Warner Bros. hiện đang trong quá trình phát triển cho bộ phim riêng tiếp theo của Superman – nhưng từ đây đến ngày nó lộ diện sẽ còn rất xa. Nhưng chắc bạn cũng tự hỏi:
Liệu phần tiếp theo sẽ như thế nào? Liệu nó được làm mới hoàn toàn hay sẽ lấy ý tưởng từ truyện tranh? Và sự kiện nào trong truyện tranh là phù hợp nhất?
Rõ ràng là nội dung của phim chuyển thể từ truyện tranh thường phụ thuộc vào diễn tiến của cốt truyện trước đó và yêu cầu riêng của nhà làm phim. Điển hình là trong khi Captain America: The Winter Soldier và Batman v Superman: Dawn of Justice lấy khá nhiều nội dung từ phiên bản gốc trong truyện tranh cho vào kịch bản thì những phim như Guardians of the Galaxy và Suicide Squad lại phát triển nội dung theo một hướng riêng với khá nhiều điều chỉnh. Thế nên ta sẽ không thể nào chắc chắn rằng phần tiếp theo của Superman sẽ dựa trên truyện tranh, nhưng như người ta nói “Ước mơ đâu có tốn tiền.” Nên ta hãy cùng nhau điểm qua 5 ý tưởng từ truyện tranh của Superman xứng đáng được đưa lên màn ảnh rộng nhé.
Danh sách này dựa trên các tiêu chí sau đây:
- Cốt truyện phải đủ hay và phù hợp để nối tiếp Man of Steel, Batman v Superman, và Justice League. Tuy không nhất thiết là lúc nào cũng phải liên quan đến tồn vong của nhân loại, nhưng ta cũng không thể cho Superman đối đầu với một tên “siêu hacker” trừ phi nội dung của nó đủ chặt chẽ vì trước đó Superman đã choảng nhau với cả Batman và Doomsday “phiên bản lỗi”.
- Nó phải thật đáng nhớ. Sau cái kết u ám trong Batman v Superman, Zack Snyder cùng Deborah Snyder – nhà sản xuất và cũng là vợ ông đã đồng ý rằng câu truyện tiếp nối này phải mang một ý nghĩa đặc trưng để có thể giới thiệu đầy đủ về một trong những “khai quốc công thần” của Justice League là Superman vì đến hiện tại, những gì thể hiện trên màn ảnh là chưa đủ sâu.
- Nó phải tận dụng cái chết của Clark Kent sau sự kiên Batman v Superman để tạo nên một cốt truyện chắc chắn và đầy đủ cho màn trở lại của Superman.
Giờ thì bắt đầu thôi!
1. Invasion!
Tuy không hẳn là một phần truyện solo của Superman, nhưng nó có thể dùng một cách tương tự như Marvel đã làm với Civil War và Captain America. Vì cơ bản, phần truyện này cũng có phần nào trọng tâm liên quá tới Superman.
Nội dung về việc bản thân Trái đát trở thành một mối nguy hại đối với thế giới khác. Với sự xuất hiện của metahumans và lực lượng đến từ chiều không gian khác như The New Gods cùng đồng bọn đã lập nên một liên minh tà ác, mạnh mẽ với mục đích xâm lược trái đất để bảo toàn thê giới của chúng.
Các người hùng của DC phải đoàn kết cùng nhau chống lại cuộc xâm lăng này, nhưng trước đó một nhóm sinh vật ngoài hành tinh tên là Dominators đã cho phát nổ một quả Gene Bomb với mục đích kích hoạt các gen siêu năng lực tiềm ẩn trong người bình thường. Đây là một cashc hay để giới thiệu thêm hàng loạt siêu anh hùng và ác nhân mới trong một thời gian ngắn nhằm tránh việc mất nhiều thời gian phát triển cốt truyện gốc từ đầu cho từng nhân vật.
2. Panic in the Sky
Vâng, lại một cốt truyện liên quan đến việc Trái Đất bị xâm lăng. Thực sự làm quá nhiều phim theo dạng này sẽ gây ngán, nhưng diễn biến nội tâm của Superman trong phần truyện này lại rất đáng nhắc đến.
Khi Brainiac đem Warworld tới Trái đất, Superman, Supergirl, và nhóm Justice League phải sát cánh cùng nhau để tránh Trái đất đến cảnh diệt vong. Sau cùng thì họ đã thành công, và trong quá trình đó Superman đã hiểu ra rằng anh chính là người lãnh đạo và cũng là người đại diện cho tất cả các siêu anh hùng trên Trái đất.
Kịch bản này có thể giải quyết được mâu thuẫn đặt ra trong Batman v Superman là liệu Superman có thực là người tốt và những gì anh ta làm có đúng là vì lẻ phải hay không?
3. Savior
Trong khi toàn thế giới đang hoan hỉ ăn mừng sự hồi sinh của Superman, thì có kẻ lại chẳng tin điều đấy.
Có một nhân vật mang tên Savior xuất hiện trong những năm sau sự kiện hồi sinh của Superman, hắn không hề tin rằng Superman đã thực sự hồi sinh và kẻ hiện tại chỉ là một tên giả mạo làm ô uế thanh danh của The Man of Steel. Brainiac biết việc này và tạo ra một ảnh không gian ba chiều làm hồn ma của Superman để tăng thêm oán hận trong lòng của Savior dành cho “kẻ giả mạo” kia. Hắn cũng sở hữu nhiều khả năng khá bá đạo như triệu hồi đồ vật hoặc sinh vật tùy ý, sức mạnh và tốc độ thay đổi tùy ý...Chung quy khả năng của hắn phát triển dựa trên trí tưởng tượng của riêng hắn, nhưng tác giả lại cố ý miêu tả nhân vật này là một kẻ có trí tưởng tượng khá nghèo nàn.
Phần truyện này ra mắt vào những năm 90 và không mấy thành công. Nhưng xét theo hiện tại, một vũ trụ DC nơi mà chẳng mấy ai tin tưởng Superman thì nhân vật Savior này sẽ rất thích hợp để xuất hiện. Chưa kể tính chất nhân vật này phù hợp với văn hóa đại chúng hơn, khi hiện có nhiều người theo đuổi “thuyết âm mưu” và cho rằng những sự kiện khủng bố như 9/11 hay các vụ xả súng giết người hàng loạt đều là có sắp đặt sẳn thì chắc hẳn nhân vật này sẽ được đón nhận hơn so với những năm 90.
4. Lois and Clark
Superman: Lois and Clark là một mini-series do Dan Jurgens sáng tác (ông này là người có “công lớn” trong phần truyện về cái chết của Superman). Đây sẽ là một cơ hội tốt để thiết lập lại cả Superman và Clark Kent.
Đem đến một khung cảnh mới, một mục đích sống mới cho Superman và cho anh thêm một khoảng thời gian riêng tư cùng Lois Lane. Superman: Lois and Clark giống như một kì nghỉ cho Superman sau cơn khủng hoảng và chuẩn bị cho việc tái xuất.
Quả thực, ai chẳng muốn thấy một phiên bản Superman với râu ria rậm rạp, với bộ trang phục trắng đen lạ lẫm dùng siêu sức mạnh của anh để giúp đỡ mọi người trong đời sống hằng ngày chứ không phải bay lòng vòng rồi đấm kẻ xấu phình phịch như thường lệ. Chưa kể việc ta có dựng nên một nhân vật mới là Clark White hay Clark Smith hoặc đại loại thế để tạo ra một danh tính mới cho Superman khi anh không còn ở Metropolis và sống yên bình mà không cần phải giải thích về chuyện sống chết của Clark Kent. Và nhất là ác nhân Blanque vô cùng thích hợp để đem lên màn ảnh rộng.
5. Brainiac
Đây là mẩu truyện thứ 3 trong danh sách có liên quan đến nhân vật Brainiac. Tác giả Geoff Johns đã có một quyết định đúng khi lấy các yêu tố căn bản của một nhân vật cộm cán trong truyện tranh và đặt hắn vào một cơ thể mới để tạo nên một câu truyện phù hợp với văn hóa đại chúng.
Ý tưởng về việc “những thành phố đóng chai” thực sự rất có tiềm năng để lên phim và nó cũng có phần nào mới lạ khi cũng kể về một cuộc xâm lăng của người ngoài hành tinh, nhưng lần này nó không gây ra quá nhiều thiệt hại, tàn phá mà chỉ đơn thuần là tên ác nhân này dùng tia năng lượng đặc biệt để thu nhỏ các thành phố, bỏ vào chai/lọ để sưu tập. Hắn cũng chính là kẻ đã thu nhỏ thành phố Kandor - thủ đô của quê nhà Superman.
Warner Bros vốn đã ấp ủ kế hoạch đưa Brainiac lên mà ảnh rộng từ lâu và đây có thể một trong những cơ hội tốt nhất dành cho họ để thực hiện việc đó.
Phụ lục: Reign of the Supermen
Phần này được đề cập đến là vì nó vốn cũng có những nét khá hay và đáng được đưa lên phim, nhưng nếu đem ra so sánh với các phần truyện đã nêu phía trên và diễn biến của Vũ trụ điện ảnh DC đến hiện tại, thì Reign of the Supermen có nhiều khuyết điểm hơn là ưu.
Một thời gian sau cái chết của Superman, có 4 siêu anh hùng mới xuất hiện tại Metropolis và tỏ ý muốn thay thế Superman: The Man of Steel: John Henry Iron – không nhận mình là Superman, nhưng muốn tiếp nối tinh thần của Superman, về sau đổi biệt hiệu thành “Steel”. The Eradicator - một siêu vũ khí được tạo ra bởi người Krypton và tự nhận là có toàn bộ kí ức của Superman. Cyborg Superman – kẻ đã phá hũy cả một thành phố và đổ hết tội lỗi lên đầu Superman. Sau cùng là Superboy – một phiên bản teen của Superman được sinh ra từ một thí nghiệm với mục đích tái tạo nên một Superman thứ 2.
Nếu dùng kịch bản này, thì ta sẽ lại có thêm một câu truyện theo kiểu ác nhân muốn tra tấn người hùng về mặt tâm lý. Thế nên nếu muốn dùng nội dung của Reign of the Supermen làm kịch bản cho Man of Steel, thì ắt hẳn DC và Warner Bros phải ngồi lại để điều chỉnh khá nhiều thứ về nội dung của nó trước khi đưa lên màn ảnh.