Pirates of Caribbean - Những con số khủng khiếp

Tin điện ảnh · MarsLe ·

Toàn thể dàn diễn viên luôn phải đối mặt với những điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở các vùng đất trải dài khắp thế giới.

Đã thành thông lệ, trong quá trình thực hiện cả 4 tập phim trước của loạt Pirates of the Caribbean, các thành viên của đoàn làm phim cùng toàn thể dàn diễn viên sẽ phải đối mặt với những điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở các vùng đất trải dài khắp thế giới. Và với việc lựa chọn Gold Coast nằm ở Queensland, Australia làm địa điểm quay phim chính, đoàn làm phim Pirates of the Caribbean: Dead Men Tell No Tales đã làm việc trong khoảng thời gian ẩm ướt nhất trong suốt 61 năm qua do ảnh hưởng của cơn bão Marcia.

Bối cảnh đẹp mắt của Thị trấn St. Martin.
Bối cảnh đẹp mắt của Thị trấn St. Martin.

Bối cảnh đẹp mắt của Thị trấn St. Martin – thành quả sáng tạo của Thiết kế sản xuất Nigel Phelps, Giám sát mỹ thuật Ian Gracie và Điều phối cảnh dựng Bernie Childs – toạ lạc trong một khu đất xanh tốt có diện tích lên tới 5 mẫu ở ngoại ô Hinterlands của Maudsland. Cảnh dựng này được lấy cảm hứng từ một ngôi làng từng là thuộc địa của Anh nằm ở vùng biển Caribe. Mặc dù tất cả các công trình xuất hiện trong bối cảnh này chỉ gồm có phần mặt tiền, nhưng ít nhất 2 trong số đó là Quán rượu của Grimes và Phòng lưu trữ của của Swift đã được thiết kế với không gian 3 chiều cũng như được bố trí một cách tỉ mỉ và đẹp mắt bởi bộ phận mỹ thuật của phim dưới sự chỉ đạo của Beverley Dunn. Một số công trình trong đó đã được sắp đặt một cách thông minh để có thể dễ dàng di chuyển sang những vị trí khác nhau, tạo cho khán giả ấn tượng về một thị trấn với diện tích rộng lớn.

Mặt tiền của mỗi một của hàng trong thị trấn St. Martin đều được trang trí với những con mực hay bạch tuộc khô.
Mặt tiền của mỗi một của hàng trong thị trấn St. Martin đều được trang trí với những con mực hay bạch tuộc khô.

Mặt tiền của mỗi một của hàng trong thị trấn St. Martin đều được trang trí với những con mực hay bạch tuộc khô (đều đã được phơi khô trong hàng tháng trời) hoặc với lưới đánh cá, đồ gốm hoặc các loại thực phẩm khác nhau.

Mặt tiền của mỗi một của hàng trong thị trấn St. Martin đều được trang trí với những con mực hay bạch tuộc khô.
Mặt tiền của mỗi một của hàng trong thị trấn St. Martin đều được trang trí với những con mực hay bạch tuộc khô.

Thiết kế phục trang Penny Rose và nhóm của mình đã biến một sân khấu ở trường quay Village Roadshow tại Gold Coast, Queensland, Australia thành một phòng phục trang khổng lồ với hơn 2,000 bộ trang phục, nón mũ, giày cũng như các loại phụ kiện…được phân loại một cách tỉ mỉ theo tên của nhân vật, chủng loại, giới tính và cả độ tuổi.

Để tạo vẻ cũ nát cho các bộ trang phục, Penny Rose cùng với nhóm của mình đã sử dụng một loạt thủ thuật đầy tính sáng tạo, trong đó bao gồm cả việc đặt chúng cùng với các viên sỏi vào trong máy trộn xi măng, dùng máy bào pho mai và đôi lúc là cả đèn hàn để các bộ quần áo trở nên nhàu nhĩ và cũ kỹ.

Những chiếc thùng container chính là phương tiện cần thiết để tiến hành một công nghệ làm phim trên phông xanh hiện đại có tên là Aircover Inflatables.
Những chiếc thùng container chính là phương tiện cần thiết để tiến hành một công nghệ làm phim trên phông xanh hiện đại có tên là Aircover Inflatables.

Mọi hoạt động diễn ra tại khu vực được gọi là “đấu trường của những con tàu” nằm ở Helensvale, Queensland, Australia – nơi neo đậu của 11 con tàu lớn – đều được điều phối bằng máy tính. Đám đông những người dân tò mò tụ tập tại đây có thể nhìn thấy một hoặc hai chiếc tàu lớn chở hàng trăm chiếc thùng container rồi xếp chồng lên nhau giống như những viên gạch vậy. Một tờ báo địa phương đã dự đoán rằng mục đích của các nhà làm phim là để ngăn cản không cho những hình ảnh bí mật bị lọt ra bên ngoài. Nhưng trong thực tế, những chiếc thùng container chính là phương tiện cần thiết để tiến hành một công nghệ làm phim trên phông xanh hiện đại có tên là Aircover Inflatables. Những cảnh quay thực hiện theo công nghệ này sau đó sẽ được xử lý bởi giám sát hiệu ứng hình ảnh Gary Brozenich cùng với nhóm của mình. Bốn nhà làm phim chủ nhân của ý tưởng công nghệ tiên tiến này đã được tôn vinh với giải thưởng Technical Achievement tại Lễ trao giải thưởng Oscar 2016. 

Được thiết kế dựa trên ý tưởng của Thiết kế sản xuất Nigel Phelps, con tàu của Thuyền trưởng Salazar trông giống hệt như một lâu đài với phong cách Tây Ban Nha nổi trên mặt nước với các tháp pháo ở phía sau, các khẩu pháo xoay được đặt trên boong tàu cùng vô số bức tượng của các hiệp sỹ thời trung cổ được đặt trên tàu. Bên cạnh đó, trên boong tàu cũng có đặt rất nhiều thùng gỗ lớn, nhưng không phải là nơi chứa nước hay rượu cho các thuỷ thủ mà là “nhà giam tồi tệ nhất dành cho các tù nhân.

Mặc dù con tàu của Thuyền trưởng Salazar là một sản phẩm được xây dựng từ trí tưởng tượng chứ không phải được thiết kế theo đúng những tiêu chuẩn trong lịch sử hàng hải nhưng hình ảnh con đại bàng hai đầu nằm ở trên cánh buồm khổng lồ là ý tưởng được Thiết kế sản xuất Nigel Phelps vay mượn từ những mẫu thiết kế từng xuất hiện trong lịch sử, và các khẩu pháo trên boong tàu đều được đóng dấu của Lực lượng hải quân Hoàng gia Tây Ban Nha và được trang trí với hình ảnh của một đôi cá heo – biểu tượng điển hình được gắn trên các khẩu pháo của quân đội Pháp và Tây Ban Nha ở thế kỷ 18.  

Khi màn đêm buông xuống ở Helensvale, một vài con kangaroos sẽ bất ngờ xuất hiện trên đồng cỏ xanh rộng lớn rồi tiến lại gần khu trại của đoàn làm phim, tò mò tìm hiểu xem những kẻ lạ mặt này đang làm gì trên lãnh địa của chúng.

Thuyền trưởng Salazar.
Thuyền trưởng Salazar.

Để có thể hoá thân vào vai nhân vật Thuyền trưởng Salazar, mỗi ngày nam diễn viên Javier Bardem đã phải ngồi trong phòng hoá trang từ 2 cho tới 3 tiếng đồng hồ. Nhưng nữ diễn viên xinh đẹp Golshifteh còn phải mất tới 5 tiếng đồng hồ để có thể trở thành phù thuỷ đại dương huyền bí Shansa.

Bộ phận làm tóc do Peter Swords King phụ trách đã phải làm ra hơn 1.000 bộ tóc giả phục vụ cho quá trình làm phim. Vào những ngày bận rộn nhất, nhóm đã phải hoá trang cho 30 diễn viên chính và 700 diễn viên phụ, Ở những khoảng thời gian cao điểm, Peter đã phải triệu tập một đội ngũ với 22 thành viên chính và 70 phụ tá để hỗ trợ cho mình và cùng nhau làm việc trong một khu lều trại khổng lồ. Phòng hoá trang đã được gọi một cách hài hước là “xưởng sản xuất xúc xích”. 

Tời kéo (công cụ để kéo, thả dây cáp cũng như di chuyển các vật nặng như mỏ neo của một con tàu chẳng hạn) của Ngọc Trai Đen vẫn là chiếc từng được xuất hiện trong các phiên bản của con tàu huyền thoại trong tập 1, 2 và 3 của loạt phim này.  

Tại Hastings Point, vùng đất nằm sát biên giới Queensland nằm ở New South Wales, quá trình quay phim đã bắt đầu bằng những vũ điệu chào mừng đoàn làm phim được dàn dựng đẹp mắt bởi các thành viên của bộ tộc Goobjingburra – những người dân đã bảo vệ mảnh đất này hàng ngàn năm qua.

Cảnh quay đám cưới “chạy bầu” ghi hình ở Hastings Point thực sự là một cơ hội để gia đình của Stephen Graham (thủ vai Scrum) được đoàn tụ ngay trên phim trường. Vợ của Graham là nữ diễn viên tài năng Hannah Walters đã được các nhà làm phim mời thủ vai Beatrice Kelly trong khi 2 đứa con đáng yêu của họ là Alfie và Grace sẽ vào vai con của Beatrice. Và nhiệm mà đội ngũ hoá trang – làm tóc phải làm là tìm cách biến những gương mặt xinh đẹp của gia đình Graham/Walter trông xấu xí hết mức có thể.

Đối với nam chủ nhân giải thưởng Oscar Javier Bardem, việc thủ vai Thuyền trưởng Salazar trong tập phim này đã mang lại cho anh một cảm giác rất thân thuộc vì vợ của anh là Penelope Cruz cũng đã từng thủ vai chính trong một tập phim khác trong loạt có tên “On Stranger Tides”. Và trong khoảng thời gian đó, Bardem cũng đã thường xuyên ghé thăm phim trường.

Penelope Cruz
Penelope Cruz

Nam diễn viên người Tây Ban Nha Juan Carlos Vellido là người duy nhất thủ vai 2 nhân vật khác nhau trong 2 tập phim của loạt “Pirates of the Caribbean”. Anh từng thủ vai Thuyền trưởng người Tây Ban Nha trong “On Stranger Tides” và giờ đây là tay chân trung thành Lesaro của Thuyền trưởng Salazar trong Dead Men Tell No Tales.

Javier Bardem và Juan Carlos Vellido.
Javier Bardem và Juan Carlos Vellido.

Vào ngày 27.05.2015, đã có những sự chia rẽ mạnh mẽ trong nội bộ các thành viên người Australia của đoàn làm phim khi họ chia thành 2 phe để ủng hộ cho 2 câu lạc bộ Queensland Maroons và New South Wales Blue trong trận rugby được diễn ra vào tối hôm đó. Để thể hiện tình cảm với đội bóng, họ đã khoác lên người tất cả các món đồ có màu sắc trùng với màu áo của câu lạc bộ, từ khăn choàng cho tới áo mũ…Một màn hình khổng lồ đã được dựng lên ở phim trường Village Roadshow. Tuy nhiên đã không có bất cứ vụ bạo động hay xô xát nào xảy ra sau khi Maroon giành chiến thắng.  

Có tới 88 ý tưởng thiết kế cho cuốn nhật ký quý giá mà Carina Smyth luôn mang theo bên mình trước khi đoàn làm phim đưa ra quyết định về lựa chọn cuối cùng. Cuốn nhật ký được bọc bằng da và những trang giấy trong đó đã được làm cho cũ kỹ, sờn rách bằng cách…nhúng vào café.

Chai rượu rum của Thuyền trưởng Jack Sparrow là một món đồ cổ từ thế kỷ 18 thu thập được từ nước Anh. Trong khi đó, một số chiếc ô che nắng xuất hiện trong phim đã được làm bằng tay bởi một người phụ nữ đã bước sang độ tuổi 70 sinh sống tại Brisbane. Bà là một trong số những người duy nhất trên thế giới còn làm công việc này ở thời điểm hiện tại.

Dưới sự nhập vai của nữ diễn viên Golshifteh Farahani, mỗi bộ trang phục của phù thuỷ đại dương Shansa thường mất khoảng 15 tiếng đồng hồ, thậm chí cả một ngày để hoàn thiện. Có khoảng 42 người đã tham gia phụ trách công việc này.

Vào một ngày tiến hành cảnh quay chặt đầu các nạn nhân, mưa như trút nước đã đổ xuống bối cảnh Thị trấn St. Martin. Để giúp cho lớp đất nền được khô ráo, nhóm thực hiện đã phải đổ 30 tấn cát lên đó nhằm phục vụ cho quá trình quay phim.

Trong quá trình quay phim tại khu rừng rậm bao quanh Núi Tamborine, các thành viên của đoàn làm phim Dead Men Tell No Tales không hề có mũ cứng để bảo vệ đầu của họ khỏi những loại hạt hay quả khổng lồ rụng xuống từ các thân cây cổ thụ mọc trong rừng. Các thành viên người Australia trong đoàn làm phim đã nói với đồng nghiệp tới từ Mỹ hay các quốc gia khác rằng đó thực sự là những con “gấu nhào”. Theo quan niệm của người dân Australia, đây là một loài thú bản địa, có tính cách hung dữ, thường xuyên tấn công con mồi bằng cách trốn trên cây cao và nhảy xuống đầu những du khách lơ đễnh.

Để thực hiện một khối lượng công việc hậu cần khổng lồ nhằm chuẩn bị cho quá trình quay phim chính thức tại Quần đảo Whitsunday, các nhà làm phim đã phải sử dụng tới 60 chiếc xe tải, di chuyển trên một chặng đường dài hơn 1.400 km để đi từ trụ sở sản xuất ở Gold Coast, rồi phải tiếp tục di chuyển bằng sà lan tới những hòn đảo nơi mà các hoạt động làm phim đang được diễn ra.

Khi các thành viên cùng dàn diễn viên của Dead Men Tell No Tales đang tiến hành ghi hình tại vùng biển Whitehaven tại Quần đảo Whitsunday, điều kiện thời tiết bất thường cùng với thuỷ triều dâng cao đã tạo nên một tình huống khiến tất cả mọi người đã phải nhanh chóng rời bỏ con tàu để lên bờ như thể đang tiến hành một cuộc đổ bộ quân sự. Không ai mong muốn mình sẽ phải bơi vào ngày hôm đó.

Sau khi hoàn tất 93 ngày của quá trình quay phim chính thức tại Australia, một trận bão lớn đã ập xuống Whitsunday – địa điểm cuối cùng mà đoàn làm phim đặt chân tới. Cơn bão đã buộc tất cả các chuyến bay dự kiến cất cánh vào ngày hôm đó bị huỷ bỏ. Hơn 200 thành viên của đoàn làm phim cùng dàn diễn viên đã phải di chuyển bằng phà trong điều kiện biển động dữ dội để về tới đất liền trước khi tiếp tục lái xe thêm 2 tiếng đồng hồ để tới thành phố Mackay nhằm có thể đón chuyến bay trở về nhà.

Hậu trường của Cướp Biển Caribe