La Mã cổ đại để lại cho hậu thế những thần thoại và câu chuyện trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho điện ảnh. Hình tượng võ sĩ giác đấu nổi tiếng không kém những hoàng đế La Mã, thôi thúc các nhà làm phim cho ra đời những dự án khắc họa các khía cạnh độc đáo của những chiến binh mua vui cho người xem bằng cả tính mạng.
Gladiator (Võ Sĩ Giác Đấu) bất chấp những tranh cãi vẫn được xem là một câu chuyện nổi tiếng về hình tượng ấy. Bộ phim của Ridley Scott ấn tượng là thế, nhưng ông không phải là nhà làm phim duy nhất khắc họa hình ảnh lịch sử biểu tượng này. Sau đây là 7 bộ phim về võ sĩ giác đấu đặc sắc dành cho những ai đã lỡ mê mẫn các chiến binh và văn hóa La Mã.
7. Pompeii (2014)
Khắc họa những giờ phút cuối cùng của thành Pompeii trước khi núi lửa Vesuvius huyền thoại phun trào, tuẫn táng toàn bộ cư dân trong những hầm mộ bằng tro núi lửa, bộ phim Pompeii còn là câu chuyện tình bi kịch giữa chàng võ sĩ giác đấu xuất thân nô lệ Milo (Kit Harington) và nàng Cassia.
Xuất thân họ khác biệt nên tình yêu giữa cả hai là không thể. Nhưng Milo vẫn nuôi hi vọng chiến thắng trên đấu trường, giành lại tự do để đến bên Cassia. Thật không may, họ định sẵn là đôi tình nhân khổ hạnh.
Về chất lượng mà nói, Pompeii chỉ là một bộ phim trung bình tại thời điểm nó ra mắt, nhưng nhân vật Milo là một điểm gỡ gạc. Khán giả nhớ đến Milo với tình yêu đau đớn với nàng Cassia, chiến đấu sống chết trong và ngoài đấu trường chỉ để nhận ra họ không thể thoát khỏi cơn thịnh nộ của Vesuvius.
Pompeii chạm đến màn cao trào bùng nổ khi cư dân cố gắng chạy thoát sự diệt vong. Milo đã ôm người yêu của mình, dành cho nàng lời vỗ về cuối cùng rồi cả hai cùng yên nghỉ trong mộ phần bằng tro núi lửa.
6. The Eagle (2011)
The Eagle không hẳn là một bộ phim về võ sĩ giác đấu trong đấu trường. Nói đúng hơn là một bộ phim về cựu võ sĩ Esca xuất thân từ một bộ lạc bị La Mã càn quét, được mua về và phải phụng sự cho Marcus, kẻ đại diện cho tất cả những gì mà anh ta thù ghét.
The Eagle gây tranh cãi như Võ Sĩ Giác Đấu trong việc nhấn mạnh yếu tố hành động và phiêu lưu hơn lịch sử. Tại thời điểm ra mắt, nó không mấy thu hút. Phải vài năm sau, người ta mới nhận ra giá trị giải trí của bộ phim này.
Bộ phim này là một chuyến phiêu lưu kịch tính xuyên qua vùng Britain-La Mã cổ xưa. Hình ảnh thú vị, các cảnh chiến đấu gay cấn và nhân vật tròn trịa. Hành động, chủ nghĩa anh hùng và tình chiến hữu là một hỗn hợp rất ưng bụng để giải trí. Tất nhiên, Jamie Bell và Channing Tatum luôn là một kỳ quan cho thị giác.
5. The Arena (1974)
Giữa một loạt các võ sĩ giác đấu vai u thịt bắp, chúng ta còn có những bóng hình nhu mì hơn. Đó là những nữ võ sĩ giác đấu của bộ phim hành động hạng B năm 1974, The Arena – bộ phim hình thành từ ý tưởng một nhóm nữ nô lệ bị đẩy vào đấu trường trở thành những võ sĩ giác đấu bất đắc dĩ.
Trong tình cảnh khốn cùng, hai cô gái Bodicia và Mamawi biết không thể chống lại số phận, nhưng họ có thể đương đầu với nó cùng nhau, mang đến cho The Arena những trận chiến không cân sức đặc sắc, trong khi sử dụng đến vẻ quyến rũ khôn ngoan trong thế giới đàn ông ngự trị.
Phim thập niên 90 có một sự cường điệu nhất định. Câu chuyện trong đây nghe có vẻ kỳ lạ, thậm chí ý tưởng của nó hơi ngốc nghếch, nên The Arena hiện tại chắc chắn hơi lệch với tiêu chuẩn hiện nay. Dù vậy, bộ phim vẫn đem đến nhiều điều thú vị nếu bạn là một người thích khám phá các thước phim cũ lập dị.
4. Barabbas (1961)
Võ sĩ giác đấu thường chiến đấu cho tự do hoặc báo thù, nhưng Barabbas là một trong số ít chiến đấu cho đức tin và cứu chuộc trong thời đại Rome đang đàn áp các tín đồ Thiên Chúa giáo.
Dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên, bộ phim này hành trình khắc khổ mang đậm dấu ấn tôn giáo của một tên trộm khát khao được cứu rỗi khi phải chứng kiến Chúa Jesus chết thay cho mình. Nỗi tội lỗi ấy đã thúc đẩy Barabbas trở thành một võ sĩ giác đấu sau 2 thập kỷ làm nô lệ.
Chủ đề nặng nề như thế chắc chắn đã làm Barabbas khác biệt với những bộ phim còn lại. Song, bộ phim xứng đáng với từng lời tán dương của khán giả khi khắc họa hành trình cứu chuộc đẫm máu của một người nghi ngờ mọi thứ mà anh ta tin tưởng, về diễn xuất, lời thoại, hành động và ý nghĩa.
Càng bất ngờ hơn là bộ phim này được quay trong thời khắc Nhật thực thực sự diễn ra trong khoảnh khắc Barabbas đứng trước khoảng khắc mọi niềm tin của anh đều bị đảo lộn trước cuộc hành hình của Jesus khiến khung cảnh càng thêm thần thánh và ấn tượng. Những trường đoạn hành động kinh điển của phim được quay trong một đấu trường Colosseum hoàn toàn được tái xây dựng cho phim.
3. Gladiator (2000)
Gladiator của đạo diễn có thể là bộ phim võ sĩ giác đấu được biết đến rộng rãi nhất đối với khán giả đại chúng. Kể về Maximus từ một vị tướng bị biếm làm nô lệ theo lệnh tân Hoàng đế Commodus tàn bạo, kẻ cũng đã hạ lệnh tàn sát vợ và con ông. Maximus trở thành một võ sĩ giác đấu để trở lại Rome, nơi ông báo thù tân hoàng bằng cách tước đoạt thứ hắn yêu quý nhất – quyền lực.
Đứa con tinh thần của đạo diễn Ridley Scott luôn gây tranh cãi về tính hiện thực lịch sử dù lấy bối cảnh và nhân vật có thật trong những trang sử La Mã, nhưng nếu nói ông không thể làm một bộ phim hay là một nhận xét hơi quá.
Scott không có ý định để Gladiator làm một phim lịch sử, nên ông tạo nên kịch bản nhấn mạnh tính sử thi. Và yếu tố ấy đã làm bộ phim thêm hấp dẫn. Nhưng đây không chỉ đơn thuần là phim hành động đơn thuần. Scott đã đảm bảo màn dựng cảnh của phim không có gì để phê bình và thúc đẩy dàn diễn viên trổ tài diễn xuất hết mức.
Không chỉ ghi dấu bằng những trận chiến kịch tính trong Colosseum, Gladiator chinh phục khán giả bằng dàn nhân vật có chiều sâu, kể cả những tuyến nhân vật phụ, một phản diện đậm tính Shakespeare và cái chết Maximus anh hùng mô tả bộ mặt của Rome, tốt lẫn tồi tệ. Có thể nói rằng Gladiator là một trong những bộ phim võ sĩ giác đấu đáng đáng xem của thập niên này.
2. Spartacus (1960)
Không, đây không phải là Spartacus phiên bản truyền hình, mà là tên của một bộ phim sử thi La Mã kinh điển của điện ảnh đến tận hôm nay. Hình thành dưới bàn tay điệu nghệ của Stanley Kubrick, bộ phim dõi theo hành trình của người anh hùng Spartacus từ một võ sĩ giác đấu trở thành người hùng giải phóng nô lệ.
Phiên bản truyền hình có thể đào sâu gốc gác của Spartacus, nhưng phiên bản điện ảnh sẽ để bạn cảm nhận được tính sử thi của cuộc nổi loạn đã khiến Rome rung chuyển, một trận chiến không hề cân bằng giữa một nhóm võ sĩ giác đấu không còn gì để mất và binh đoàn lê dương thiện chiến của đế chế.
Với kịch bản xúc tích và những màn trình diễn tuyệt vời, Spartacus đã đem về 4 tượng vàng Oscar và là bộ phim có doanh thu cao nhất thập niên 60. Trải qua một thời kỳ loạn lạc xã hội ở Mỹ, bộ phim đã được phục hồi nguyên bản gồm những trận chiến hùng vĩ, lời thoại và các vai diễn lúc đầu bị cắt bỏ.
Bộ phim đã đề ra một tiêu chuẩn vô cùng cao về chất lượng cho thể loại mà đến nay vẫn chưa có bộ phim nào làm được. Đến năm 2017, Spartacus đã được Thư viện Quốc hội Mỹ đưa vào kho bảo tàng phim ảnh, lưu giữ giá trị về văn hóa và nghệ thuật.
1. Ben-Hur (1959)
Vẫn có một bộ phim “trên cơ” Spartacus (1960) nhưng nó được sinh ra trước khi bộ phim năm 60 ra đời, đó là Ben-Hur (1959). Bộ phim kinh điển này đã phủ bóng lớn đến mức những nỗ lực remake đều thất bại, ví như phiên bản 2016.
Không như những bộ phim còn lại, Ben-Hur ghi dấu ấn với những màn đua xe ngựa gay cấn và khốc liệt không kém các trận chiến đao kiếm, đồng thời là một câu chuyện sử thi đầy cảm xúc về sự chuộc lỗi, niềm tin và đấu tranh của con người, qua đó có sức lan tỏa rộng rãi và ảnh hưởng mạnh mẽ về mặt văn hóa.
Bộ phim tái hiện những màn đua xe sát những ghi chép lịch sử nhất có thể, được xây dựng kỳ công không kém đấu trường đua được tái dựng từ đầu. Song, chính màn trình diễn của dàn diễn viên gồm Charlton Heston (Judah) và Stephen Boyd (Mesala) trong vai đôi bạn phải thành kẻ thù nhân danh vinh quan và tự do của dân tộc họ.
Ben-Hur giành được 11 giải Oscar – một kỷ lục tồn tại trong nhiều thập kỷ và chỉ có vài phim sau này đạt được (Titanic và The Lord of the Rings: The Return of the King). Đây là một trong những bộ phim vĩ đại nhất trong lịch sử điện ảnh Mỹ và phải xem một lần trong đời của các mọt phim trót phải lòng với điện ảnh.
Võ Sĩ Giác Đấu 2 - Chương sử thi của thời đại mới
Nếu bạn yêu thích những bộ phim này, thì Võ Sĩ Giác Đấu 2 sắp tới là một cái tên phải cân nhắc. Kể từ thời khắc Gladiator kết thúc, thể loại phim về võ sĩ giác đấu đã không gặp quá nhiều may mắn khi những bộ phim sau này không thành công như mong đợi. Vậy nhưng, người xem vẫn tìm thấy sức hút ở phần phim cũ. Cho nên, dù vẫn gây tranh cãi như phần đầu, Võ Sĩ Giác Đấu 2 vẫn được kỳ vọng và mong đợi.
Phần 1 kết thúc với một cái chết anh hùng thay đổi cả một triều đại. Võ Sĩ Giác Đấu 2 (22.11.2024) sẽ tiếp tục xoáy vào câu chuyện Rome hậu Maximus, nơi sẽ chứng kiến thế hệ được ông truyền cảm hứng – Lucius, cháu trai của Commodus, chiến đấu để giành lại tự do cho quê nhà của mình.
Võ Sĩ Giác Đấu 2 sẽ thỏa mong muốn của người xem khi khai thác một câu chuyện mới về các nhân vật mới và di sản của Maximus. Bộ phim hứa hẹn sẽ mang đến bữa tiệc thịnh soạn nhất với những cảnh hành động hoành tráng, sự phản bội kịch tính và đánh vào bản chất thối nát của La Mã cổ đại.
Ridley Scott không có ý định để Gladiator thành một bộ phim lịch sử và phần thứ 2 cũng vậy. Ngược lại, bộ phim sẽ tập trung khai thác tinh thần sử thi, nên hãy kỳ vọng vào một câu chuyện khiến bạn tin vào hình ảnh một người hùng và tận hưởng những màn chiến đấu mãn nhãn gắn liền với những màn trình diễn thực lực từ dàn diễn viên gồm Pedro Pascal, Denzel Washington và Barry Keoghan.
Võ Sĩ Giác Đấu 2 khởi chiếu ngày 15.11.2024.