Bài viết liên quan

Top 7 bộ phim gợi lại kí ức mối tình đầu trong sáng - một thời khó quên!

Đánh giá phim · ynhi0603 ·

Tình đầu luôn là mối tình để lại những dấu ấn khó phai trong trái tim mỗi người. Vì thế nên chủ đề này cũng trở thành một đề tài đầy hấp dẫn với giới điện ảnh. Xem lịch chiếu & Mua vé xem phim dễ dàng tại Moveek.


[PHÂN TÍCH] Một góc nhìn về ngành phim điện ảnh Việt thông qua việc cải biên

Góc Nghệ Thuật · Đánh giá phim · Hoangyenne ·

Cải biên không phải là sao chép, cải biên là phát hiện những điều mới mẻ từ góc nhìn điện ảnh.


[PHÂN TÍCH] Âm thanh trong phim Việt Nam (Phần 1) - Tính song hành nhất quán giữa âm nhạc thị trường và nhạc phim

Hoangyenne ·

Khi nhạc phim (OST) lấn sân vào đường đua âm nhạc thị trường và ngược lại.

Xem thêm tin tức về Mắt Biếc

Cộng đồng

Daoboitu

Đào Bội Tú

Phê bình phim tự do

MẮC KẸT

Chúng ta ai cũng mắc kẹt vào một điều gì đó trọn cuộc đời. Thật kì lạ rằng, nhân vật chính của Mắt Biếc cùng lúc mắc kẹt vào mấy thứ liền. Quả là một "style tê tái" chính hiệu.

Nếu bạn định mắc kẹt vào bài review này, thì xin cảnh báo nó dài khoảng 2000 từ và sẽ lấy đi của bạn 8-10 phút. Nào, xin mời mắc kẹt.

1. MẮC KẸT VÀO MỘT TỪ KHÓA

Ngạn đã mắc kẹt vào từ khóa "mắt biếc" như thế nào? Đó là một từ khóa do bà nội vô tình seeding, một lời khen đơn giản từ người được cậu bé Ngạn tin tưởng kính yêu, mà khiến cả đời cậu bị mắc kẹt vào chính chủ đôi mắt ấy. Quả là điều đáng mơ ước cho bất cứ ai làm marketing!

Hẳn bạn còn nhớ, Gatsby ròng rã làm event marketing hàng năm trời không câu được nàng Daisy ngó ngàng, nhưng thông qua cậu em họ đánh tiếng một phát thì lập tức lôi được nàng đến điểm bán. Vâng, bà nội của Ngạn và em họ của Daisy, đều là những người seeding từ khóa thật hiệu quả. Đấy là lí do "bọn tư bản giãy chết" rất chịu làm PR, làm lobby rào đón quanh đối tượng mục tiêu mà "chúng" muốn moi tiền. Hôm nào chúng ta sẽ bàn tiếp chủ đề này và moi ra hàng đống casestudy từ phim ảnh nhé.

2. MẮC KẸT VÀO KHUNG CỬA HẸP

Phải chăng sự gắn kết về tâm hồn quá đẹp khiến người ta mắc kẹt ở đó, run rẩy trốn tránh nhu cầu của thể xác? Cái kết đẫm nước mắt của kẻ tôn thờ mắt biếc khiến tôi nghĩ đến Khung Cửa Hẹp của cụ Andre Gidé.

Trong tiểu thuyết đó, người đàn ông quyết làm trai ế cả đời vì không lấy được người mình yêu. Còn người yêu chàng thì tắt thở trong cô đơn, dẫu rằng nàng cũng yêu chàng quay quắt nhưng nàng không thể đến được với chàng vì không hiểu nổi sự gần gũi xác thịt.

Lời Chúa dạy còn ghi trong Kinh Thánh: đường đến hạnh phúc phải đi qua khung cửa hẹp. Chúa dạy đừng chạy theo những thỏa mãn tầm thường rồi khổ đau như Hà Lan ấy. Nhưng Ngài đâu có dạy phải tuyệt nhiên chối từ cả những tiếng gọi của bản năng, của tạo hóa. Vậy mà có những kẻ khờ lại tuyệt nhiên như thế.

Khung Cửa Hẹp, người ta sẽ bị mắc kẹt ở đó mãi mãi nếu không thể hiểu xác thịt cũng là một phần của tình yêu. Như là Người đàn ông khờ dại mắc kẹt ở đó, khi cứ lúng túng chạy trốn nụ hôn của những thiếu nữ mắt biếc.

3. MẮC KẸT VÀO STYLE THẦY GIÁO LÀNG

Style bao bọc yêu thương của Ngạn khác đa số nam nhân được ưa chuộng. Cùng là những kẻ thích lo lắng bao bọc cho người yêu, nhưng Ngạn là một sự đối lập tuyệt đối với The Great Gatsby.

Đại gia Gatsby yêu chân thành nhưng cái style bao bọc vẫn đậm màu vật chất phù phiếm. Hay khái niệm bao bọc của gã Rhett Butler trong Cuốn Theo Chiều Gió cũng khác, rắp tâm lấy Scarlett hòng để dạy nàng biết thế nào là hưởng thụ cuộc đời thật là sành điệu từ rong chơi đến làm tình... Rhett phần nào xôi thịt giống với nhân vật Dũng trong Mắt Biếc. Còn thầy giáo Ngạn chân quê, muốn bao bọc bằng sự gần gũi, bằng những yêu thương đơn sơ, mộc mạc. Chất manly của Ngạn đâu có kém, dù gì anh cũng muốn dâng hiến hết cho người mình thương yêu tất cả những gì mình thấy đáng trân quý nhất. Nhưng người đời chẳng thể nhìn nhận được khi Ngạn cứ mắc kẹt trong cái style chân quê của mình.

Gatsby đã bỏ quê lên phố rồi tìm đủ mọi cách để trở thành đại gia hòng cướp lại được người mình yêu. Ngạn thì ở tịt quê nhà, còn một mực rủ Hà Lan trở về. Gatsby gặp được người yêu cũ thì lôi hết áo sơ mi sành điệu ném vào người nàng khiến nàng bật khóc "em chưa bao giờ thấy nhiều áo đẹp thế này". Ngạn thì, nàng thơ may cho mấy cái áo sơ mi đèm đẹp mà anh đem cất vào tủ để dành không mặc vì... áo cũ sờn vai nhưng còn mặc được.

Mà cũng chẳng thể trách được người ta vô tình không nhìn nhận. Mộc mạc giản dị chân thành, ai cũng quý cả. Nhưng để được yêu, cần chút làm màu như những anh công đực - khi mà Hà Lan, nàng thơ của Ngạn, thì định vị mình giữa phồn hoa bằng nghề may quần áo thời trang. Và nàng luôn bị cuốn vào những gã trai "chất chơi" thời trang ngút trời.

Ngạn cứ bình ổn sống dưới mái nhà cũ kĩ, tất cả đều giản dị tuềnh toàng, xưa thật là xưa và không có ý định đổi thay. Cho dù về sau anh cũng mua một chiếc supercub kim vàng giọt lệ để chở con gái, vẫn không đảm bảo là Ngạn muốn tìm kiếm một thế giới phồn thịnh màu mè hơn. Trách sao được mắt biếc từ chối trở về. Nàng lấy cớ xa anh như thể trốn tránh vết thương do chính mình gây ra cho mình, nhưng ai cũng hiểu lí do thực sự là nàng không hề phù hợp với anh.

Nàng thơ của Ngạn thích sống cuộc đời phù phiếm nơi đô thị, chẳng khác gì Daisy của Gatsby. Hay như nữ văn hào Virginia Woolfe được khắc họa trong bộ phim The Hours, nàng thích đô thành nhộn nhạo đầy biến cố thay vì sự yên tĩnh vĩnh cửu của đồng quê. Nhưng Ngạn lại sợ style nhộn nhạo của phố. Style quá khác nhau, bao bọc làm sao?

Cuối cùng, vào ngày người đàn ông 35 tuổi quyết định rời khỏi làng, anh mặc đẹp hơn hẳn mọi khi. Tóc cắt gọn gàng, áo sơ mi, quần tây, tất cả đều mới và thời trang hơn hẳn. Chuyến tàu rời ga, nước mắt anh tuôn lã chã. Tôi nghĩ đấy là những giọt nước mắt quyết tâm lột xác. Nhưng không có gì đảm bảo anh không trở về để tiếp tục mắc kẹt với style thầy giáo làng.

4. MẮC KẸT Ở LÀNG

"Nói dối! Chết rồi sao không có bàn thờ?" - con bé Trà Long gào lên, khi nó nói bà ngoại bảo bố đẻ nó chết rồi mà ông bố nuôi gật đầu cái rụp. Vậy nên từ đoạn đó tôi không còn để tâm nhiều đến mối tình của người đàn ông và người đàn bà nữa, vì bận dõi theo chuyện người đàn ông và đứa trẻ.

Cảnh trong ảnh này là người đàn ông ngồi với mẹ ruột của nó, vào cái ngày nàng thông báo sẽ chuyển lên thành phố sớm hơn dự định hẳn 2 tháng. Cái cây này ở trong poster của phim và nó đã khiến tôi ngờ ngợ mãi.

Thì ra cái poster với cái cây ở chốn đồng quê này, nó nhắc tôi nhớ poster của Cuốn Theo Chiều Gió: cảnh Scarlett đứng cạnh người bố đẻ trong ráng chiều đỏ rực.

Một khung cảnh nhắc đến người cha và con gái trong bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết trứ danh của văn chương Mĩ, chứ không có bất cứ cảm nhận gì về sự lãng mạn của tình cảm đôi lứa.

Dạo qua một vòng review của những bạn đã đọc nguyên tác văn học Mắt Biếc của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, thấy nhiều bạn khá bức xúc khi xem phim "không thấy rõ chemistry của cặp Ngạn - Hà Lan" hay "chẳng cảm nhận được cái tình yêu say đắm của Ngạn gì cả"... Tôi muốn nói với các bạn rằng, chemistry nam nữ không rõ được đâu các bạn trẻ à, vì Ngạn không phải là một chàng trai như mọi chàng trai khi yêu.

Ngạn ở đây đã được đạo diễn Victor Vũ biến thành một gã trai như thế này: gã dành cho người phụ nữ mình yêu cả sự bao bọc của một phụ huynh, gã mang dáng dấp người anh họ Ashley thư sinh thường bị độc giả ghẻ lạnh vì làm cho Scarlett hiểu lầm trái tim của chính nàng. Nào ai có nhớ, vào cái ngày Scarlett rủ Ashley đi trốn, chính anh đã cúi xuống vơ lấy một nắm đất đỏ rồi đổ vào lòng bàn tay nàng, nhắc rằng đây mới là tình yêu của em - quê hương xứ sở này!

Hơn nữa, mở đầu phim Mắt Biếc, chúng ta thấy Ngạn kể về xuất thân của mình. Ngạn có người cha rất dữ đòn, hở ra là tẩn con mà không ai dám ngăn cản bao giờ. Chỉ có bà nội là người duy nhất bênh được Ngạn, gần gũi và bao bọc và yêu thương Ngạn nhất nhà. Ngày thơ bé đó, Ngạn đã hiểu cái mà một đứa trẻ cần có là tình thương yêu dịu dàng như thế. Tôi có thể hiểu đó là lí do Ngạn không trở thành đàn ông "nam tính" dữ dằn đòn roi như cha mình, mà lớn lên đầy mẫn cảm với mộng mơ nhưng cũng luôn khao khát làm anh hùng bảo vệ kẻ yếu đuối bị bắt nạt. Vì vậy các bạn trẻ ạ, xin đừng trách Ngạn không dứt điểm lao vào yêu đương kiểu trai trẻ thông thường. Ngạn ở đó để làm vệ sĩ cho một bóng hồng yêu dấu mà mình đã chọn để bảo vệ suốt bao nhiêu năm trời.

Anh chọn em là định mệnh của đời mình thì cả một đời anh mắc kẹt vào em, chịu đựng và lo lắng cho em, không gì gỡ nổi anh ra, kể cả em có lảng tránh và chối từ. Các chị em bạn dì của tôi nói thật đi, có ai không từng muốn gặp được một gã kiên định và chung thủy đến thế?

Vậy cũng dễ hiểu khi Ngạn yêu thương nàng thơ và cả con rơi của nàng. Ngạn chăm chút con bé như con đẻ của mình. Người cha cho đứa con tất cả sự bình yên tươi đẹp mà anh tin rằng tuổi thơ con đáng được. Cái thẩm mĩ cá nhân và thế giới quan của người đàn ông ảnh hưởng tắp lự cho đứa trẻ. Khi nó lớn lên, trải nghiệm mấy năm đô hội rồi vẫn muốn trở về nơi bình yên chim hót.

Hà Lan, mẹ đẻ nó, chưa bao giờ được hưởng tình cha như vậy. Bà ngoại nó là singlemom và không ai biết ông ngoại nó là ai. Thế nên cũng dễ hiểu vì sao mẹ nó không biết điều gì ở đàn ông là đáng để mong đợi. Nàng sống đầy bản năng và cứ bị cuốn vào những thằng sở khanh. Nàng không cảm nhận được tình yêu chân thành của Ngạn. Con bé khác mẹ nó ở chỗ đó, nó được lớn lên với một ông bố, mà còn là ông bố tốt hẳn hoi.

Đấy là sự khác biệt rất lớn, để ta hiểu ảnh hưởng của người đàn ông đối với một đứa trẻ, nếu anh ta thực sự yêu thương chăm chút cho nó. Không biết Ngạn có trông chờ sau này chết đi thì đứa con nuôi này sẽ cho mình lên bàn thờ không... Chỉ biết rằng, Ngạn đã thành công khi truyền cho nó sự mắc kẹt của anh. Mắc kẹt trong bức tranh quê hương này. Mắc kẹt ở làng.

Cũng như tôi, mắc kẹt ở Việt Nam. Dẫu rằng Nữ thần Tự do bên nửa kia địa cầu vẫy gọi bao năm, tôi không thể bỏ Việt Nam mà đi được. Nơi này, cha ông tôi đã trụ lại và đã thành công khi truyền dạy cho tôi tình yêu với quê nhà.

Người đàn ông đã thành công khi giữ được đứa trẻ cho ngôi làng của họ theo cách ấy. Dẫu có giống Cuốn Theo Chiều Gió của Mĩ ở cái cây giữa làng và hình bóng cha con trong ánh hoàng hôn, thì câu chuyện này thật là thuần Việt nhờ đứa bé gào lên: Chết rồi sao không có bàn thờ? Câu hỏi vang vọng mãi, về sự mắc kẹt của tất cả chúng ta trên quê hương Á Đông này.

5. MẮC KẸT GIỮA NATURE

Cú twist cuối phim quả là đáng nể, nó khẳng định sự mắc kẹt ghê gớm nhất - mắc kẹt trong cái nature của chính mình.

Người ta từ bỏ quê nhà vì trăm lý do khác nhau. Nhưng chốt lại vẫn là ra đi theo tiếng gọi của thiên nhiên bên trong mình. Cái bản ngã của mình đã trót định hình từ thời bắt đầu mắc kẹt vào một từ khóa nào đó, từ khóa mà ta ngây ngô khắc ghi lên cây đời như một lời nguyện ước.

Nature của Hà Lan giữ cô mắc kẹt ở phố thị, cũng như nature của Ngạn và của đứa con gái mà anh gieo vô vàn từ khóa vào nó từ tấm bé đã giữ bố con anh dính rịt lấy ngôi làng Đo Đo.

Trong phim, cách thể hiện nature của tất cả các nhân vật có phần khác biệt nguyên tác văn học. Tất nhiên tôi rất thích điều đó, thích tất cả những tình tiết phóng tác của đạo diễn Victor Vũ trong tác phẩm này.

Nếu đọc hết bài review của tôi cho đến đây, hẳn bạn cũng nhận ra tôi nhắc đến rất nhiều thứ thuộc về nước Mĩ: nữ thần tự do, Gatsby, Cuốn Theo Chiều Gió... Có lẽ ngay chính Victor Vũ không nhận ra những hay ho của xứ cờ hoa đã mắc kẹt trong tâm khảm, giúp người nghệ sĩ có thể tạo ra một tác phẩm nhiều ý tứ và có chiều sâu hơn là một câu chuyện tê tái về tình đơn phương. Cứ như bất cứ ai hồn nhiên tạo ra những thứ hay ho, mà không nhận ra rằng đó là nhờ thế giới quan của mình đã tạo nên cái nature cho mình hay ho sẵn rồi.

Dù sao thì tôi cũng thích nghĩ thế, kể cả cách đạo diễn Việt Kiều Victor Vũ làm phim này không phải là thế. Chốt lại thì tôi đã rất vui vẻ dành 2 tiếng mắc kẹt vào "a Victor Vũ film". Và hi vọng rằng các anh chị em thiện lành cũng thích thú với tất cả những gì có thể mắc kẹt trong bộ phim này.

Chúc mắc mắc kẹt vui vẻ!

vudinhdo 10

Hãy mang theo khăn giấy vì phim sẽ khiến bạn xúc động, nghẹn ngào không chỉ một lần mà đến tận 5, 6 lần. Kinh thật, không ngờ đạo diễn có thể làm ra một cuốn phim kinh điển như vậy. Lúc bước ra rạp mắt ai cũng đỏ ngầu đi.

Từng khung cảnh quay, từng góc quay đều đẹp mê ly. Dàn diễn viên trẻ nhưng diễn xuất chất hơn nước cất. Từ sau bộ phim Mắt biếc chắc chắn tên tuổi của dàn diễn viên chính sẽ lên như diều gặp gió.
Trần Nghĩa (Ngạn) Trúc Anh (Hà Lan) Khánh Vân (Trà Long) là bộ ba nổi bật nhất trong suốt bộ phim.

Mắt Biếc là tác phẩm đậm chất tình si.

Có thể nói thất bại toàn tập là lời dành cho Ngạn. Tôi đã phải quỳ lạy đồng chí Ngạn 1 lần vì độ ngu ko thể tưởng tượng được. Không chỉ 1 lần mà rất rất nhiều lần Ngạn chứng tỏ sự ngu ngốc của mình.

Đến cuối cùng thì người xem đành phải đồng cảm với Ngạn, ở lứa tuổi học trò ấy và thời gian mà đất nước còn quá nghèo khổ, những gì diễn ra là hoàn toàn phù hợp.

Ngạn vì quá yêu Hà Lan mà quên mất chính mình, khi ở trước mặt cô những gì anh nghĩ đến hoàn toàn chỉ có cô mà thôi, nghĩ nhiều đến mức quên mất sự tồn tại của chính mình, và vì điều ấy mà anh thất bại không thể chiếm dc tình yêu của Hà Lan. Chúng ta sẽ không bao h trở nên hấp dẫn người khác nếu không yêu bản thân mình.

Đạo diễn Victor Vũ đã biến sự ngu ngốc khờ khạo của Ngạn lên một tầm cao để khiến mọi người phải đồng cảm với Ngạn và với cả Hà Lan, để từ đó những giọt nước mắt cứ rơi xuống không ngừng.

Chúng ta khóc vì thương Ngạn, thương Hà Lan, thương Trà Long, thương Bích Hồng. Chúng ta khóc vì thấy hình ảnh của mình trong những nhân vật ấy ở quá khứ hoặc nghĩ đến tương lai mình cũng sẽ như vậy.
Lotus

Lotus

Phê bình phim tự do

“Mắt Biếc” chắc chắn là phim Việt tốt nhất năm nay nhưng để đánh giá chung, thì đó là một phim tàm tạm của điện ảnh Việt trước giờ.

Những phút mở đầu, phim rải ra khá lê thê về câu chuyện tuổi thơ, như đưa những trang sách của NNA lên màn ảnh rộng. Đáng tiếc, tham lam là thế nhưng lại chưa đủ độ sâu để người xem cảm thấy bị thuyết phục khi Ngạn phải lòng Hà Lan. Để Ngạn “uống” nhầm ánh mắt biếc ấy, rồi “cơn say” theo cả đời là một quá trình, một tuổi thơ bên nhau, không phải vì một ngày ta bỗng nhận ra mình biết yêu. Nhưng từ khi giọt nước mắt của Ngạn đổ xuống gối, phim mới có tiết tấu tốt hơn một chút và “ăn điểm” ở cuối phim.

Trong truyện, Hình ảnh Hà Lan đều qua lời kể của Ngạn, đó là nhân vật không thể hiện được cá tính của mình. Còn ở phim, tình yêu đến si mê của Ngạn vô tình biến Hà Lan thành một kẻ chẳng ra gì, một người mê phố thị, thích hào nhoáng, thiếu sự hiểu biết và nông cạn. Ngạn si tình nhưng hèn nhát, cả thanh xuân không nói được lời yêu và không đủ mạnh mẽ để giữ cũng như bảo vệ người mình yêu. Vô hình chung, Hà Lan và Ngạn là hai nhân vật nam và nữ chính bị nhiều người ghét.

Điểm sáng của phim chính là cảnh quay. Nhiều góc quay tuyệt đẹp và thơ mộng, toát lên được nét tinh khôi. Xem phim mà nhớ Huế vô cùng, nhớ bờ sông Hương đoạn Ngạn đèo Hà Lan đi học về.

Điểm sáng thứ hai là âm nhạc. Nhạc của những năm 1970s và thứ âm thanh thuần khiết của giọng ca mộc, guitar mộc làm phim đẹp hơn biết bao.

Nhưng phim có rất nhiều sạn, nhất là cặp kính thời thượng của Ngạn khi tiễn Trà Long đi học, tự nhiên làm khán giả mất đi cảm xúc.

Xem thêm các đánh giá khác