[Tổng Hợp] Những nhân vật nữ ấn tượng trong phim của Quentin Tarantino

Tin điện ảnh · VLynd ·

Phim của Quentin Tarantino không chỉ có nội dung bạo lực, đẫm máu, mà còn có những nhân vật nữ ấn tượng.

Nhắc tới Quentin Tarantino, hầu hết khán giả đều nghĩ đến những bộ phim bạo lực, đẫm máu khó rời mắt. Bên cạnh diễn biến lôi cuốn và nội dung hấp dẫn, các nhân vật trong phim của Tarantino đều được xây dựng chỉn chu, để lại dấu ấn trong lòng khán giả. Hãy cùng Moveek điểm qua những nhân vật nữ nổi tiếng trong phim của ông nhé, bên cạnh nàng Beatrix trong bộ trang phục vàng kinh điển thì những người khác cũng có sức hút nhất định.

Mia Wallace — Pulp Fiction (1994)

Ảnh: Everett Collection
Ảnh: Everett Collection

Trong Pulp Fiction, Mia (Uma Thurman) — vợ của ông trùm Marsellus Wallace (Ving Rhames), có nét retro giống giống nhân vật Alabama trong phim True Romance (1993) do Quentin Tarantino viết kịch bản, nhưng có phần thú vị hơn. Chúng ta được nghe về nhân vật này trước khi gặp cô ấy. Đoạn nói chuyện giữa Vincent Vega (John Travolta) và Jules Winnfield (Samuel L. Jackson) như dự báo trước về một cô vợ nhạt nhẽo (hoặc một phần âm mưu của mỹ nhân kế), mong trở thành một phần thuộc công việc của chồng trong những trò chơi ghen tuông nguy hiểm. 

Mia xuất hiện từng bước một, từ giọng nói đến đôi môi và rồi đôi chân, trước khi khán giả chứng kiến một hình ảnh không thể ngờ được: một người phụ nữ cao ráo, xinh đẹp với mái tóc đen ấn tượng, chạy vòng quanh Vincent khi anh được yêu cầu giải trí cho cô. Mia chiếm thời lượng lớn của phim, với năng lượng khó lường khiến Vincent u mê dù biết giới hạn giữa họ. 

Pulp Fiction chính là tiền đề để Tarantino và Thurman kết hợp cùng nhau trong Kill Bill và thậm chí, nữ diễn viên còn đồng viết kịch bản Kill Bill: Vol. 2. Nào, hãy cùng chứng kiến một hình ảnh kinh điển của Thurman qua vai Cô Dâu nhé.

Beatrix Kiddo — Kill Bill: Vol. 1 (2003)

Ảnh: Everett Collection
Ảnh: Everett Collection

Trên màn ảnh, Beatrix Kiddo – Cô Dâu gần như là một nữ chiến binh siêu anh hùng, nhưng kết hợp thêm những cảm xúc phức tạp về bản năng người mẹ và tìm kiếm hạnh phúc. Trong 2 phim Kill Bill, Tarantino đã thành công khi kể một câu chuyện hành động mà nữ là nhân vật chính. Các cảnh hành động không tạo cảm giác đặt nặng vấn đề giới tính, mà vẫn có chiều sâu. Thành công này vẫn được duy trì suốt cả hai phim, từ cảnh đánh nhau hoành tráng với O-Ren và đồng bọn, đến cảnh trò chuyện cùng Bill (David Carradine).

Có thể nói, nếu không nhờ sự cộng hưởng của Thurman thì nhân vật này có lẽ không được cân bằng đến thế. Và rõ ràng trong các phim sau này của Tarantino, việc thiếu vắng bóng hình nữ diễn viên đã dẫn đến việc mất đi sự căng thẳng đầy tinh tế thế này.

Jackie Brown — Jackie Brown (1997)

Ảnh: Everett Collection
Ảnh: Everett Collection

Một trong những chi tiết đầy thỏa mãn trong bộ phim do Tarantino chuyển thể từ tiểu thuyết của Elmore Leonard là Pam Grier và nhân vật Jackie đều bị đánh giá thấp suốt thời gian dài. Jackie là tiếp viên hàng không chạy việc vặt cho tên buôn vũ khí Ordell Robbie (Samuel L. Jackson), cho đến khi cô được nhân viên bảo lãnh tại ngoại Max Cherry (Robert Forster) công nhận từ phút đầu gặp gỡ. Cả bộ phim cho thấy việc cảnh sát và tội phạm lợi dụng một người vô tội và rốt cuộc, cô biết cách biến tình huống bất lợi trở nên hữu dụng. 

Jackie Brown là phim tội phạm với bối cảnh chủ yếu diễn ra tại sân bay và các quầy ăn uống, nên nó hơi khó hấp dẫn. Nhưng việc xây dựng Jackie, vốn tập trung vào những liên kết, tình cảm ngầm với Max và hơn hết, là sự chú ý sâu sắc vào cảm xúc của Jackie khi cô luôn ngẩng cao đầu trong suốt thời gian qua. 

Những phim khác của Pam Grier: Above the Law, Ghots of MarsMars Attack!

O-Ren Ishii — Kill Bill: Vol. 1 (2003)

Ảnh: Everett Collection
Ảnh: Everett Collection

Trong Kill Bill: Vol. 1, thật không đúng khi nói O-Ren Ishii (Lucy Liu) là kẻ phản diện. Cô ấy đúng hơn là một anti-hero với quá khứ đầy sự phẫn nộ và đau thương khi chứng kiến gia đình bị sát hại. Trái với các thành viên khác của Deadly Viper Assassination Squad, O-Ren nhiều cảm xúc hơn và với Beatrix, cô ta không đơn thuần là cái tên cần phải gạt khỏi danh sách, mà còn là hình ảnh cho thấy chuyện gì có thể xảy ra nếu cuộc đời bạn đi sai hướng.

Một điểm hay nữa là O-Ren là một con lai và với sự kết hợp nhiều chủng tộc, cô ấy luôn bảo vệ đúng bản chất dân tộc, một đối trọng trong phong cách Tokyo của phim. Đặc biệt là trong cảnh chiến đấu, O-Ren đã mỉa mai Beatrix là một cô gái ngoại tộc ngu ngốc chơi đùa với thanh kiếm samurai. Một sự đối lập hay ho giữa một người phụ nữ phải chiến đấu khó nhằn hơn để giành được vị trí được tôn trọng trong đất nước, so với một người nước ngoài lên máy bay để nhận được món quà từ Hattori Hanzō. 

Những phim khác của Lucy Liu: Charlie's Angels, Chicago, Kungfu PandaAlly McBeal.

Shosanna Dreyfus — Inglourious Basterds (2009)

Ảnh: Everett Collection
Ảnh: Everett Collection

Mélanie Laurent đã có màn hóa thân ấn tượng vào vai Shosanna trong Inglourious Basterds. Chứng kiến gia đình bị sát hại ngay từ nhỏ, sau khi trở thành chủ rạp chiếu phim, Shosanna quyết định trả thù.  

Trong bộ phim giới thiệu quá trời nhân vật để rồi chết nhanh, Shosanna đã để lại nhiều cảm xúc và cô thật sự có một cuộc đời, thay vì chỉ những câu thoại đơn thuần. Đặc biệt là những cảnh giữa cô và Fredrick Zoller thật sự xuất sắc, vì chúng phản ánh một cách sống động về đời thật khi một người phụ nữ cố kiềm chế tình cảm không mong muốn, cho một người đàn ông không chấp nhận được việc bị khước từ. Khoảnh khắc cô tiếp cận Zoller trước đó lại thấm thía hơn, vì đó chính là khoảnh khắc đồng cảm mà có thể khiến cô tiêu tùng, một sự mềm mỏng hiếm hoi từ nhân vật vốn kiên cường.

Phim khác của Mélanie Laurent: Beginners, Now You See Me và đạo diễn Breathe (2014)

Daisy Domergue — The Hateful Eight (2015)

Ảnh: Everett Collection
Ảnh: Everett Collection

Giây phút nhẹ nhàng nhất trong The Hateful Eight lại là sự bình lặng trước giông tố khi  Daisy Domergue (Jennifer Jason Leigh) gặp gỡ người anh trai, và rồi ảnh bị bắn ngay trước mắt, não văng khắp người cô. Khi là người phụ nữ duy nhất, cô chỉ nhận được sự bạo hành và những lời sỉ nhục từ bọn đàn ông tự cho rằng chúng có quyền làm thế. Khi kẻ săn tiền thưởng John Ruth đưa Daisy vào và buông những lời về việc phụ nữ bị xử tử, Tarantino cho thấy rõ góc nhìn của ông về Daisy, nếu cô ấy có thể đuổi kịp cánh đàn ông, cô cũng có thể ra đi như họ. 

Phim khác của Jennifer Jason Leigh: Annihilation, Twin PeakThe Woman in the Window sắp tới.

Sharon Tate — Once Upon a Time in Hollywood (2019)

Ảnh: Everett Collection
Ảnh: Everett Collection

Cuối cùng là nhân vật Sharon Tate do Margot Robbie thủ vai trong bộ phim được ví von như bức thư tình của Tarantino đến thời kỳ vàng son của Hollywood. Một trong những cảnh đánh yêu nhất là khi Sharon đến rạp công cộng để xem bộ phim do cô đóng vai chính. Ngay khi Once Upon a Time in Hollywood bắt đầu, khán giả chứng kiến Sharon qua góc nhìn từ xa từ người hàng xóm và ở bữa tiệc. Khi cô một mình đến rạp phim và tự giới thiệu bản thân đến nhân viên (vừa lịch thiệp vừa hoài nghi), đeo kính xem phim, quả là một khoảnh khắc ấn tượng vì chứng kiến một người nổi tiếng tận hưởng niềm vui trong công việc một cách riêng tư. Khoảnh khắc đó không phải là Robbie nữa mà chính Sharon đang hiện hữu. 

Một điều tuyệt vời ở phim là Tarantino đã đưa Sharon khỏi vụ sát hại, cho thấy cô chỉ là một người phụ nữ bình thường, vừa trần tục vừa thoát tục. Phim cho phép khán giả tưởng tượng một cuộc sống mới về Sharon, khi mà cô tiếp tục tỏa sáng trên màn ảnh, dù không hoàn hảo, còn hơn là tên tuổi gắn liền vĩnh viễn với bi kịch.

Phim khác của Margot Robbie: I, Tonya, Suicide Squad, BombshellThe Wolf of Wall Street. Đọc thêm bài về các nhân vật của Robbie tại đây.

Nguồn: Buzz Feed