Chernobyl (HBO) – Sự thật và huyền thoại

TV Series · Tin điện ảnh · Ivy_Trat ·

Những tưởng đài HBO sẽ có đủ lòng dũng cảm và lí trí để nghiên cứu hoặc ít nhất nhận cố vấn từ một chuyên gia hạt nhân thậu thụ trước khi chuyển tải thảm họa hạt nhân Chernobyl lên màn ảnh nhỏ, nhưng không.

Kéo xuống để xem tiếp

Đài HBO đã có thể sử dụng tư liệu từ Báo cáo Chernobyl của Liên Hợp Quốc – Tư liệu đáng tin cậy nhất dành cho những ai còn xa lạ với hạt nhân. Trái lại, họ đã xem những lời của cánh nhà báo, nhà lịch sử và những nhà hoạt động chống đối năng lượng hạt nhân có giá trị hơn. Một điều chắc chắn là chúng kịch tính hơn sự thật.

(Nguồn: Forbes)
(Nguồn: Forbes)

Miniseries Chernobyl của đài HBO đã nhận được vô vàn lời khen về tính hiện thực của nó khi tái hiện sự kiện và các mốc thời gian quan trọng của thảm họa hạt nhân Chernobyl. Nếu chỉ xét khía cạnh ấy, đây là bộ phim vô cùng ấn tượng với diễn xuất tuyệt vời, kịch bản, bối cảnh, đạo cụ thật sự mang tinh thần của một Liên Bang Sô-viết đang suy tàn và những khung cảnh được thiết kế tuyệt đẹp, nhất là phòng điều khiển và vụ nổ hạt nhân. Nhìn những công nghệ như những ống tia điện tử đời cũ chìm trong tông màu ảm đạm không khỏi làm người ta hoài niệm về những năm tháng của thập niên 70-80s.

Craig Mazin, bộ não đứng đằng sau Chernobyl, đã rất thành công trong việc truyền tải tính chính trị, sự quan liêu và tính dối trá bủa vây thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử loài người thời bấy giờ và một người quản lí đã bỏ mặc giao thức an toàn. Nhưng về phương diện phóng xạ - một trong những phương diện trọng yếu nhất của bộ phim, Chernobyl lại thất bại toàn tập. Làm một bộ phim về thảm họa hạt nhân thì không thể bỏ qua khía cạnh phóng xạ. Suy cho cùng, đó là những gì thảm họa Chernobyl đã để lại trong tâm trí những ai đã trải qua hoặc nghe danh Chernobyl.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại này của phim là do Mazin đã cố tình không đi tìm những chuyên gia về lĩnh vực hạt nhân. Thay vào đó, ông xây dựng Chernobyl dựa trên một loạt những cuộc phỏng vấn những nạn nhân sống sót sau thảm họa trong cuốn sách Voices From Chernobyl của tác giả Belarusian Nobel Laureate Svetlana Alexievich.

Điều đáng nói là tác phẩm Voices From Chernobyl của Alexievich, một nhà báo và sử gia truyền miệng, không hề dựa trên kiến thức khoa học của sự việc trên hay những ảnh hưởng sức khỏe nó để lại. Ngược lại, cuốn sách viết về trải nghiệm của những ai đã trải qua hoặc biết ai đã trải qua sự kiện Chernobyl. Vì lẽ đó, mạch cảm xúc của bộ phim đã trở nên nổi bật trong khi tính khoa học lại nhạt nhòa như logic trong một bộ phim hoạt hình trẻ em.

Đó là một điều vô cùng đáng tiếc khi mà miniseries này lại có được đón nhận vô cùng rộng rãi, theo IMDb, và mở ra cơ hội hiếm hoi để đem sự thật về sự phóng xạ được cho đã giết nhiều người hơn bất cứ thảm họa tương tự nào đến công chúng.

Một cảnh trong phim (Nguồn: HBO.com)
Một cảnh trong phim (Nguồn: HBO.com)

Mazin từng bộc bạch một cách cương quyết “Tôi muốn một phiên bản Chernobyl ít bị kịch tính hóa hơn” và “Bạn không muốn một tác phẩm bị cường điệu quá mức”. Nếu vậy, tại sao bộ phim này lại trở thành điều Mazin không mong muốn nhất? Sao Mazin lại không bàn bạc với một nhà khoa học hạt nhân đúng nghĩa?

Một câu trả lời hợp lí cho các câu hỏi trên là do tài chính. Một sinh viên chuyên ngành hạt nhân mới ra trường sẽ không chấp nhận thù lao tối thiểu chỉ để xuất hiện trên phim trường. Số tiền ấy còn không đủ để mua một hộp bánh donut.

Chernobyl đã nhận được các bài đánh giá tích cực và nhận xét, đa số đến từ những chuyên gia đã hiện diện trên hiện trường thảm họa và nghiên cứu vấn đề trên hàng thập kỷ, những ai đã chữa trị, theo dõi con người và địa điểm bị ảnh hưởng, thậm trí là của những ai đã thiết kế kế hoạch dọn dẹp các vùng lân cận.

Họ đều nói cùng một điều – chỉ có nỗi sợ phóng xạ giết nhiều người nhất ngoài vùng tiếp xúc trực tiếp của Chernobyl. Tất cả các nghiên cứu sức khỏe và dịch tễ học (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8) đã chỉ ra hậu quả về sức khỏe đáng sợ nhất mà vụ nổ Chernobyl để lại là hội chứng sợ hãi phóng xạ (Radiophobia) kéo dài. Nói cách khác, nỗi sợ là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái sức khỏe của những ai ở các vùng lân cận của nhà máy hạt nhân này.

Bị bỏ hoang suốt 33 năm nay, khu vực cấm rộng 30km quanh Chernobyl đã trở thành một khu vực với hệ sinh thái tự nhiên sinh động và một địa điểm thu hút khách du lịch. Chỉ đơn giản là nhiều thành phần phóng xạ tràn qua ranh giới khu tiếp xúc trực tiếp. Môi trường ngoài vùng Pripyat đã không hề bị tổn hại. Trên thực tế, hàng ngàn người đã không hề rời khỏi Chernobyl và đã và đang sinh sống tốt trong 30 năm. Khoảng 3000 người làm việc ở các lò phản ứng khác ở Chernobyl hàng thập kỷ. Loài lợn rừng bị săn bắn ở Đức, Ukraine và các vùng khác ở Châu Âu, để kiểm tra lượng phóng xạ. Không con nào trong số đó được coi là đáng ngại. (Nguồn: Forbes)
Bị bỏ hoang suốt 33 năm nay, khu vực cấm rộng 30km quanh Chernobyl đã trở thành một khu vực với hệ sinh thái tự nhiên sinh động và một địa điểm thu hút khách du lịch. Chỉ đơn giản là nhiều thành phần phóng xạ tràn qua ranh giới khu tiếp xúc trực tiếp. Môi trường ngoài vùng Pripyat đã không hề bị tổn hại. Trên thực tế, hàng ngàn người đã không hề rời khỏi Chernobyl và đã và đang sinh sống tốt trong 30 năm. Khoảng 3000 người làm việc ở các lò phản ứng khác ở Chernobyl hàng thập kỷ. Loài lợn rừng bị săn bắn ở Đức, Ukraine và các vùng khác ở Châu Âu, để kiểm tra lượng phóng xạ. Không con nào trong số đó được coi là đáng ngại. (Nguồn: Forbes)

Xuyên suốt bộ phim, nhiều người đã lùng sục các chi tiết phim để kiểm tra tính xác thực của Chernobyl. Điều này có thể được coi là tẻ nhạt, nhưng một số đã được chỉ ra có thể minh chứng cho vấn đề mà bộ phim gặp phải. Mọi bối cảnh lên phim đều trông rất tuyệt vời. Nhưng đối với những ai không hiểu biết về khoa học, miniseries kịch tính này đang vô tình truyền bá những huyền thoại về phóng xạ và cái chết bởi nó.

Một trong số đó là phân cảnh người vợ đang mang thai của một lính cứu hỏa đến thăm chồng khi anh đang mắc phải hội chứng nhiễm phóng xạ cấp tính (ARS) và bào thai trong cô do hấp thụ quá nhiều phóng xạ nên đã chết đi. Người hùng giả tưởng của miniseries Chernobyl, được tái hiện xuất thần bởi Emma Watson, đã nhận định “Lẽ ra lượng phóng xạ đã giết chết người mẹ, nhưng đứa bé đã hấp thụ nó thay cô.” Điều này không thể sai lầm hơn.

Người lính cứu hỏa không hề truyền phóng xạ theo nghĩa đen – một cá nhân nhận một mũi tiêm phóng xạ không thể truyền phóng xạ như người ta nghĩ. Bệnh phóng xạ (một tên gọi khác của ARS) không phải là một loại bệnh truyền nhiễm. Chỉ khi một cá nhân ăn hoặc uống trực tiếp các nguyên liệu phóng xạ, người đó mới có thể phát ra các tia phóng xạ như một lõi phản ứng hạt nhân. Tuy nhiên, trường hợp này chưa từng xảy ra ở Chernobyl.

Nhưng câu chuyện giả tưởng này lại xuất hiện trong cuốn sách Voice From Chernobyl, được Alexievich kể lại sau khi nghe ai đó ở nơi nào đó nói lại với bà, nên Mazin đã nhầm tưởng đó là sự thật. Thực tế đã chứng minh điều ngược lại.

Một cảnh trong phim (Nguồn: HBO)
Một cảnh trong phim (Nguồn: HBO)

Mặc dù đã có nhiều ca phá thai không cần thiết xuất phát từ nỗi sợ của những người sống sót được thực hiện sau thảm họa, nhiều nghiên cứu đã chứng minh không có kỳ mang thai nào bị ảnh hưởng bởi phóng xạ của Chernobyl.

Bác sĩ Robert Gale từ đại học UCLA (Mỹ) đã nói: “Chúng tôi dự đoán nhiều bác sĩ đã cho lời khuyên không chính xác về mối quan hệ giữa những người mẹ nhiễm xạ từ Chernobyl và dị tật thai nhi đã dẫn đến những ca phá thai không cần thiết ở Liên Bang Sô-viết và Châu Âu.

Phần lớn các bác sĩ tận tâm nhưng thiếu hiểu biết ấy đã xuất hiện trong cuốn sách của Alexievich.

Bác sĩ Gale, một chuyên gia cấy ghép tủy xương nổi tiếng toàn cầu, đã ngay lập tức có mặt tại hiện trường ở Chernobyl sau vụ nổ để chữa trị các nạn nhân trong suốt hai năm. Trong vòng 20 năm tiếp theo, Gale đã nghiên cứu về hệ quả sức khỏe thảm họa hạt nhân này để lại.

Một chi tiết vớ vẩn trong phim nữa là hình ảnh những đứa trẻ bị ARS hành hạ trong một bệnh viện địa phương. Điều này khộng hề xảy ra. Những ca ARS chỉ lưu thông trong số các lính cứu hỏa và nhân viên làm việc tại Chernobyl. Không có bất cứ ai ngoài họ, thậm chí là vùng lân cận Pripyat, bị mắc phải căn bệnh này. Trẻ em chắc chắn nằm trong số đó.

Chernobyl ngày nay (Nguồn: Viator)
Chernobyl ngày nay (Nguồn: Viator)

Mô ở người phải hấp thụ đến 1000 millisieverts (mSv – đơn vị đo lường lượng phóng xạ mô người có thể hấp thụ) để có thể dẫn đến căn bệnh ARS. Ngoài ra, có nhiều yếu tố chi phối quá trình này. Đơn cử như liều lượng, cách hấp thụ - một lần một hay ngấm từ từ, và loại hạt nhân nào. Lượng mSv của cư dân tại Pripyat chỉ ở khoảng 30 mSv, tương đương với 3 lần đi qua máy quét CT, một lượng phóng xạ quá nhỏ để gây hại cho sức khỏe. Ở các vùng ngoài, chỉ số mSv chưa từng vượt quá 10mSv mỗi năm, tương đương những vùng có bức xạ tương tự trên toàn cầu với con người sinh sống hàng thế kỷ mà không gặp vấn đề gì.

Nói chung, Viện Sức khỏe Quốc gia (Mỹ) gần đây đã tuyên bố: “Bất chấp nỗ lực của các nhà thống kê và dịch tể học, hàng ngàn ca ung thư và đột biến được cho là do Chernobyl gây ra vẫn chưa xuất hiện”. Và họ đã thật sự vùi đầu nghiên cứu trong vòng 33 năm nay.

Hãy nhớ, dù cho các phân cảnh như cây cầu chết chóc, cảnh trực thăng, cho đến những giả dụ phóng xạ làm con người xuất huyết, rằng lò phản ứng hạt nhân có thể trở thành bom nguyên tử ngay lập tức, hay những phát ngôn như về chỉ số những ca ung thư tăng đột biến ở khắp Ukraine và Belarus, về phóng xạ và cái chết có thật đến đâu, Chernobyl vẫn là một bộ phim lịch sử hư cấu tập trung vào sự kịch tính thay vì sự thật.

Vậy ai đã bỏ mạng ở Chernobyl?

Theo thống kê của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, Cơ quan Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, Uỷ ban Khoa học về Ảnh hưởng của Phóng xạ, Tổ chức Y tế Thế Giới, Ngân hàng Thế giới, và chính phủ các nước Belarus, Nga, và Ukraine:

  • 2 ca tử vong tại chỗ, không do phóng xạ
  • 29 ca tử vong do phóng xạ (ARS) trong vòng 4 tháng do các nguyên nhân phóng xạ, bỏng phóng xạ và hít khói.
  • 19 ca tử vong ở người trưởng thành được cho là do phóng xạ trong 20 năm,
    con số này nằm trong tỷ lệ tử vong do ung thư bình thường ở nhóm này, khoảng 1% mỗi năm
  • 9 ca tử xong ở trẻ em do ung thư tuyến giáp – được cho là do phóng xạ gây ra. 

Những ca tử vong trên là bi kịch từ tai nạn Chernobyl kinh hoàng. Nhưng chúng không thể so sánh được với tỷ lệ thương vong lên đến hàng ngàn của những thảm kịch như nổ hóa chất, bể đập, tai nạn hầm mỏ, hay thậm chí là so với số người Mỹ chết hàng năm do ngộ độc thực phẩm.

Bạn có thể không biết điều nay khi xem Chernobyl của đài HBO, nhưng ít ra bộ phim cũng được làm khá hay ho đấy chứ.

[REVIEW] Chernobyl (HBO) - Vì lý do gì mà hấp dẫn đến thế?

[REVIEW] Chernobyl (HBO) - Vì lý do gì mà hấp dẫn đến thế?

Phim là câu chuyện về nguồn gốc thảm họa Chernobyl cũng như sự hi sinh của những con người can đảm chấp nhận đánh đổi mạng sống để kiểm soát hậu quả.

Nguồn: Forbes