The Conjuring – Một trong những franchise hứa hẹn nhất Hollywood

Phim Kinh Dị · Tin điện ảnh · JenLord ·

Chúng ta cùng tìm hiểu xem tại sao đây lại là một trong những franchise hứa hẹn nhất của Hollywood trong thời gian sắp tới.

Cụm từ “vũ trụ điện ảnh” đã trở nên hết sức phổ biến trong những năm gần đây, tuy rằng không phải franchise nào cũng thật sự làm chủ được nó. Bên cạnh dòng phim siêu anh vẫn đang ở đỉnh cao, chúng ta nay đã thêm một thương hiệu khác đầy triển vọng với các phần phim được phát triển liên tục: The Conjuring. Sản phẩm của bậc thầy dòng kinh dị, James Wan, là cú hit đầy bất ngờ đối với các rạp phim khi ra mắt vào năm 2013, cho đến nay thì nó đã được mở rộng ra với các dự án như Annabelle: Creation, tiếp theo sau là The Nun và The Crooked Man.

Chúng ta cùng tìm hiểu xem tại sao đây lại là một trong những franchise hứa hẹn nhất của Hollywood trong thời gian sắp tới. Hãy cùng check qua các lý do dưới đây.

Kinh phí thấp giúp họ sẵn sàng đối đầu với rủi ro

Một điều thường thấy đó là, những phim với ngân sách cao có cách tiếp cận khán giả rất truyền thống (và ít rủi ro hơn). Lý do cũng khá đơn giản: không có studio nào lại muốn mạo hiểm số tiền lên tới 9 con số vào một bộ phim mà không có khả năng kiếm lại từng đó cả. Trong trường hợp của The Conjuring (và đa số các phim kinh dị khác), studio hầu như không phải đau đầu về vấn đề này. Ngay cả phần Annabelle đầu tiên, dù bị chê tơi tả cũng đã kiếm lời được gấp 40 so với kinh phí sản xuất chỉ vỏn vẹn $6.5 triệu. Hầu bao ít ỏi của dòng phim kinh dị đã vô tình tạo ra một môi trường mà trong đó những rủi ro và đổi mới thường không bị trách phạt gì.

Lựa chọn các tài năng sáng tạo đúng đắn

Khi nhắc đến một vũ trụ điện ảnh, thành công của nó thường được định đoạt bởi người đứng đầu với một tầm nhìn đầy sáng tạo. Đối với Marvel, đó là Kevin Feige. Với DC là Geoff Johns. Còn với The Conjuring thì không ai khác ngoài James Wan. Danh sách những việc Wan đã làm cho vũ trụ này kể từ 2013 thật không gì khác ngoài hai chữ thiên tài, một biểu tượng kinh dị mới (bao gồm cả Insidious và Saw). Wan đã giúp duy trì sự gắn kết chặt chẽ giữa âm thanh và chất lượng trên từng thước phim, kể cả khi anh không thể đứng sau máy quay và trực tiếp chỉ đạo thì studio vẫn tìm ra các nhân tố mới, tuy khác biệt với James Wan những vẫn đảm bảo mang tới sự sợ hãi, ví như David F. Sandberg, người đứng sau thành công của Annabelle: Creation.

Concept cốt lõi đủ để tạo nên một vũ trụ hoàn thiện

Giờ đây, với việc siêu anh hùng đang thi nhau chiếm lĩnh màn ảnh rộng, các studio đều nóng lòng vào guồng hơn bao giờ hết. Tuy vậy, không phải franchise nào cũng đều thích hợp với ý tưởng này, và điển hình là trong vài tháng gần đây chúng ta đã được nghe tin về vũ trụ James Bond và John Wick. Đó cũng chính là lý do khiến Conjuring được nhìn nhận như một thương hiệu mới mẻ và vô cùng khác lạ. Franchise này dựa trên một khái niệm vô cùng rộng lớn về kinh dị siêu nhiên, và với mỗi bộ phim, người xem có thể cảm thấy sự khác biệt so với những gì xảy ra trước đó bởi vì họ không có quá nhiều chi tiết để kết nối từ phim này sang phim kia. Thậm chí là đến một nửa số phim trong vũ trụ The Conjuring còn không có sự xuất hiện của nhà Warrens, thế nhưng studio vẫn thực hiện, vì cái cốt lõi nhất của một bộ phim thuộc vũ trụ này đó chính là mang đến nỗi sợ ám ảnh cho khán giả.

Liên tục nâng tầm các câu chuyện...

Một trong những yếu tố cơ bản nhất khiến The Conjuring trở nên khác biệt so với các tác phẩm kinh dị khác, đó là tạo nên một thế giới được gắn kết qua các phần phim. Đây không phải thứ mà chúng ta thường xuyên thấy ở dòng phim này, một dòng thời gian được bao trùm với sự xuất hiện của Ed và Lorraine Warren đã giúp tăng cường sự hấp dẫn ở thương hiệu Conjuring và các phần spinoff khác. Búp bê Annablle là một ví dụ điển hình, dù chưa mở miệng nói lời nào hay thậm chí là đi lại trên màn hình, thì việc phát triển phần tiếp theo vẫn giúp người xem hiểu rõ hơn nguồn gốc của Annabelle và những thế lực ma quỷ lẩn trốn trong thế giới của chúng ta.

Nhưng không bắt buộc phải đề cao mỗi phần phim

Phải nói rằng, The Conjuring đã tránh được vấn đề mà đa số các vũ trụ hiện nay mắc phải, đó là khán giả không nhất thiết phải theo dõi từng phần riêng rẽ của nó. Không giống như MCU hay DCEU, The Conjuring universe dường như không hướng đến một sự kiện đỉnh cao đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về mọi nhân vật hay quái vật đã từng xuất hiện. Thay vào đó, mỗi phần trong loạt phim này lại hoàn toàn độc lập với đầy đủ 3 phần: đầu, giữa và kết, đồng thời vẫn đảm bảo duy trì lượng kiến thức cần thiết nhất định nhằm nâng cao trải nghiệm của khán giả mà không cần sợ rằng họ sẽ không hiểu hay bỏ sót chỗ nào. Điều đó không chỉ làm hài lòng lượng khán giả hiện tại, mà còn làm cho thương hiệu trở nên hấp dẫn hơn đối với những người mới biết đến The Conjuring universe.

Không có quá nhiều cạnh tranh vào thời điểm hiện tại

Chúng ta thường nghe mọi người trong ngành công nghiệp điện ảnh đề cập đến khái niệm "quá tải siêu anh hùng" mỗi khi có phim nào mới xuất hiện, nhưng lại ít khi nghe họ thảo luận về khả năng khán giả có đang chán nản với phim kinh dị hay không. Đó là bởi vì có quá ít sự cạnh tranh trong dòng phim này ở thời điểm hiện tại. Như đã nói, các phim thuộc The Conjuring đều tốn rất ít chi phí sản xuất, nhưng lại có xu hướng kiếm tiền vượt trội hơn những tác phẩm cùng thể loại khác. Loạt phim này đang ở một vị trí mà gần như không có thương hiệu nào xung quanh thách thức được sự thống trị của nó. Thêm vào đó, phim thuộc thể loại này thường không có tác động quá lớn đến nhau tại phòng vé. Lấy ví dụ như Lights Out và The Conjuring 2, tuy ra mắt cách nhau chưa đầy một tháng nhưng chúng vẫn làm ăn vô cùng ngon nghẻ.

Nguồn: Cinema Blend