Bao Giờ Có Yêu Nhau - 11 điểm hạn chế

Tin điện ảnh · Moveek ·

Phim hình ảnh đẹp, âm thanh sống động, nhiều cảnh quay đẹp nhất là những đoạn flycam, nội dung truyền tải thông điệp hay ý nghĩa về tình yêu.

Bao Giờ Có Yêu Nhau là dòng phim nghệ thuật rất kén khán giả.

Phim hình ảnh đẹp, âm thanh sống động, nhiều cảnh quay đẹp nhất là những đoạn flycam, nội dung truyền tải thông điệp hay ý nghĩa về tình yêu.

Nhưng phim vẫn còn một vài khuyết điểm nên chưa thể thuyết phục người xem.

Nếu là một người xem phim giải trí nhẹ nhàng thì có thể cho qua những lỗi sẽ mắc phải của phim sau đây do cảnh quay và hình ảnh đẹp như rừng, biển hồ, đồi núi, sa mạc cát của Phan Thiết và Bàu Trắng, nhất là cảnh flycam về thiên nhiên dưới góc nhìn mới thật sống động theo khung hình và âm thanh.

Phim có 3 bài hát, một bài hát nhạc ngoại và 2 bài hát nhạc Việt, trong đó có một bài là nhạc xưa gợi lên sự man mác, trống trải, cô đơn quạnh hiu khi mất đi người yêu.

Nhưng đối với phim nghệ thuật cần khán giả khó tính cùng nhau góp ý cho chỉnh chu hơn.

1. Nhiều vấn đề rối ren,chồng chéo lẫn nhau đến khó hiểu làm phim thiếu tính thực tế.

2. Nhiều cảnh quay cận mặt thiếu cảnh toàn và trung làm cho khuyết điểm trên gương mặt diễn viên lộ rõ (Quý Bình mới đầu cứ như người nghễnh ngãng, cũng không cho thấy tính cách lãng tử phong trần. Minh Hằng thì mặt tròn hơn khi quay cận, mí mắt và môi của diễn viên khô cằn, lộ rõ sự mệt mỏi (chắc do nhiều cảnh quay khó, quay liên tục, nhất là trong sa mạc, điều kiện thời thiết khắc nghiệt), sử dụng flycam nhiều khi dư thừa.

3. Nói về Minh Hằng đúng là diễn 2 vai hoàn toàn khác nhau trên cùng một gương mặt giống nhau (phim giống như chuyển thể từ truyện cổ tích dân gian Sự Tích Trầu Cau phiên bản hai chị em).

4. Phim Việt gần đây luôn thiếu cảm xúc, diễn viên luôn chăm chút hình tượng nhân vật mà quên đi diễn hình thể, đài từ và lời thoại kiêng cưỡng, nhiều câu thoại “ngôn tình” và cảnh ái ân cứ lập đi lập lại.

5. Quý Bình sau nhiều phim cũng diễn tròn vai nhưng không nhiều điểm nhấn và không thay đổi nên nhân vật cứ đều đều, đài từ hạn chế, thoại còn vùng miền và cứng nhắc. Quá chăm chút hình tượng nhưng hình thể và cảm xúc nhân vật thì diễn cứ lưng chừng.

Đoạn cao trào cần lấy nước mắt khán giả thì khuôn mặt không khắc họa rõ nét nội tâm nhân vật hay nỗi buồn, nỗi đau tột cùng thì làm chưa tới, cần cận mặt để lấy những khoảng lặng là cảm xúc chân thật.

6. Nhiều tình tiết cài cắm đan xen cứ lập đi lập lại như muốn giải thích cho những cảnh quay trước đó, cứ như nhân vật như thế này là do trải qua chuyện như vậy.

7. Quá nhiều nhân vật “dư thừa“ có thể lượt bớt đi cũng không liên quan đến diễn biến tiếp theo.

8. Người ta thường nói: “Người ác nhất là con ác quỷ dẫn đường cho ta lạc lối giữa bóng đêm”. Mà xuất thân của nó cũng có “cơ sở” hẳn hoi. Rồi có những điều dường như phi lý về sự sống và cái chết.
Nhiều nhân vật vai phụ có vai quan trọng lại diễn cho có, không cảm xúc, cứ trơ ra làm cho tình tiết câu chuyện bớt hay, giảm đi phần cảm xúc cao trào và không làm kịch tính hóa nỗi đau mất mát.

9. Phim giống JVC quảng cáo của các công ty lớn đồ uống hay máy chụp hình và điện thoại. Mạch phim đều đều ru ta với nồng nàn,không có nhiều đoạn cao trào hay gay cấn, chỉ được một lúc gần kết phim để cho thấy cũng có người xấu, người tốt và khuyên răn đừng đi đêm khuya sẽ nguy hiểm tính mạng, không tai nạn giao thông thì cũng bị cướp giựt.

10. Thật sự không biết nhân vật ngây ngô hay giả ngây, khi liên tục xảy ra hiện tượng lạ, nhiều thứ không có thật mới đáng sợ, cứ liên tiếp đi khám phá từng chút một. Khi rơi vào tình huống nguy hiểm mà còn có những lời thoại sáo rỗng để nhân vật ngốc ngếch rơi vào tình huống khiêng cưỡng theo đúng gu ngôn tình sến súa.

11. Phim đề cao tình yêu quan trọng hơn gia đình và việc học hành.

Nguồn: Mèo Ú Đô Rê Mon