chọn được công bố trước đó bởi hiệp hội đạo diễn Mỹ (DGA) , bao gồm cả Christopher Nolan (Dunkirk) và chỉ một cái tên khác biệt, Martin McDoanagh (Three Billboards Outside Ebbing, Missouri) được thay thế bởi Paul Thomas Anderson (Phantom Thread). Không quá bất ngờ, hai nhóm này không có phân bố thành viên giống nhau. Viện hàn lâm ước tính khoảng 28% thành viên là nữ giới thì con số này của DGA chỉ là 23,4%, trong khi đó có 13% người da màu ở Viện hàn lâm thì DGA chỉ có 10,8%. 

Christopher Nolan có đề cử DGA thứ tư và đề cử đạo diện Oscar lần đầu tiên
Christopher Nolan có đề cử DGA thứ tư và đề cử đạo diện Oscar lần đầu tiên

Chuyển sang hạng mục diễn xuất, những lựa chọn của Viện hàn lâm gần như bắt chước đề cử của SAG đã được công bố gần một tháng trước thời điểm bầu chọn Oscar. SAG và Viện hàn lâm đồng ý với nhau 15 trên 20 cái tên ở bốn hạng mục diễn xuất. Trong đó có thêm Octavia Spencer của phim The Shape of Water và 4 đề cử Oscar đập mạnh vào những lựa chọn của SAG: Daniel Day-Lewis và Lesley Manville trong phim Phantom Thread, Meryl Streep với The Post, Christopher Plummer phim All the Money in the Wolrd - đến từ 3 bộ phim chưa được chiếu khi SAG bầu chọn. Vì thế, trong khi họ không hề gây ấn tượng với những thành viên của SAG-AFTRA thì họ đã được Viện hàn lâm công nhận. 

Thế những thành viên mới quốc tế thì sao? Nghe có vẻ như có nhiều người Anh hơn, thể hiện qua 8 đề cử cho Dunkirk và 6 đề cử cho mỗi phim Darkest Hour và Phantom Thread (phim này được đạo diễn bởi Paul Thomas Anderson, là người Mỹ nhưng nòng cốt chính của phim là người Anh). 

Vấn đề là vẫn luôn có nhiều người thích phim Anh trong Viện hàn lâm. Trong khi đề cử BAFTA đã cho thấy một sự ưu ái nhẹ cho bộ phim Anh Dakest Hour (đề cử nữ phụ cho Kristin Scott Thomas, người đóng vai vợ của Winston Churchill và đề cử nhạc nền cho nhà soạn nhạc Dario Marianelli) và không trao đề cử đạo diễn cũng như phim hay nhất cho Phantom Thread. 

Kristin Scott Thomas và Gary Oldman trong một cảnh phim của Darkest Hour
Kristin Scott Thomas và Gary Oldman trong một cảnh phim của Darkest Hour

Sự ảnh hưởng của những nhà làm phim quốc tế có lẽ đã giúp Agnes Varda kiếm được đề cử phim tài liệu hay nhất cho Faces Places, bộ phim về chuyến ngao du miền nam nước Pháp của bà dù được nhiều người đón nhận nhiệt liệt nhưng không hề nhận đề cử của hiệp hội các nhà sản xuất phim Mỹ (PGA) và DGA. Nhưng nếu như xem các nhà làm phim quốc tế là một nhóm đang lên trong Viện hàn lâm, họ đã thất bại trong việc trao một đề cử cho bộ phim In The Fade của Diane Kruger mặc dù cô ấy giành chiến thắng nữ diễn viên xuất sắc nhất tại LHP Cannes. 

Khi viện hàn lâm tiếp tục đẩy mạnh sự da dạng của mình, những đề cử trong các năm sau có thể sẽ có những thay đổi hoàn toàn. Nhưng điều đó sẽ phụ thuộc sự thay đổi của ngành công nghiệp điện này chứ không phải đến từ những giải thưởng, phải nên là như thế. 

(*) Ý chỉ nhóm những người đàn ông da trắng lớn tuổi bảo thủ trong Viện hàn lâm. 

Nguồn: The Hollywood Reporter