[REVIEW] Pacific Rim: Uprising - Còn đâu bản anh hùng ca trước thềm tận thế!

Đánh giá phim · HeisenbergPhu ·

Phần thứ 2 của phim cũng đã được tung ra nhưng liệu chất lượng về nội dung của nó có đủ để kế thừa người tiền nhiệm khổng lồ trước đấy? Hoàn toàn không!

Quay trở lại vào năm 2013, dưới bàn tay đạo diễn tài tình của Guillermo del Toro thì khán giả màn ảnh rộng đã thật sự có những trải nghiệm tuyệt vời từ mãn nhãn cho đến đã tai với các trận chiến giữa Kaiju - quái vật khổng lồ và các cỗ máy robot Jeager trong bộ phim có tên Pacific Rim. Mãi cho đến giờ, phần thứ 2 của phim cũng đã được tung ra nhưng liệu chất lượng về nội dung của nó có đủ để kế thừa người tiền nhiệm khổng lồ trước đấy?

Câu trả lời của người viết ở đây là không! Hoàn toàn không! Mặc dù công cuộc quảng bá cho Pacific Rim: Uprising khá sớm và có một tí gì đấy gọi là thu hút người xem nhưng phim vẫn chưa đủ để thõa mãn cơn thèm khát trải nghiệm lại cuộc chiến của các Kaiju và Jeager một lần nữa của các tín đồ. Phim vẫn còn rất nhiều lỗ hỏng kém sang và một loạt điểm yếu mà khán giả thất sự cảm thấy buồn lòng.

Đầu tiên là về phần hình ảnh và khung cảnh phim

Nếu trong phiên bản của Del Toro, ông ấy biết cách nhấn mạnh tông màu và thời gian của hậu tận thế bằng những ánh đèn màu u ám và những cơn mưa nặng hạt đan xen vào những trận chiến, khiến người xem cảm thấy mình thật sự có mặt trong đấy và phải ngước nhìn lên những con Kaiju và Robot, thì với phần 2 yếu tố đó hoàn toàn bị mất đi. Màu sắc của phim bây giờ đã thật sự tươi sáng hơn, những Jeager và Kaiju xuất hiện như đúng chất "quan trọng là thần thái!", lao vào đánh nhau chỉ để mua vui và phá đổ những tòa nhà cao tầng tráng lệ. Dưới đây là những ví dụ cụ thể nhất dành cho bạn:

Gypsy Danger đối đầu với Otachi trong phần 1
4 Jeager cùng nhau đại náo Tokyo với 3 Kaiju

Trong cảnh phim đánh nhau, Del Toro biết cách nhấn mạnh vào điểm trọng tâm cần nhấn, khiến chúng ta có thể cảm nhận được sự to lớn của những thứ trong khung cảnh đấy. Về phía Steven S. DeKnight - đạo diễn của phần 2, ông quá tập trung vào sự bao quát tổng quan, bối cảnh xung quanh khiến ta vẫn có thể thấy được sự đổ nát của thành phố, nhưng cảm giác khổng lồ của các Jeager thì không thành công cho lắm.

Go, go Power Rangers
Go, go Power Rangers
Trong phần một
Trong phần một

Tiếp theo là về dàn nhân vật

Dù có nhiều nhân tố để khai thác hơn trong phần thứ 2 nhưng cũng chính vì điều đó đã tự giết chết bộ phim. Việc quá nhiều nhân vật và một vài thành phần không cần thiết khiến bộ phim bị rời rạc, chuyển cảnh nhanh chóng và gây khó chịu cho người xem. Cuối phim, chúng ta vẫn phải vắt tay lên trán mà suy nghĩ: "Vậy chứ cái ông nhân vật chính đã làm được gì?" hay chị Điềm trong phim, một lời tiên đoán trước rằng phim sẽ có "điềm", chị ấy cướp show như một vị thần và làm hai nhân vật chính của chúng ta bị lu mờ hẳn đi. Hay là chúng ta đang xem phim "Điềm Điềm và bạn hữu quốc tế"?

Cuối cùng, chính là yếu tố âm thanh và nhạc nền

Đây là yếu tố mà người viết hoàn toàn hụt hẫng và tiếc nuối. Phần đầu tiên nhạc phim được sáng tác bởi nhạc sĩ Ramin Djawadi (Game of Thrones), ta cảm nhận được sự hoành tráng của phim nhờ tiếng trống và Guitar bốc lửa, nghẹt thở. Còn với phần 2, cái chất ấy bị làm mờ nhạt đi, êm dịu hơn bởi Lorne Balfe (Terminator: Genisys). Vẫn có mix lại bản theme cũ, nhưng Lorne không biết cách đưa vào phim thế nào cho đúng cách vì thế những cảnh phim mất đi sự hoành tráng và không khí anh hùng của nó. Tôi ví dụ, khi cảnh 4 cỗ máy Jeager cùng nhau dùng bệ phóng tên lửa để bay sang Tokyo, nếu cảnh phim đấy sử dụng bài nhạc nền cũ với đoạn guitar hào hùng thì nó sẽ trở nên đáng giá biết bao, nhưng buồn thấy, cảnh phim lại được lồng vào đoạn nhạc nền khá nhẹ nhàng và buồn ngủ.

Nhạc phần 2
 

và phần đầu tiên

Phần hiệu ứng âm thanh cho Jeager, cái tiếng khệnh khạng nặng nề từ các cỗ máy khi hoạt động đã không còn, giờ đây các Jeager đã được nâng cấp hóa, nhanh nhẹn như những Zord trong loạt phim Power Rangers.

Cuối cùng, tất cả những gì mà người viết có thể rút ra được từ phim thì Pacific Rim: Uprising chính là một bản "khổng lồ" hơn của Transformers: Age of Extinction. Một cảm giác phim bị Trung Quốc hóa một cách táo bạo và công khai. Tuy nhiên, nếu ai đó muốn tìm cảm giác giải trí và thư giãn, thì phim có thể gọi là đáp ứng đủ những nhu cầu đấy cho bạn. Bạn muốn thấy robot - phim có robot, bạn muốn thấy quái thú khổng lồ đập nát nhà cửa... cũng có nốt!

Pacific Rim: Uprising hiện đang công chiếu tại các rạp trên toàn quốc.