[Tổng Hợp] 7 Series giúp bạn hiểu hơn về thế giới của người tự kỷ

TV Series · Đánh giá phim · bluemoon28 ·

Danh sách phim gợi ý này sẽ giúp bạn hiểu hơn cũng như cảm nhận được thế giới muôn màu của người tự kỷ.

Kéo xuống để xem tiếp

Những năm gần đây các nền công nghiệp phim ảnh khắp thế giới khai thác nhiều chủ đề thú vị, trong đó cả căn bệnh tự kỷ. Đây là chứng rối loạn phức tạp về hệ thần kinh, làm ảnh hưởng tới hoạt động não bộ. Điều này khiến người bệnh thể hiện những khiếm khuyết về quan hệ nhân sinh, cùng nhiều khó khăn về khả năng giao tiếp, sở thích, kiểm soát hành động và suy nghĩ. Dưới đây là những series có sự xuất hiện của người tự kỷ giúp nâng cao nhận thức.

1.The Good Doctor (2017)

“The
“The

Nhân vật chính của The Good Doctor là Shaun Murphy (Freddie Highmore) - một bác sĩ phẫu thuật tự kỷ. Anh có khả năng nhớ lại những bức ảnh và ghi nhận những chi tiết lẫn thay đổi nhỏ. Việc tuyển dụng Shaun Murphy đã tạo ra một ý kiến chia rẽ trong hội đồng quản trị tại San Jose St. Bonaventure Hospital. 

The Good Doctor được chuyển thể từ bản gốc Hàn Quốc và cả 2 series đều có nét hay riêng. Tuy nhiên, phiên bản Mỹ lại được yêu thích và nổi tiếng toàn cầu hơn hẳn xứ sở kim chi. 

2. Extraordinary Attorney Woo (2022)

“ScreenRant”
“ScreenRant”

Mới đây Extraordinary Attorney Woo của Netflix bỗng dưng nổi lên như một hiện tượng vì quá đáng yêu. Phim xoay quanh Woo Young Woo (Park Eun Bin) - một luật sư thiên tài mắc chứng tự kỷ. Cô có thể ghi nhớ các cuốn sách luật từ khi còn nhỏ, dẫn đến việc tham gia công ty luật khi trưởng thành.

May mắn thay tại môi trường làm việc, Woo Young Woo được hợp tác với một đội ngũ luật sư rất tận tình và thông cảm. Ngoài việc phát triển sự nghiệp, Woo Young Woo còn có mối quan hệ tình cảm với một đồng nghiệp tại công ty luật tên là Lee Joon Ho (Kang Tae Oh). Bộ phim được nhận xét mang lại ánh sáng tích cực cho cộng đồng tự kỷ ở Hàn Quốc, cho công chúng thấy rằng họ còn nhiều điều hơn.

“ScreenRant”
“ScreenRant”

Tâm trí và tinh thần của Woo Young Woo được mô tả một cách tuyệt vời, đặc biệt là thông qua những tương tác với những người xung quanh. Tự kỷ là một chủ đề cần được đưa lên hàng đầu trong các cuộc thảo luận xã hội trong xã hội và đây chỉ là một bước nhỏ đi đúng hướng.

3. Atypical (2017)

“Poster
“Poster

Trước Extraordinary Attorney Woo, Netflix đã làm phim về người tự kỷ, nổi tiếng nhất là Atypical. Phim tập trung vào cuộc sống của Sam Gardner (Keir Gilchrist), 18 tuổi, mắc chứng tự kỷ. Phần đầu tiên nhận được hầu hết các đánh giá tích cực nhưng vẫn bị chỉ trích vì thiếu các diễn viên tự kỷ và sự thiếu chính xác trong mô tả về chứng tự kỷ.

Phần thứ hai có sự góp mặt của các diễn viên và nhà văn tự kỷ, cho phép họ có cơ hội làm việc và đại diện cho cộng đồng của mình nên cải thiện được rất nhiều trong mắt công chúng. Atypical thực sự là bộ phim không nên bỏ qua nếu bạn muốn tìm hiểu về chứng bệnh này.

4. It's Okay To Not Be Okay (2020)

“Mối
“Mối

Moon Kang Tae (Kim Soo Hyun) làm nhân viên chăm sóc tại bệnh viện tâm thần. Anh vô tình gặp gỡ nhà văn cho trẻ em Go Moon Young (Seo Ye Ji) và bị cô theo đuổi, Go Moon Young quyết tâm giành được trái tim của Kang Tae, nhưng Kang Tae không thể bận tâm đến chuyện tình cảm và các mối quan hệ vì anh luôn tận tâm chăm sóc anh trai Moon Sang Tae (Oh Jung Se), người mắc chứng tự kỷ.

Bộ phim lấy bối cảnh trong một bệnh viện tâm thần nên khán giả cũng phần nào được thấy những gì xảy ra bên trong. It's Okay To Not Be Okay cũng đưa ra những ví dụ cụ thể, chẳng hạn như Moon Kang Tae chỉ cho Moon Young một cơ chế đối phó được gọi là cái ôm của con bướm để giúp đỡ khi cô cảm thấy đặc biệt lo lắng. 

5. Love on The Spectrum (2019)

“ScreenRant”
“ScreenRant”

Love on the Spectrum là một chương trình truyền hình thực tế của Úc do Cian O'Clery đồng sáng tạo, do Northern Pictures sản xuất cho ABC TV và có thể xem được trên Netflix. Đến với series này, khán giả có thể tìm hiểu cuộc sống yêu đương, hẹn hò của 7 thanh niên tự kỷ. 

6. Move to Heaven (2021)

“Lee
“Lee

Trong Move to Heaven, Lee Je Hoon đóng vai Jo Sang Gu, thanh niên vừa mới ra tù và phải chăm sóc cho đứa con trai thiếu niên mắc chứng tự kỷ của anh trai. Cậu bé cùng cha mình làm nghề dọn dẹp đồ đạc của những người đã qua đời. Sang Gu chẳng thích làm người giám hộ của Han Geu Ru (Tang Joon Sang) nhưng vì hoàn cảnh nên đành phải đồng ý. 

Lee Je Hoon được biết đến là người rất kén chọn các bộ phim truyền hình nên mỗi tác phẩm anh chàng tham gia đều độc đáo. Move to Heaven thực sự lấy đi nước mắt của khán giả khi có nhiều chi tiết liên quan đến tình yêu, sự mất mát, gia đình và sức mạnh của sự tha thứ cho người khác và chính bản thân mình. Series đưa người xem vào một hành trình đầy cảm xúc và thỏa mãn cho đến phút cuối cùng đồng thời nâng cao nhận thức của người xem về chứng tự kỷ.