Tự sự của một mọt anime - Tại sao thể loại này lại có độ hấp dẫn toàn cầu đến thế?

Candice183 ·

Dưới đây là góc nhìn của một mọt phim anime về sự phổ biến toàn cầu của loại hình hoạt họa này!

Trải nghiệm lần đầu xem anime của tôi (tác giả bài viết) bắt đầu từ khi 4 tuổi, anh trai tôi cho xem bộ đầu tiên và tôi đem lòng yêu nó ngay lập tức. Bọn tôi thức khuya để cày phim còn hơn xem Adult Swim trên Cartoon Network. Anime đó có tên Inuyasha, kể về một bán yêu, lai giữa người và yêu quái khuyển và một cô gái đi khắp nơi để tìm các mảnh ngọc. Sau đó, tôi chơi Pokemon suốt những năm còn nhỏ và thu thập các thẻ bài Yu-Gi-Oh. Dần dần, tôi xem nhiều hơn: Naruto, Dragon Ball Z, đến khi lên cấp 3 và học đại học thì mấy bộ được đánh giá cao cũng đã xem hết như: Full Metal Alchemist: Brotherhood, Tokyo Ghoul, Hunter x Hunter...

Tôi biết rất nhiều bạn bè đam mê bất diệt với Spirited Away của Hayao Miyazaki, những người dù không có điểm chung nào với tôi. Cả năm nhất đại học tôi dành cả khối thời gian để xem anime Nhật nhưng tôi cũng bắt đầu tự hỏi tại sao khán giả quốc tế lại có thể mến mộ thể loại này đến thế? Vì đám học sinh cấp hai tại một trường cùng thành phố cũng xem chung mấy bộ giống tôi đang xem thời điểm đó. Có vẻ như anime có một sức hút nào đó ở mức phổ biến khủng khiếp. Tôi bắt gặp người hâm mộ cuồng nhiệt ở mọi nơi tôi đến, bất kể màu da, nền văn hoá, kinh tế xã hội hay thậm chí là tuổi tác. Vậy sức hấp dẫn phổ biến của anime là gì? Tại sao những người có bối cảnh khác nhau lại có thể nhìn thấy chính mình trong nhân vật đó và lý do phim hoạt hình Nhật Bản có thể tiếp cận khán giả toàn cầu được?

Đầu tiên, có thể nói là do mặt hình ảnh của nó đầy thẩm mỹ và quá cuốn hút. Nói một cách đơn giản hơn, hoạt ảnh của chúng ngày càng cải thiện và phát triển tốt hơn. Blogger Angel Qinglan Li đã đưa ra các dẫn chứng sau đây về tính thẩm mỹ của anime rằng nó như một loại hình ảnh nghệ thuật hàng đầu của thế kỷ 21: "Anime là một thể loại nghệ thuật đương đại Nhật Bản có tính chân thực, với phong cách tạo hình cuốn hút... những người trẻ lớn lên trong thời đại máy tính và video games đặc biệt cởi mở đón nhận với tính chất đặc biệt này.".

Theo Brigtte Koyama-Richard, anime hiện tại bắt nguồn từ nghệ thuật truyền thống của Nhật cổ. Ông nói rằng nền tảng của chúng được tạo nên từ tinh tuý cốt lõi từ xưa của cả thế kỉ. Một phần khác, nó có khả năng bao quát và vượt qua những khả năng truyền thống của thể loại. Chẳng hạn như Full Metal Alchemist, vừa hài hước, vừa phiêu lưu, giả tưởng lại có cả lãng mạn. Về cá nhân bản thân, anime hấp dẫn vì có thể mở thể ra một thế giới mới lạ, một nơi chưa bao giờ tôi nghĩ là có tồn tại hoặc có thể tồn tại. Nơi tôi khó bao giờ trải qua trong cuộc đời mình hay ở bất kì bộ phim hay quyển sách nào. Tôi luôn cố tưởng tượng có thể tạo ra sức mạnh hay di chuyển như trong Naruto hoặc Dragon Ball Z, cùng lúc lạc trong thế giới đầy công nghệ, loạn lạc của Psycho Pass.

Năm 2017, tờ New York Times đã liệt kê Spirited Away là phim hay thứ 2 của thế kỷ này. Guillermo Del Toro, đạo diễn nổi tiếng về những bộ phim Pan's LabyrinthThe Shape of Water là một fan trung thành của phim Miyazaki kể từ khi còn nhỏ xíu. Ông đã viết một bài review đầy cảm xúc về Spirited Away - một câu chuyện về cô bé mới lớn lạc vào thế giới thần thoại như Chihiro. Theo Toro, cô lạc cha mẹ, mất cả tên của chính mình, không ai biết gọi cô như thế nào. Với Toro, "sự bi thương" về sự mất mát là đặc trưng trong phim Miyazaki và phần lớn trong anime nói chung. Các nhân vật phản diện và quái vật thường lấy cảm hứng từ truyền thống cổ và các nguyên tố thuỷ, hoả, phong, mộc. Với cá nhân Toro, điều tuyệt vời nhất trong hoạt hình Miyazaki và đặc biệt là Sprited Away là sự cân bằng giữa thiện và ác qua câu: "Đó là vẻ đẹp của ông ấy. Ông ấy hiểu rõ rằng đừng tìm kiếm sự tốt lành vì bất cứ gì cũng có thể tệ đi. Đừng tìm kiếm cái đẹp vì bất cứ gì rồi cũng dần xấu hơn." Toro thể hiện sự yêu thích đến mức truyền đạt sự mất mát trong phim vào Pan's Labyrinth. Với ông, tài năng về phim ảnh của Miyazaki là một phép màu mà không thể diễn tả bằng lời được. 

Spirited Away đã giúp đưa anime góp phần vào trí tưởng tượng của chúng ta, đặc biết là khi nó còn giành giải Oscar cho Phim hoạt hình hay nhất năm 2003. Bộ phim là yếu tố cần thiết cho lý do thứ hai của bài viết này: cốt truyện và cách anime dẫn đưa ta vào câu chuyện phức tạp của nó. Susan J. Napier, giáo sư tại Đại học Tufts đã lập luận rằng cách kể chuyện của anime khiến nó trở thành một loại nghệ thuật có tính thử thách và kích thích trí tuệ dựa trên truyền thống văn hoá cao. Đối với Napier, anime chuyển động và gợi mở người xem giải quyết một số vấn đề đương thời mà các loại hình nghệ thuật cũ không làm được. Ở cấp độ xã hội, anime còn cần được tôn trọng, nó không chỉ là cartoon của Nhật vì nó bao gồm nhiều thể loại khác nhau. Khả năng tiếp cận khiến nó mở ra một cảnh cửa cho những ai quan tâm đến văn hoá Nhật Bản.

Cô nói rằng: "Đối với những người có hứng thú với văn hoá nước này, đây là một loại hình nghệ thuật vô cùng hấp dẫn với cách kể chuyển và tạo hình đặc biệt, vừa mang tính truyền thống lại hướng đến sự tiên tiến và truyền thông". Anime mang tính toàn cầu hoá, bao gồm thương mại và văn hoá. Nó là động lực cho sự toàn cầu hoá và cũng là đối thủ cạnh tranh cho sự thống trị của Hollywood đối với văn hoá quốc tế. Đây là một hình thức văn hoá đại chúng bắt nguồn từ Nhật nhưng ảnh hưởng vượt xa cả đất nước này. Điều làm cho anime trở nên phổ biến đối với nhiều người trong chúng ta - những ai lớn lên ở phương trời khác là sự khác biệt nhất định của nó trong văn hoá đại chúng mà Mỹ chiếm ưu thế.

Anime không chần chừ trong cách kể chuyện, nhịp độ, hình ảnh, sự hài hước... ngay cả cảm xúc và tâm lý. Trong khi Disney thường có các cốt truyện dễ đoán nhằm tuân thủ các chuẩn mực văn hoá nhưng anime thì khác biệt trong cách tiếp cận các chủ đề và hình ảnh. Với tôi, anime củng cố một giá trị của mối quan hệ và cộng đồng, điều Disney hiếm khi làm được. Khía cạnh truyền đạt nội dung của anime trong các phân cảnh hành động chớp nhoáng, các nhân vật cuốn hút và chủ đề mang tính cộng đồng không bao giờ làm tôi thôi ngạc nhiên, ngay cả hiện tại. Có lẽ, đối với khán giả trên thế giới, xem anime như một cách để nắm bắt cách kết nối và hoà hợp khi ta luôn sống trong cảnh bị khủng bố bởi xung đột và tranh giành lẫn nhau. Tôi sống như thế ở thành phố Baltimore. Có lẽ hoạt hình nói chung và anime nói riêng là phương thức nghệ thuật lý tưởng để thể hiện những hi vọng và ác mộng không mấy dễ chịu của thế giới hiện nay. Napier còn đặc biệt đề cập đến bản chất thay đổi của bản sắc trong xã hội liên tục thay đổi nữa.

Vậy câu trả lời thật sự của bản thân tôi là gì cho câu hỏi tại sao anime lại hấp dẫn như vậy? Tôi vẫn chưa biết rõ nữa. Nó vẫn là một ẩn số. Nhưng tính rộng lớn của nó vừa chứa sự hiếm có và dễ tiếp cận. Nó luôn phức tạp, hấp dẫn tôi và rất nhiều người khác. Và anime luôn vang vọng trong tôi với cảm xúc rất khó giải thích. Những gì tôi tôi biết được là thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng, như cảm giác chứng loạn thị đem lại khi tôi còn nhỏ. Anime với tôi luôn là hình mẫu cho cách tồn tại và chung sống cùng những con người khác ở thế giới mà tôi không còn quen thuộc. 

Tôi sẽ nhớ mãi cái đêm cày hết phần cuối của Full Metal Alchemist và tập cuối kết thúc tràn đầy hi vọng. Trong đó, thế giới đã thay đổi với các nhân vật so với mùa đầu tiên. Một cuộc chiến đã xảy ra, những mạng sống đã mất đi nhưng họ luôn phải tiến bước để sống. Và trong các nhân vật đó, tôi thấy chính mình, bạn bè và gia đình cũng trong một thế giới đang bước vào chương tiếp theo của cuộc đời. Tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo nữa nhưng đúc kết được bộ phim đã giúp tôi trưởng thành và mang tôi đi đến giai đoạn tiếp theo trong đời. 

Ảnh: Tổng hợp

Nguồn: Medium