Nỗi sợ luôn mang một sức hút kì lạ, và dù cho bạn ghét việc bị hù dọa tới đâu đi nữa thì cũng phải thừa nhận rằng thi thoảng bạn vẫn tự tìm đến những cảm giác giật gân. Và những lúc như vậy thì còn gì tuyệt hơn ngồi xuống và thưởng thức một bộ phim, đơn giản là vì thà sợ trên phim còn hơn là sợ mất mật ngoài đời thực đúng không nào?
Và sau đây là danh sách 10 kẻ phản diện đáng sợ nhất theo nhận định của người viết, kèm theo đó là những gì các bộ phim này đã làm để nâng tầm bọn chúng.
10. Leatherface - The Texas Chainsaw Massacre (1974)
Leatherface - một kẻ tâm thần mang khuôn mặt dị dạng - có lẽ là nhân vật khiến không ít trẻ em mất ngủ thời bấy giờ và cũng rất khó để các phim sau này mô phỏng lại hắn. Nhìn sơ qua thì gã không khác gì một tên sát nhân cuồng bạo, nhưng càng xem ta càng nhận ra gã là bất kỳ ai trong gia đình mình: đội tóc giả, hóa trang đậm như phụ nữ và tự gán cho mình chức danh nội trợ.
Một trong những điểm sáng của phim là nó quá chân thật, đến mức mà ngày nay ta vẫn bắt gặp một vài người nghĩ nó dựa trên một sự kiện ngoài đời. Quả vậy, phim chịu ảnh hưởng từ vụ án có thật của tên sát nhân hàng loạt Ed Gein, nguồn cảm hứng của các thế hệ phản diện trong một thời gian khá dài. Nhưng điều khiến phim trở nên ám ảnh không phải là tính thực hư của nó, mà là nó hoàn toàn có khả năng hiện hữu.
9. Older Woman - Onibaba (1964)
Dù chỉ đơn thuần là một câu chuyện thời chiến quốc, song điều khiến khán giả thích thú là cách mà Older Woman cùng cô con dâu làm để sinh tồn: bán những vật dụng của các samurai không may bị dụ vào nhà họ.
Sau khi sát hại các samurai, họ lấy các vật dụng như kiếm giáp của nạn nhân để bán lấy tiền, nhưng khi cô con dâu nảy sinh tình cảm với một người đàn ông, bà ta trở nên ganh ghét, đố kị và làm mọi cách để chia rẽ hai người.
Tông màu kì lạ bao trùm lấy bộ phim, thể hiện qua từng nhân vật khi những tình tiết dần trở nên phức tạp. Trọng tâm của phim là những biến chuyển tâm lý mà các nhân vật phải chịu trước khi thủ ác, với bối cảnh là thời kì tăm tối trong lịch sử Nhật Bản.
8. Harry Powell - The Night of the Hunter (1955)
Robert Mitchum là một trong những diễn viên vĩ đại nhất, nhưng khi ông vào vai Harry Powell, một gã phản diện cao lớn vạm vỡ, thì tài năng của ông càng được bộc lộ. Không gì bất mãn hơn việc chứng kiến hắn giơ nanh vuốt về phía những cô gái trẻ không sức chống cự, đó là khi hắn sử dụng những lời đường mật để chơi đùa với tình cảm của những phụ nữ yếu đuối.
Đặc trưng của hắn là hình xăm LOVE và HATE trên nắm tay để minh họa cho đối tính trong lời nói. Cái đối tính ở đây chính là sự tương phản trong tính cách của hắn và Rachel Cooper (Lilian Gish), nhân vật biểu trưng cho sự thuần khiết. Nhưng dù cô có đáng yêu, ấm áp đến đâu thì Powell vẫn lạnh lùng và tàn nhẫn như một con sói trong lốt cừu chực chờ nuốt chửng con mồi.
7. Kim Soo-hyeon - I Saw the Devil (2010)
Kim Soo-hyeon là một đặc vụ NIS ở Hàn Quốc, có vợ là con gái viên cảnh sát trưởng. Nhưng khi vợ anh bị một tên sát nhân hàng loạt giết chết, anh trở nên tàn độc và chuyên săn con mồi vào ban đêm. Những phẩm chất của một đặc vụ sớm biến mất, thay vào đó là một tên thổ phỉ không chỉ giết kẻ đã sát hại vợ mình, mà còn tra tấn hắn dã man.
Nhân vật biến đổi từ người hùng thành phản diện chỉ trong cái nháy mắt, nhưng khán giả vẫn nhận thấy điểm đúng trong việc làm của anh, dù con dã thú này đã đi quá tầm cái gọi là công lý. Phim còn là một tuyệt tác về bạo lực, máu me và định hình lại khái niệm đạo đức nơi người xem.
6. Norman Bates - Psycho (1960)
Nhân vật Norman Bates có thể coi là xương sống của Psycho, một bộ phim huyền thoại về gốc rễ nỗi sợ hãi của Alfred Hitchcock. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã gặp một người như Norman: luôn biến chuyển, không bao giờ mang mãi một sắc mặt và luôn khiến người ta tò mò; một kẻ dù ngại ngùng kín đáo nhưng vẫn có thể thấy ở hắn có điểm gì đó không ổn.
Loại nhân vật như gã khiến ai cũng thấy thương cảm nhưng đồng thời đó cũng là một quả bom nổ chậm, như phép ẩn dụ lừng danh của Hitchcock về quả bom dưới ngăn bàn. Ở Norman Bates chứa đựng quá nhiều nỗi sợ mà ta luôn mang theo bên mình: nỗi sợ nguy hiểm gần kề, những dịch bệnh chết người và nỗi sợ làm người thân thất vọng.
5. Hannibal Lecter - The Silence of the Lambs (1991)
Lecter là một con quỷ khát máu người trong lốt nhà tâm lý học sáng dạ. Cả người xem lẫn Clarice đều là những nạn nhân trong trò chơi tâm lý của hắn. Hắn cứ thong dong mò vào tâm trí khán giả và để lại những trải nghiệm đau đớn khôn tả.
Quá nhiều lời khen dành cho lối diễn xuất thần của Anthony Hopkins mà bỏ qua 2 công thần là đạo diễn Jonathan Demme và đạo diễn hình ảnh Tak Fujimoto. Họ đã đặt máy quay sao cho khán giả được nhìn dưới con mắt của Hannibal, cách hắn nhìn Clarice đầy yêu thương cùng ám ảnh và thôi miên cô từ từ mà chắc chắn. Những thước phim này hẳn luôn ám lấy bất cứ ai từng xem chúng.
4. HAL 9000 - 2001: A Space Odyssey (1968)
HAL 9000 là thành tựu tuyệt vời nhất mà con người có thể chạm tới: một siêu máy tính biết suy nghĩ và am hiểu mọi thứ về loài người, nhưng dĩ nhiên cũng là thành tựu tồi tệ nhất. Nó chỉ biết hoàn thành nhiệm vụ mà con người lập trình cho nó. Cách suy nghĩ (nếu có) của nó chỉ đơn thuần là logic, không cảm xúc, không trắc ẩn, không khoan nhượng dù là đồng minh khi nó xem họ là mối đe dọa tới sứ mệnh của nó và không bao giờ biết suy nghĩ lại.
HAL là một lời cảnh tỉnh rằng công nghệ đang dần chi phối loài người và nhắc nhở con người về mối nguy hại khi công nghệ đang phát triển một cách chóng mặt.
3. Anton Chigurh - No Country For Old Men (2007)
Tâm trí con người dường như chất chứa một độ nguy hiểm mà chỉ tăng dần theo thời gian. Điều này đúng với Anton Chigurh, kẻ buộc phải đi theo con đường được định sẵn bất chấp cảm giác và mong muốn bản thân. Những tư tưởng ta mang theo bên mình dường như khó nhằn hơn ta tưởng khi tâm trí tên tội phạm này đạt tới cảnh giới mà không ai hiểu nổi. Hắn rượt theo một người đàn ông tiền đầy túi và bắn ông ta không thương tiếc, điều mà hắn không lấy gì làm vui vẻ nhưng hắn biết định mệnh buộc phải như vậy.
Từ ngữ, lời nói của hắn thì tối nghĩa và chẳng ai hiểu nổi; và dù có bao nhiêu máu nhuốm vào tay thì hắn cũng chẳng mảy may quan tâm. Đỉnh điểm của sự tàn ác là khi hắn giết người chủ cửa hàng chẳng vì lý do gì.
Với lối diễn và chơi chữ khôn khéo, ta nhận ra rằng vấn đề không đơn thuần chỉ là trò tung đồng xu mà là liệu Anton có giết người đàn ông vô tội này không. Hắn không quyết định mà nhường việc đó cho số phận. Trong một thế giới ngày càng phức tạp như ngày nay thì Anton hẳn là kẻ tâm thần không ai muốn chạm mặt nhất.
2. Alex DeLarge - Clockwork Orange (1971)
Alex là một con quỷ điển hình và hắn dường như rất thích thú và tận hưởng từng giây phút của cuộc đời phản diện này. Điều hãi hùng nhất là một người trẻ như hắn lại làm những điều kinh khủng mà ta thấy trên phim, đây cũng là thứ làm hắn khác biệt so với phần đông phản diện khác. Nhưng điều gây ức chế hơn nữa là ta đuối lý khi đối diện với hắn vì đây không phải câu chuyện của chúng ta.
Bản thân bộ phim cũng là một ví dụ điển hình cho những thứ có thể tạo ra một con quỷ dữ: do chính bản thân, do được nuôi dạy không tốt, xã hội, chính phủ và cả các thế lực tôn giáo. Nhưng dù có là gì đi nữa thì nếu có một nhân vật phải hứng chịu hết những điều trên thì đó chính là Alex. Ta cần phải thấy Alex ở đỉnh điểm của cái ác, khi đó từng lớp trong tính cách của hắn mới có thể được bóc tách ra mà suy xét liệu ta có nên thương cảm cho hắn hay không. Nhưng điều kinh hãi hơn cả là khi làm như vậy, thì chúng ta là hạng người như thế nào?
1. Col. Kurtz - Apocalypse Now (1979)
Thế giới mà ta đang sống là nơi mà mọi sinh vật đều phải vật lộn để tồn tại; nơi đó như một bể thí nghiệm của Darwin, mọi sinh vật chà đạp lên nhau mà sống. Đó là những gì Col. Kurtz nhận định khi tới Việt Nam - nơi mọi thứ được bao trùm bởi lớp màn giả lả ngụy tạo. Và khi mọi sự khủng hoảng ập tới thì lần lượt những đạo đức hay tri thức đều bị gạt bỏ, chỉ còn bản năng là ở lại. Nhưng thứ định hình sự khủng bố của Kurtz là việc hắn biết rõ rằng chỉ có bản năng mới đem lại chiến thắng:
“Nỗi sợ mang một hình thù mà ai cũng muốn làm thân, nếu ai mà không làm thân được thì nó trở mặt thành một kẻ thù thật sự.”
Kurtz hướng người xem tới một hướng nhìn mới về nhân sinh và thế giới hiện tại qua những trải nghiệm kinh hoàng của hắn nơi chiến trận. Giờ đây người xem cũng tự hiểu rằng, chỉ cần một lần lạc lối là chỉ còn thấy tăm tối và phải dựa vào phần “con” mà đã phần nào ngủ yên để tồn tại.
Bộ phim nhuốm màu chiến tranh lẫn thần thoại khiến khán giả như chứng kiến trận chiến giữa thần linh và quái vật, khi mà con mãnh thú Kurtz hiên ngang đặt mình lên trên vạn vật và bắt mọi người phải tôn sùng.
Và cũng phải kể đến sự chỉ đạo của Marlon Brando, người biến những trải nghiệm đau thương, mất mát của mình thành một điều thần kỳ; người tạo ra những cái chết, theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng một cách nhuần nhuyễn. Đó mới là điều kinh hãi thật sự.
Nguồn: Bài và ảnh: Taste of Cinema