Review phim cũ: Interstellar – Vòng lặp lịch sử

Tin điện ảnh · MarsLe ·

Đã 1 năm trôi qua, nhưng HBO hay Star Movies vẫn không chiếu "Interstellar - Hố Đen Tử Thần". (Có lẽ vì lý do doanh thu hay vì bộ phim quá dài).

Nay để chia sẻ cùng các bạn, mình xin post lại review bộ phim kinh điển này.

(CÓ SPOILER)

Xem phim này tại một trong những suất cuối của ““Interstellar” “ và hoàn toàn câm nín vì sự hấp dẫn của nó. Tác phẩm này là thứ truyền cảm hứng và xúc động nhất mà mình từng được xem trong năm 2014.

1. Cốt truyện

Cooper từng tham gia để trở thành phi công của NASA. Nhưng rồi một tai nạn trong lúc diễn tập đã khiến anh thất bại trong việc theo đuổi giấc mơ của mình. Thế là anh trở thành một nông dân và một ông bố độc thân với 2 đứa con.
Đứa con gái út của anh, Murph , thừa hưởng từ anh trí tuệ và sự tò mò dành cho thế giới này. Và bằng một sự kiện “tình cờ”, hai cha con anh đã phát hiện ra tọa độ của cơ quan NASA (nay đã hoạt động bí mật).

Những sự kiện liên tiếp dẫn đến việc Cooper (Matthew McConaughey) chấp nhận bay vào vũ trụ để tìm ra ngôi nhà mới cho nhân loại với lời hứa “Bố sẽ trở về” dành cho con gái anh.

2. Âm nhạc

Sở dĩ mình nhắc đến âm nhạc là vì film của Nolan, (thường có âm nhạc của Hans Zimmer) chính là dòng phim đã gợi cho mình niềm yêu thích đối với nhạc phim. Từ bộ phim “Dark Knight” với tông nhạc trầm nhưng bi tráng, hay “Man of steel” với sự hoàng tráng của hi vọng và lý tưởng.

“Interstellar” cũng không hề kém cạnh khi nhạc nền của phim đã kết hợp xuất sắc với hình ảnh để dẫn dắt cao trào của phim và cảm xúc của người xem.

Có 1 bài phát biểu từng nói rằng “Người bán hàng tốt là người biết dùng lời nói của mình đánh trúng “phần não quyết định hành động” ở sâu nhất trong não của người mua”. Phần não ấy không thể được thâm nhập bằng ngôn ngữ hay lý luận, mà chỉ có những rung động thực sự, những sự thuyết phục hoàn toàn mới khiến nó cảm nhận được.

Âm nhạc trong ““Interstellar”” khiến người ta thốt lên “ Đúng là cảm giác trong vũ trụ” dù rằng chẳng mấy ai trong chúng ta từng bay vào vũ trụ. Sử dụng đàn organ nhà thờ, Nolan đã gợi lên cảm giác của một âm vô cùng vang dội nhưng dần dần biến mất trong không gian. Đó cũng là cảm giác của những nhân vật trong phim: họ tan biến trong khoảng không của vũ trụ, như một hạt cát trong sa mạc. Mọi cảm xúc dù mạnh mẽ như tiếng trống dồn, hay day dứt như tiếng đàn khi bị đặt vào trong vũ trụ và trước hố đen quyền năng, đều biến mất một cách nhẹ tâng. Những “nặng”, “nhẹ” vô hình đó đều được sứ giả âm nhạc truyền tải hoàn hảo.

3. Hình ảnh

Mình chưa xem “Gravity” đoạt Oscar 2013. NHưng mình khẳng định “Interstellar” không hế thua kém “Gravity”. Bởi vì “Interstellar” không chỉ có sự hung vĩ của thiên nhiên, sự huyền bí của vũ trụ mà còn đây sự “mộng mơ” trong những tác phẩm của Nolan. Và hình ảnh của nó dĩ nhiên còn mang đầy tính ẩn dụ.

[Có spoiler]

Hành tinh đầu mà nhóm khoa học đáp xuống: ngập trong nước, đầy những cơn sóng thần. (thời đại sơ khai khi trái đất chỉ toàn nước)

Hành tinh thứ hai của Dr Mann phát hiện ra: băng giá (kỷ băng hà)

Hành tinh thứ ba nơi Dr Brand đáp xuống: đã bắt đầu có sự sống dù rằng cô ta đên đó quá trễ, người phát hiện ra hành tinh này là Dr Wolf đã chết (ý chỉ giai đoạn con người bắt đầu xuất hiện sau kỷ băng hà nhiều năm).

Cảnh quay Cooper ở trong không gian đa chiều: hình ảnh trong khung cảnh này hắt ra nhiều tia sáng, nhắc đến “String theory” của các nhà vũ trụ học dùng để giải thích sự đa chiều của vũ trụ.

[Hết spoiler]

Đẹp về vẻ ngoài và tràn đầy thông điệp, hình ảnh trong “Interstellar” khiến người xem phải ngưng đọng hơi thở của mình. (Có 1 điểm chú ý là con nít trong rạp không khóc ré lên như nhiều phim khác. Thank God and thank Mr Nolan for making such an atmosphere, lol)

4.Diễn Xuất

Đoạn Cooper ngồi nghe tin tức từ con trai và bật khóc.

Hay sự tuyệt vọng và hi vọng phảng phất qua từng câu thoại, từng cuộc tranh cãi được Matthew McConaughey thể hiện xuất sắc. Micheal Caine cũng đóng tốt vai của một kẻ “tội đồ” trong phút hấp hối.

Các diễn viên khác đóng tròn vai của mình. Anne Hatthaway không ấn tượng như mong đợi, do vai diễn của cô và do cả lời thoại có hơi dài dòng.

Đây cũng không phải chuyên môn của mình nên không đánh giá nhiều.

4. Những bài học

“It’s not about the money. It’s about sending a message” (Joker)

Cooper không xuất phát từ lý tưởng vĩ đại “cứu thế giới” hay niềm đam mê bay vào vũ trụ như ngày trẻ mà đi thực hiện nhiệm vụ này. Anh ra đi chỉ vì 1 tia hi vọng mong manh “Tìm ra một ngôi nhà mới cho hai con của mình”. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, anh bị chỉ trích, bị dị nghị vì mục đích của anh không giống với những người còn lại. Nhưng rồi anh đã góp công lớn để hoàn thành xuất sắc cả hai kế hoạch A lẫn B được vạch ra ban đầu.

Trái ngược với Cooper có lẽ là Dr Mann (Matt Damon). Dr Mann được kỳ vọng là “người tuyệt vời nhất/ tốt nhất” của NASA khi ra đi tìm nơi ở mới. Nhưng những gì anh hành động khiến người ta thất vọng.

Có thể thấy thông điệp thật rõ ràng: Những điều vĩ đại nhất bắt đầu khi ta làm nó vì những người ta yêu quý nhất. Trái lại, loài người (chơi chữ bằng tên của Mann), đôi khi lại sụp đổ dưới sức nặng của lý tưởng mà chúng ta mang theo. Khi lý tưởng bị sụp đổ, sự ích kỷ, độc ác sẽ bóp méo trái tim con người, biến anh ta thành một kẻ mà bản thân anh ta không bao giờ ngờ tới được.

Có hơi lan man 1 chút, nhưng cái tên “Cooper” của nhân vật chính gần gần chữ “Copper”(đồng).

Trong 1 bộ film có cả “Copper” lẫn “Man” gợi mình nhớ đến truyền thuyết “Ages of Man” của Hy Lạp.

_Ban đầu loài người thuộc kỷ nguyên Vàng: tốt đẹp, hòa hợp.

_Sau đó là kỉ nguyên Bạc rồi Đồng, con người dần dần tha hóa, tàn bạo hơn, tham lam hơn.

Khi nghe đến đoạn đó trong truyện cổ, mình nghĩ “Thế thì làm sao để quay lại thời hoàng kim của con người, khi cả một quy trình là sự xuống dốc của con người?”.

Câu trả lời là vẫn còn hi vọng cho con người: Cooper (Copper- Đồng) là một người tài giỏi nhưng chưa đến mức con người Vàng. Nhưng chính con người Đồng đó đã đem lại sự hồi sinh cho con người, để rồi cái cộng đồng nhỏ bé đó đã vươn lên và trở thành một thế lực quan trong trong film (Xin phép không nói tránh spoiler).

Kết luận: Christopher Nolan vẫn rất cao tay trong việc tạo ra những tác phẩm “truyền cảm hứng”. Trong 1 Gotham tha hóa, ông truyền cảm hứng về công lý, đức hy sinh. Trong 1 trái đất chỉ còn lại cát bụi, ông tạo ra niềm tin về sự tái sinh, sự cứu rỗi dành cho những con người biết tin vào điều tốt đẹp.

Và 1 điểm cộng cho Nolan là ông đã khắc phục được điểm yếu trong hành động: Interstellar không phải là film hành động, nhưng phần hình ảnh của nó đã tránh được sự nhàm chán hay vụng về trong hành động mà Nolan mắc phải trong “Dark Knight” hay “Inception”.

(Ngân Long)