Tương lai mới cho dàn quái vật của hãng Universal với The Invisible Man và  Dark Army?

Phim Kinh Dị · Tin điện ảnh · VLynd ·

Khi hoài bão vũ trụ điện ảnh của Dark Universe (Vũ trụ Bóng tối) đã lụi tàn, liệu những ngày tăm tối của dàn quái vật từ Universal sẽ qua đi?

Paul Feig – đạo diễn của loạt phim hài như Bridesmaids (2011), Spy (2015) và Ghostbusters (2016) sẽ xây dựng một đội quân quái vật khi tham gia dự án điện ảnh Dark Army của Universal. Hãng phim sở hữu một lượng quái vật đồ sộ nhưng 2 thập kỷ nay vẫn đang chật vật tìm chỗ đứng cho các nhân vật như Frankenstein, Dracula, the Wolf Man, the Creature và Mummy toả sáng trên thị trường điện ảnh. Dù trước đó, loạt phim quái vật của Universal đã làm mưa làm gió khắp Hollywood suốt thập niên 30, 40 và 50 nhưng hiện nay, hãng vẫn chưa đạt đến mức độ thành công đó, dù nắm trong tay dàn nhân vật được đông đảo khán giả biết đến. Khi hoài bão vũ trụ điện ảnh của Dark Universe (Vũ trụ Bóng tối) đã lụi tàn, Leigh Whannell từ Blumhouse sẽ ra mắt The Invisible Man vào năm sau, liệu những ngày tăm tối của dàn quái vật từ Universal sẽ qua đi?

Ảnh: Universal Pictures 
Ảnh: Universal Pictures 

Trước khi phân tích Universal có thể thành công thế nào với dàn quái vật đó, việc mổ xẻ họ đã đi sai nước cờ thế nào và làm sao để tránh lặp lại những sai lầm đó trong tương lai quan trọng hơn hết thảy. Dù Universal từng thành công với 2 bộ phim The Mummy (1999) và The Mummy Returns (2001), những bộ phim quái vật sau này thì hoặc là không được lòng giới phê bình, hoặc không khiến khán giả bỏ tiền đến rạp xem, hoặc thậm chí là cả hai. Van Helsing (2004) tuy gây ấn tượng với doanh thu toàn cầu $300 triệu vào thời điểm ra mắt, nhưng những lời chê bai thậm tệ đã khiến kế hoạch xây dựng một thương hiệu đổ bể. Tương tự, The Mummy: Tomb of the Dragon Empire (2008) cũng thành công ở khoản doanh thu phòng vé, dù con số $401 triệu trên toàn cầu cho thấy đây là bộ phim kém nhất trong thương hiệu. Chính vì thế, Universal không dám mạo hiểm đưa O’Connells đối mặt với các xác ướp Aztec tại Nam Mỹ trong phần phim thứ 4, dù họ tính mời Antonio Banderas vào vai phản diện và lên kế hoạch cho một vũ trụ điện ảnh.

Ảnh: Empire 
Ảnh: Empire 

Universal từng muốn mạo hiểm với hoài bão crossover, cho Rick O’Connell (Brendan Fraser) và Gabriel Van Helsing (Hugh Jackman) kết hợp chống lại một mối đe doạ siêu nhiên trong bộ phim của đạo diễn Stephen Sommers. Nhưng rốt cuộc, hãng lại thực hiện The Wolfman (2010) và Dracula Untold (2014), để rồi cả hai đều thất bại trong việc xây dựng một thương hiệu. Những bộ phim kể trên không tới nỗi nào tệ, nó có thể không hấp dẫn, thiếu sự sợ hãi nhưng cũng đủ giải trí nếu xét từ góc độ là một phim giải trí hạng B đắt tiền. Sai lầm lớn nhất của Universal trong nhiều năm qua là cố gắng cạnh tranh với những phim siêu anh hùng mà điều này dẫn tới một Dark Universe yểu mệnh.

Trên giấy tờ, Dark Universe có thể là một ý tưởng tốt. Sau tất cả, những con quái vật đều có thể trở thành một vũ trụ nguyên bản của Hollywood khi được kết nối trong những ngôi nhà kinh dị và cách dẫn truyện. Việc mời những ngôi sao lớn tham gia như Tom Cruise, Johnny Depp, Russell Crowe và Javier Bardem, cùng sự cầm trịch của những đạo diễn tài ba gồm Alex Kurtzman (Star Trek), Chris Morgan (Fast and the Furious), David Koepp (Jurassic Park) và Christopher McQuarrie (Mission: Impossible – Rogue Nation), có vẻ như là công thức cho một chiến thắng lớn. Tuy nhiên, việc nhồi nhét quá nhiều và quá sớm lại không thật sự hiệu quả, khán giả có thể thấy rõ điều này qua The Mummy (2017), một bộ phim mà hoàn toàn hạ thấp Cruise và giống một đoạn quảng cáo hơn là dự án đầy tâm huyết.

Ảnh: ScreenCrush 
Ảnh: ScreenCrush 

Có một sự khác biệt giữa việc tái dựng một nhân vật kinh điển và loại bỏ những yếu tố làm nên thành công của nhân vật này một thời. Để cạnh tranh với Marvel Studios, Universal đã đánh mất tầm nhìn rằng vì sao quái vật của họ mới chính là trọng tâm. Rút kinh nghiệm từ thất bại của The Mummy, Universal cuối cùng cũng ra thông báo vào tháng 1 rằng, họ sẽ tập trung vào từng dự án lẻ hơn là cố gắng cho một vũ trụ điện ảnh. Và The Invisible Man của Leigh Whannell có vẻ là một hướng đi đúng đắn.

Phiên bản mới của Frankenstein và Dracula không nhất thiết phải đi theo công thức của thế kỷ 21, kinh phí thấp như Blumhouse mà Universal nên để sự nhiệt huyết dẫn đường. The Invisible Man với sự tham gia của Elizabeth Moss và Oliver Jackson-Cohen trong vai chính không chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả H.G. Well, hay lấy cảm hứng từ bộ phim kinh dị của James Whale hồi năm 1933. Thay vào đó, nội dung của phim xoay quanh góc nhìn của việc bị bạo hành và sang chấn tâm lý. Whannell không hướng The Invisible Man theo yếu tố siêu anh hùng, điệp viên mà mang đến sự kinh dị từ ý tưởng vào thế kỷ 21. Bộ phim này cùng Dark Army của Feig, vốn được dựa trên ý tưởng gốc của nhà làm phim, dường như hiểu thế nào khi nói đến loài quái vật, khi kích cỡ không phải là tất cả.

Ảnh: MovieWeb 
Ảnh: MovieWeb 

Việc chuyển thể từ tiểu thuyết hay remake rõ ràng không hiệu quả với những nhân vật có câu truyện được kể hết lần này đến lần khác. Nhưng trái lại, việc cho phép các nhà làm phim tìm một cách thể hiện tình yêu với nhân vật theo cách riêng của họ, không màn tới việc kết nối với vũ trụ điện ảnh, dường như lại là một hướng đi đúng. Thực tế, việc rút kinh nghiệm của Universal không khác biệt mấy so với cách Warner Bros. học được hướng đi cho các nhân vật DC, và quyết định để các nhà làm phim tự kể câu chuyện của riêng họ, theo cách họ muốn mà không cần quan tâm đến việc chúng sẽ liên kết như thế nào, hoặc so sánh với Marvel ra sao. Vậy điều gì sẽ xảy ra?

Khi nói đến tương lai của dàn quái vật, chúng ta phải nhận ra rằng chúng không thể hoàn toàn thích hợp nữa. Một vài nhân vật vẫn hoàn toàn thích hợp để hù doạ khán giả hiện đại, trong khi nanh vuốt của một số khác lại không còn đáng sợ. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng không có mục đích. Feig vẫn chưa tiết lộ rằng Dark Army của ông sẽ là một phim hành động hay hài hước như Abbott and Costello Meet Frankenstein (1948), nhưng vị đạo diễn vừa chứng tỏ rằng ông vẫn mát tay với thể loại như A Simple Favor (2018). Những con quái vật của Universal vẫn tồn tại qua thời hoàng kim, vì chúng được phép tiến hoá, tương tác với sự biến đổi của câu chuyện điện ảnh. Có những thứ bắt đầu với thể loại kinh dị gothic thuần tuý nhưng rẽ sang phim quái vật hạng B, và rồi đến hài hước.

Động lực sắp tới của Universal phụ thuộc vào những nhà làm phim đầy tâm huyết, không bị lay chuyển trước những câu truyện đã thành công từ quá khứ. Brendan Fraser vừa chia sẻ cách đây không lâu rằng anh rất sẵn lòng đóng tiếp một phim Mummy nữa nếu có cơ may. Vậy thì không có lý do gì mà những nhà làm phim ấy lại không đến gõ cửa, mở lời với Fraser khi những câu truyện sắp tới đều tách biệt. Lần đầu tiên sau một thời gian dài, một thế giới mới của thần thánh và quái vật lại có cảm giác nằm gọn trong tầm tay.

Once Upon a Time in Hollywood – Nhà thiết kế trang phục nói về tầm nhìn của Tarantino

Once Upon a Time in Hollywood – Nhà thiết kế trang phục nói về tầm nhìn của Tarantino

Bộ phim Once Upon a Time in Hollywood (Chuyện Ngày Xưa ở... Hollywood) của đạo diễn Quentin Tarantino là một bức thư tình mang đậm dấu ấn cá nhân của ông đến Los Angeles vào năm 1969.

Doctor Strange 2 và khía cạnh kinh dị của các siêu anh hùng Marvel?

Doctor Strange 2 và khía cạnh kinh dị của các siêu anh hùng Marvel?

Doctor Strange in the Multiverse of Madness thích hợp với thể loại kinh dị hơn một số bộ phim trước thuộc MCU.