[Tổng Hợp] 10 bộ phim đi đầu Làn Sóng Mới của điện ảnh Hàn Quốc (Phần 1)

Góc Nghệ Thuật · Tin điện ảnh · KNTT ·

Đây là danh sách 10 phim thể hiện sự tổng quan tốt nhất về một Làn Sóng Mới của điện ảnh Hàn Quốc không ngừng phát triển và mở rộng.

Bong Joon-ho, vị đạo diễn đầu tiên của điện ảnh Hàn Quốc giành được không chỉ một, mà 4 tượng vàng Oscar với bộ phim Parasite. Tuy Bong là người gây được tiếng vang lớn hơn cả, ông cũng là một phần của một thế hệ những đạo diễn người Hàn Quốc (phần lớn là nam) lớn lên khi Hàn Quốc mới bắt đầu trở nên thịnh vượng về mặt văn hóa và nghệ thuật, mang đến một sự trân trọng rộng lớn hơn với các thể loại phim điện ảnh và một góc nhìn độc nhất đối với Hàn Quốc. Bên cạnh những cái tên như Park Chan-wook (Oldboy), Lee Chang-dong, Hong Sang-soo, Kim Ki-duk và Kim Ji-woon, Bong đang ở tiền tuyến của một thứ gọi là Làn Sóng Mới của Hàn Quốc (thứ cũng sản sinh ra một từ ngữ mới đó là Hallyuwood, với Hallyu dịch sát nghĩa ra là chảy từ Hàn Quốc), bắt đầu xuất hiện từ giữa những năm 90 nhưng chỉ thực sự vương lên và nhận được sự chú ý của thế giới từ những năm 2000.

Nên nếu như bạn không biết bắt đầu từ đâu, sau đây là danh sách 10 phim, bao gồm những đạo diễn đã được nhắc đến ở trên và những bộ phim của họ mà người viết nghĩ rằng thể hiện sự tổng quan tốt nhất về một Làn Sóng Mới của Hàn Quốc không ngừng phát triển và mở rộng.

1. Joint Security Area (2000)

Mặc dù sống trong một đất nước luôn trên bề vực chiến tranh với người hàng xóm của nó là nền tảng cho nhiều bộ phim trong danh sách này, Joint Security Area là một ví dụ hiếm hoi khi bộ phim trực tiếp đối mặt với vấn đề lãnh thổ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, một đất nước khiến cả thế giới khiếp sợ vì là một trong những chính quyền độc tài tàn bạo và hà khắc lúc đương thời. Càng hiếm hơn khi nó thực hiện điều này trong vỏ bọc của một bộ phim giật gân mang tính thương mại, ẩn sau trong đó là một thông điệp động lòng trắc ẩn về sự phản chiến.

Là một sự bức phá ở quê nhà của Park Chan-wook (người đã thực hiện hai bộ phim vào những năm 1990, nhưng đồng thời cũng cố gắng kiếm đủ số tiền để sống với tư cách là một nhà phê bình phim), bộ phim là một tác phẩm chuyển thể từ tiểu thuyết DMZ của Park Sang-yeon và lấy bối cảnh ở một vùng phi quân sự chia cách phía Bắc và phía Nam. Vào đêm nọ, một người lính Hàn Quốc (Lee Byung-hun) bất ngờ quay trở lại đất nước của anh, sau khi hai người lính Triều Tiên bị giết chết, một hành động khiến mối quan hệ giữa hai nước leo thang, và căng thẳng chỉ được dập tắt nhờ cuộc điều tra của Thiếu tá Quân đội Thụy Sĩ Sophie E. Jean (Lee Young-ae).

Joint Security Area phần nào đó lấy cảm hứng từ những bộ phim của Mỹ như A Few Good Men và The Caine Mutiny, và chắc chắn là không có nhiều những yếu tố như ăn sống bạch tuột hay loạn luân trong các bộ phim sau này của Park, thế nhưng ẩn trong một bộ phim giật gân có vẻ khoa trương là một câu chuyện về tình bạn. Bộ phim có cảm giác như một bi kịch về những người đàn ông tốt bị hủy hoại bởi một cuộc xung đột đã phá hủy cuộc sống của biết bao người. Bộ phim cũng cho thấy sự thành thạo của Park trong việc kiểm soát và tạo sự căng thẳng, cũng như sự hoàn hảo trong việc để ý từng chi tiết mà sau này cũng quay trở lại trong các bộ phim của ông. Joint Security Area không gây chú ý như bộ ba phim trả thù của Park, nhưng nó vẫn là một tác phẩm thiết yếu, và ngạc nhiên thay lại không được nhiều người biết đến từ một bậc thầy chớm nở lúc bấy giờ.

2. Save The Green Planet (2003)

Một trong những thứ làm điện ảnh Hàn Quốc thú vị đến như vậy là cái cách mà nó không hề sợ hãi việc pha trộn nhiều thể loại khác nhau. Ở Mỹ, những nỗ lực tương tự một là không thành công, hai là không được khán giả hưởng ứng, nhưng có vẻ đây là một tiêu chuẩn trong Làn Sóng Mới của điện ảnh Hàn Quốc, và không bộ phim nào thể hiện điều này tốt hơn tác phẩm điên rồ Save The Green Planet. Bộ phim dài đầu tay của Jang Joon-hwan, thoạt tưởng là một bộ phim lấy đề tài trả thù, với một Byeong-gu (Shin Ha-kyun) đội chiếc mũ kỳ lạ mang phong cách steampunk, bắt cóc và giam giữ sếp của anh Man-shik (Baek Yoon-sik). Nhưng hóa ra Byeong-gu tin rằng người đàn ông này là một người ngoài hành tinh đến từ Andromeda. Khi cảnh sát tiến hành điều tra, có vẻ như có một lý do bình thường hơn cho những hành động của Byeong-gu, nhưng đạo diễn Jang vẫn chưa đi qua giai đoạn trêu đùa với khán giả ngay lúc đó.

Bộ phim đáng lẽ không thể thành công: một sự pha trộn giữa giật gân, phong cách kinh dị của Audition với những cảnh bạo lực ghê tởm, những yếu tố hài kịch, sự kịch tính của bệnh tâm thần, lãng mạn lập dị và khoa học viễn tưởng, đôi lúc chỉ trong khoảng thời gian của một cảnh phim. Nhưng sự sáng tạo không ngừng nghỉ và sự dày đặc ý tưởng đã giúp đỡ bộ phim, cùng với nguồn năng lượng tuyệt vời mà Jang mang đến: nhà làm phim này thực hiện công việc đạo diễn như thể ông sẽ không bao giờ có cơ hội nữa (phải mất 10 năm sau ông mới cho ra đời bộ phim thứ hai Hwayi: A Monster Boy), với những cảnh quay có bảng màu đậm rực rỡ và một phong cách grindhouse khiến bộ phim như một giấc mơ tràn ngập những xu hướng nghệ thuật đại chúng. Thế nhưng bộ phim cũng không tập trung vào phong cách mà thiếu đi chiều sâu: như những người bạn đương thời của nó, ​​​​​Save The Green Planet là một câu chuyện chân thực về con người và những hành động vô nhân đạo mà chúng ta thực hiện lên lẫn nhau.

3. Memories of Murder (2003)

Bất kì ai quen thuộc với bộ phim quái vật The Host, hay bộ phim khoa học viễn tưởng hậu tận thế Snowpiercer có thể biết được điều gì cần mong chờ từ một bộ phim của Bong Joon-ho. Họ có thể sẽ sai, bởi vì một đặc điểm tính cách của Bong, nếu như ông có, có vẻ như là sự không lường trước được. Đó chắc chắn là lời giải thích duy nhất cho tác phẩm ngột ngạt, u sầu nhưng lại là một quá trình hấp dẫn, được dựa trên vụ án có thật liên quan đến tên sát thủ hàng loạt đầu tiên ở Hàn Quốc, một bộ phim có những điểm tương đồng với cuộc tìm kiếm vô ích tên hung thủ Zodiac của đạo diễn David Fincher, ra mắt 5 năm sau đó. Memories of Murder, như Zodiac, là một câu chuyện về cảnh sát hơn là tội phạm, phê phán sự tham nhũng và kém cỏi của lực lượng cảnh sát tỉnh ở Hàn Quốc, hay có lẽ là sự không chuẩn bị khá ngây thơ của họ đối với loại tội ác ghê tởm này, qua hai nhân vật cảnh sát với những cách tiếp cận khác nhau, với việc cuối cùng cả hai đều chứng minh là không hiệu quả.

Được thủ vai bởi Kim Sang-kyung và Song Kang-ho, người đã làm việc với tất cả đạo diễn trong danh sách này ngoại trừ Kim Ki-duk, bộ phim cũng là một quá trình tìm hiểu về hai người đàn ông này, một người thì khá bất cẩn và vô tắc trong cách hoàn thành công việc, người còn lại thì khó tính hơn, được cử đến từ Seoul để hỗ trợ. Nhưng chính nhịp điệu lạ thường, cấu trúc chậm rãi nhưng cũng rất độc đáo của bộ phim đã khiến nó trở nên đặc biệt, nhất là khi đây mới chỉ là bộ phim thứ hai của Bong. Bỏ qua những phân cảnh hành động hấp dẫn để tập trung vào một quá trình điều tra trong vô vọng, bộ phim gần như đã phá vỡ những quy tắc thông thường với việc liên tục tránh xa những giải pháp, sự chuộc lỗi, sự thành công - xa khỏi tất cả mọi thứ ngoại trừ một sự trượt dài đến thất bại không thể tránh khỏi, được tô điểm bởi sự thoáng qua của những tiếng cười chua cay nhất và tài năng chớm nở của Bong đối với những điều lố bịch. Thật khó để lấy một thứ cụ thể như một thủ tục điều tra tội phạm, được dựa trên một câu chuyện có thật và khiến nó trở nên ấn tượng và khó để nắm bắt, thế nhưng Bong, chỉ sau hai bộ phim, đã cho thấy mình là một người nghệ sĩ thực thụ với một tầm nhìn khác biệt, một yếu tố liên kết chung giữa các bộ phim đa dạng về thể loại và chủ đề của ông.

4. A Tale Of Two Sisters (2003)

Với sự nhạy cảm về mặt thương mại hơn những đồng nghiệp đương thời, không có gì vô lý khi Kim Ji-Woon là người đầu tiên trong những nhà làm phim thuộc Làn Sóng Mới của Hàn Quốc tiến đến Hollywood, với bộ phim bị đánh giá thấp The Last Stand. Tuy là một bộ phim khá vui nhộn, đó không phải đặc trưng của Kim và trong khi một số người sẽ chọn A Bittersweet Life hay The Good, The Bad & The Weird, người viết sẽ nghiêng về A Tale Of Two Sisters, có lẽ là bộ phim đương đại định nghĩa kinh dị của Hàn Quốc, với tư cách là một trong những bộ phim hoàn thiện và thỏa mãn nhất của ông cho tới nay. Lấy cảm hứng từ câu chuyện dân gian nổi tiếng Rose Flower and Red Lotus và thoạt nhìn có vẻ như bị ảnh hưởng từ mặt hình ảnh của những bộ phim kinh dị Nhật như The Ring và The Grudge khá phổ biến vài năm trước đó, bộ phim của Kim xoay quanh cặp chị em Su-mi (Im Soo-jung) và Su-yeon (Moon Geun-young), trở nên nghi ngờ người mẹ kế mới (Yeom Jeong-ah), một vị y tá cũ của người mẹ đã qua đời của họ sau khi Su-mi bắt đầu nhìn thấy những viễn cảnh đáng sợ.

Nhưng mọi thứ lại phức tạp hơn như vậy: đây không phải là một bí ẩn giết người người hay một câu chuyện ma đơn thuần (mặc dù khá hiệu quả khi nhìn dưới góc độ của cả hai), nó giống như bộ phim Haesu hại não được làm lại bởi Kubrick gây ám ảnh không phải do những gì bạn nhìn thấy (mặc dù có vài cảnh tượng khá đáng sợ), nhưng do những gì đang xảy ra phía bên kia khung hình. Bộ phim không thực sự phù hợp với những fan hâm mộ thể loại kinh dị dồn dập: nó chậm rãi và có một nhịp điệu từ tốn (thời lượng gần 2 tiếng) và phải nói là khá khó để theo dõi ở lần xem đầu tiên, với việc dòng thời gian nhảy qua nhảy lại ở hồi ba khi nó giải thích những gì đang diễn ra. Thế nhưng A Tale of Two Sisters lại là một tác phẩm giàu tính nghệ thuật, phong phú và thực sự đáng sợ, nhất là khi đem so sánh với bộ phim làm lại nhạt nhẽo vào 2009 của Mĩ The Uninvited, với sự tham gia của Elizabeth Banks và David Strathairnbị hạ thấp đến mức mọi thứ đều trở nên tầm thường.

5. Spring, Summer, Fall, Winter…And Spring (2003)

Các bộ phim của đạo diễn Kim Ki-duk thông thường khá bạo lực, khó chịu và/hay phân biệt giới tính, tuy nhiên Spring, Summer, Fall, Winter…And Spring lại là sự cống hiến của ông đối với Làn Sóng Mới mà người viết yêu thích nhất, một bộ phim chậm rãi, được quay một cách đau xót và đẹp đẽ, một câu chuyện dụ ngôn chiêm nghiệm được truyền cảm hứng bởi những lời dạy của Phật. Tuy nhiên, hãy nhìn sâu hơn nữa (và thật khó để không với phần hình ảnh đắm chìm và khơi gợi đến như vậy) và bạn sẽ thấy những dấu hiệu của một thiên tài nổi loạn. Có những cảnh đối xử tàn nhẫn với động vật (nhất là đối với cá, rắn, ếch và có thể là mèo, tùy thuộc vào cách bạn nghĩ như thế nào về việc sử dụng đuôi của một con mèo còn sống để làm một cái cọ vẽ), điều đã ngăn cản các bộ phim của ông được chiếu ở Mĩ một vài lần, và trong khi những bằng chứng về việc ông thù ghét phụ nữ vẫn còn chưa rõ ràng, người viết ước gì những người phụ nữ được vẽ vào nhanh chóng trong bộ phim lại không bị xem thường như vậy.

Nhưng đó đơn giản không phải là trọng tâm của ông trong bộ phim này: nỗi lo lắng của ông là với việc mất đi sự trong sáng, và quá trình tiếp nhận tri thức của một nhà sư tập sự trẻ (Kim Young-Min và bản thân Kim Ki-Duk những năm về sau) sống với người thầy và "sư phụ" của anh (Oh Young-su) trong một ngôi đền nhỏ trôi nổi trên một cái bè giữa một cái hồ yên tĩnh được bao quanh bởi những cảnh tượng và âm thanh hài hòa của thiên nhiên. Một người phụ nữ trẻ (Ha Yeo-jin) đến ngôi đền để hồi phục từ một căn bệnh lạ, và nhà sư trẻ cuối cùng lại bỏ đi với cô ta, chỉ để quay trở về nhiều năm sau đó, như người thầy thông thái của anh đã thấy trước, với việc biến tình yêu của anh trở thành sự chiếm hữu, và sự chiếm hữu trở thành tội giết người. Theo sau cái chết của người thầy và anh được thả ra khỏi tù, anh quay trở lại ngôi đền để tự đảm nhận chức vị, thậm chí thu nhận đồ đệ của riêng mình như một vòng tuần hoàn của sự đau đớn, tàn nhẫn, khoan dung và chấp nhận lại bắt đầu một lần nữa. Mặc cho sự bi quan (chúng ta sẽ luôn lặp lại những lỗi lầm của bản thân) và sự đau lòng trong cách kể chuyện, sự tĩnh lặng truyền cảm hứng một cách lạ kì và hoàn toàn thu hút của bộ phim thật đáng nhớ, và nó cho thấy tài năng của Kim không chỉ được thể hiện ở những bộ phim mang nặng tính bạo lực và biến chất như tác phẩm chiến thắng tại Venice PietaMoebius vào 2013 hoặc bộ phim với cốt truyện về hiếp dâm và giết người One by One.

(Còn tiếp)

Nguồn: The Playlist