Chắc chắn khán giả xem xong những bộ phim này sẽ vô cùng hoảng sợ vì độ thảm họa của nó.
5. Hợp Đồng Bắt Ma (2015) – Không thể hay
Đây là một bộ phim có câu chuyện khá tốt nhưng làm không tới. Cái kinh dị của phim có thể ở mức tạm chấp nhận những cái hài của phim là quá thừa thãi. Diễn xuất của Huy Khánh tạm ổn nhưng sự xuất hiện của Tim lại không để lại bắt cứ dấu ấn nào, cứ như là bình phong cho phim. Nữ phụ trong phim diễn vô cùng chán; nhan sắc vô cùng “khiêm tốn” nhưng vẫn thích khoe thân suốt phim. Riêng nhân vật chính suốt ngày mặc cái đầm trắng, giả ma chạy tới chạy lui như bà điên.
Không chỉ vậy, phim có còn vô số sạn làm phim trở nên vô lý, thiếu thực tế đến … tào lao. Nhìn chung, Hợp Đồng Bắt Ma không đến nổi là một bộ phim dở nhưng cái hay thì mãi mãi không đến.
4. Oan Hồn (2015) – Thảm họa kinh dị
Oan Hồn là câu chuyện kể về Ploy - em gái của Charman phát hiện cô treo cổ tự tử. Cái chết của Charman gây chấn động với gia đình. Chồng cô - Troy hóa điên dại, cả ngày chỉ biết ôm con ma-nơ-canh và cho rằng đó là vợ của mình. Ploy nghi ngờ Troy và cô bạn thân Song Kỳ - người từng thầm thương trộm nhớ Troy hợp tác để giết chết chị gái của mình.
Nội dung phim có hướng trinh thám, liêu trai gây thu hút khán giả. Nhưng phim vẫn có những thứ vô cùng thảm họa.
Thứ đầu tiên chính là diễn xuất của diễn viên quá gượng gạo, thô kệch thua cả diễn viên mới ra trường. Thứ hai, cách sử dụng âm thanh, ánh sáng của Oan Hồn quá đơn giản và không tạo ra được không khí rùng rợn cần thiết. Phần âm thanh bộ phim bị lẫn nhiều tạp âm, giọng các nhân vật trong cùng một cảnh quay không ăn nhập. Tất cả diễn ra trên một nền kịch bản dễ dãi, không có điểm nhấn rõ ràng và tình tiết sắp xếp thiếu tính liên kết. Oan Hồn chỉ mắc những lỗi đó nhưng chính nó đã biến phim thành thảm họa.
3. Mất Xác (2014) – Sex thô tục
Ngay từ đầu, Mất Xác đã là một phim dở và dơ. Cái dơ ở đây là tựa đề mập mờ của phim, cùng câu “không vớt được xác, không thể kết tội giết người” mà đạo diễn đặt ra nhằm nhắc lại vụ thẫm mỹ viện Cát Tường để PR cho phim. Lấy nỗi đau của gia đình người khác để PR , là điều vô cùng dơ bẩn thể hiện cái dở của đạo diễn.
Cái dơ thứ hai là lạm dụng quá nhiều cảnh sex. Số cảnh sex của phim lặp lại đến cả chục lần; các góc máy quay cũng phô diễn ra một cách thô tục, chẳng có gì gọi là nghệ thức.
Riêng cái dở nằm ở cách quay và dựng phim khi màu phim cứ lem nhem, nhiễu màu; màu nền phim thì cứ như phim truyền hình thay vì phim điện ảnh. Một cái dở khác ở cách lồng ghép ở mảng kinh dị, mang tiếng là phim kinh dị nhưng đây thực chất chỉ là phim hài nhảm.
2. Con Ma Nhà Họ Vương (2015 ) - Một bước thụt lùi vô cùng lớn của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng
Con Ma Nhà Họ Vương là một bước thụt lùi vô cùng lớn của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng. Đạo diễn Hotboy Nổi Loạn nên đổi tên phim thành Con Ma Nhà Họ Trần khi mà hai diễn viên chính ở “trần” mọi lúc mọi nơi. Họ cởi trần, khoe body khi lái xe đạp vượt qua cánh đồng, cởi trần đi tắm sông và thậm chí cảnh nhân vật Nam giết người…cũng cởi trần. Cái kinh dị lớn nhất của phim chính là thân hình 6 múi của hai nhân vật chính; nó kinh dị đến mức chán ngấy.
Chắc do quá tập trung vào thân hình của hai nhân vật chính nên cái kinh dị của phim không được chú trọng kỹ càng. Cái kinh dị ở đây không đủ sức hù dọa khán giả và gây nhàm chán, tẻ nhạt.
Đây là một bộ phim thích hợp dành những người bị chứng mất ngủ hoặc không ngủ được. Vì bảo đảm họ sẽ ngủ gật ra khi ngồi xem phim này.
1. Biết Chết Liền (2013) - Phương Trinh có “hở” thì phim vẫn dở
Nếu hỏi khán giả rằng Biết Chết Liền của đạo diễn Lê Bảo Trung có hay không, thì chắc chắn họ sẽ trả lời hay chết liền. Nội dung phim nói về chuyện tình của những cậu ấm, cô chiêu trong một chuyến nghỉ mát.
Xem từ đầu đến cuối, khán giả không thể hiểu rõ Biết Chết Liền thuộc thể loại phim gì. Khi mà dán mác kinh dị - hài nhưng cái kinh dị không thể hù nỗi một đứa con nít và cái hài không thể gây cười cho một người dễ tính. Có lẽ phim được quay vào mùa hè nên Angela Phương Trinh cũng mặc “rất mát” cho phù hợp với cái nắng chói chang. Nhưng Phương Trinh có “hở” thì phim vẫn dở.
Nội dung phim thì vô cùng vô lý, thiếu thực tế đến nhảm nhí; diễn xuất của nhân vật quá gượng gạo và nhàm chán… Đã có nhiều người tự hỏi tại sao một bộ phim thiếu thực tế như vậy lại được công chiếu còn Bụi Đời Chợ Lớn lại bị cấm.
Nguồn: Xuân Huỳnh