Anime của thập niên 90 có hình ảnh sống động, cấu trúc kể chuyện chặt chẽ gợi lên cảm xúc trong lòng người xem. Bất kỳ ai khi mới bắt đầu xem anime đều được khuyên hãy thưởng thức những bộ kinh điển. Nhiều trong số các tác phẩm chất lượng đều đến từ thập niên 90s, và cho đến tận ngày nay, chúng vẫn là một trong những bộ anime hay nhất, những “case study” đáng học hỏi cho những tác phẩm anime sau này.
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Moveek đi qua 9 lý do làm nên sự kinh điển và chất lượng của những bộ anime thập niên 90s.
1. Phong cách nghệ thuật đặc biệt
Vào thời điểm đó, các công ty sản xuất anime chỉ mới bắt đầu tích hợp các kỹ thuật hoạt hình trước đây chỉ giới hạn trong phim truyện. Điều này cho phép họ khám phá các phong cách nghệ thuật khác nhau. Mặc dù đúng là anime hiện đại cũng có nhiều biến thể trong phong cách nghệ thuật, nhưng chúng thường dựa trên những tiêu chuẩn hoạt hình có sẵn, ít có tính thử nghiệm và hầu như không còn bản sắc riêng nữa.
2. Anime thập niên 90 sử dụng hoạt hình Cel
Tất cả các anime được tạo ra vào những năm 90 đều sử dụng hoạt hình cel. Mỗi khung hình được vẽ trên một tấm trong suốt được gọi là “cel”, sau đó chúng được xếp thành từng lớp để hoàn thành một cảnh. Sau đó, có một cách sử dụng đặc biệt của pen shading, làm cho bóng đổ và ánh sáng trở nên ấn tượng và sắc nét. Hãy xem phần mở đầu của Rurouni Kenshin là biết.
Các nghệ sĩ anime thường sử dụng bộ bút chì bóng Mitsubishi Uni-ball để tạo đường viền nổi bật. Sự chuyển động của ánh sáng và bóng tối tạo nên sự thơ mộng khó tìm được trong các anime thập niên 2010 trở đi.
3. Anime thập niên 90 ưu tiên cách kể chuyện và phát triển nhân vật
Nhận định này không có nghĩa là anime hiện đại không coi trọng cốt truyện và sự phát triển của nhân vật. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng hầu hết các anime nổi tiếng trong những năm gần đây dường như coi trọng những kỹ xảo hành động hơn đối thoại, ưu tiên thị giác hơn sự phát triển của nhân vật.
Sự thay đổi này đến từ thị hiếu của khán giả hiện đại, khi đối tượng này dễ bị thu hút bởi phần thị giác hấp dẫn. Nếu những tập đầu tiên không đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng khán giả này thì họ sẽ không theo dõi tiếp nữa.
Trong khi đó, anime những năm 90 dành nhiều thời gian để xây dựng thế giới và thể hiện nhân vật. Trong khi đó, anime những năm 90 dành nhiều thời gian để xây dựng thế giới và thể hiện nhân vật. Như khi xem tập đầu của bộ anime Evangelion, người xem sẽ bị “lú” vì không hiểu gì cả. Nhưng qua 26 tập phim, thứ ghim sâu vào tâm trí của khán giả là tính triết lý của Evangelion .
Mặc dù người xem ngày nay có thể tranh luận rằng loại cốt truyện này sẽ không còn hấp dẫn và vô ích nếu nó không thu hút được sự chú ý của khán giả, nhưng chất lượng của đường dây câu chuyện và sự phát triển chặt chẽ của nhân vật trong những bộ anime này vẫn được hàng triệu người trên toàn thế giới theo dõi.
4. Anime thập niên có tính trường tồn
Một điều đáng kinh ngạc về anime năm 1990 là nhiều tác phẩm vẫn giữ được sự liên kết và tiếp nối của cốt truyện của họ mặc dù nhiều thập kỷ đã trôi qua kể từ khi chúng ra mắt lần đầu tiên.
Ví dụ, Thám Tử Lừng Danh Conan ra mắt lần đầu tiên vào năm 1996, nhưng những bí ẩn vẫn thú vị và ly kỳ trong bộ truyện vẫn thu hút người xem cho đến tận ngày nay. Tương tự như vậy, mặc dù Thủy Thủ Mặt Trăng lần đầu tiên được phát sóng vào năm 1992, nó đã thúc đẩy các giá trị như trao quyền cho phụ nữ và sự tự tin, cả hai đến này đều vẫn là chủ đề đáng thảo luận và mang tính toàn cầu.
5. Anime thập niên 90 được quảng bá độc đáo
Những năm 1990 là thời điểm khán giả toàn cầu tiếp xúc nhiều với anime, khi các yếu tố độc đáo của chúng bắt đầu nổi lên như một hiện tượng. Do đó, ảnh hưởng của anime đối với các phương tiện truyền thông phương Tây vô cùng rõ ràng trong thời gian này.
Loạt phim hoạt hình Pokemon đã trở nên nổi tiếng ở Mỹ đến mức các trò chơi điện tử, thẻ giao dịch và hàng hóa liên tục bán hết. Topeka, một thành phố ở Kansas, thậm chí đã được đổi tên thành Topikachu trong một ngày vào năm 1998. Họ thả vật phẩm Pokemon trên không trên một cánh đồng rộng, và trẻ em phải đi và "bắt" tất cả. Thực sự là một cú marketing siêu đột phá.
6. Các nhân vật trong anime thập niên 90 đa dạng hơn
Trong các bộ anime mới, chúng ta đều thấy các một trong các kiểu mẫu nhân vật sau đây: một anh chàng nóng bỏng, một cô nàng mọt sách, một cô gái nhút nhát, con trai của một gia đình tài phiệt, một nhân vật nóng nảy và một tsundere. Nhân vật chính có lẽ sẽ có một câu chuyện quá khứ bất hạnh, một cái chết bi thảm từ một người thân thiết với nhân vật chính hoặc cuộc sống gia đình không ổn định. Ngoài ra, những anime thuộc motif lãng mạn gần như sẽ xây dựng những mối quan hệ đầy drama, sóng gió để tạo sự hấp dẫn nơi người xem.
Tuy nhiên, anime thập niên 90 lại có cách triển khai rất khác, cũng sử dụng những kiểu mẫu nhân vật quen thuộc nhưng các anime thời đại trước luôn thêm thắt những chi tiết tăng độ nhận diện của các nhân vật mà mình xây dựng.
Lấy Yamcha trong Dragon Ball chẳng hạn. Anh ta được biết đến như một chiến binh tự tin và khéo léo, đó là một khuôn mẫu phổ biến. Tuy nhiên, thêm vào đó, nỗi sợ hãi lớn nhất của Yamcha là nói chuyện với phụ nữ, và với mong muốn có một kết hôn sâu sắc, anh ấy đã cân nhắc về việc khắc phục chứng sợ nhát gái của mình. Đây là một đặc điểm và nét tính cách chỉ có ở Yamcha. Và hầu hết các nhân vật anime của năm 1990 đều mang những nét riêng độc đáo như thế.
7. Anime thập niên 90 là một sự đầu tư chất lượng
Khi một người sáng tạo anime giới thiệu tác phẩm của mình cho các công ty sản xuất, anh ta phải thuyết phục họ rằng việc đầu tư vào tác phẩm này sẽ xứng đáng với thời gian và tiền bạc. Với sự bão hòa của ngành công nghiệp anime những ngày này, cách duy nhất mà các nhà làm phim hoạt hình có thể bắt đầu tác phẩm của họ là tạo ra thứ gì đó có thể kiếm tiền - bất kể câu chuyện và nhân vật có phổ biến và tẻ nhạt đến mức nào.
Mặc dù lợi nhuận cũng rất quan trọng đối với các nhà sản xuất trong những năm 1990, nhưng họ đặt chất lượng lên hàng đầu. Nếu định đầu tư vào một bộ anime, họ phải đảm bảo rằng nó có nội dung, cái nhìn sâu sắc và những bài học cuộc sống, và được điều đó phải được triển khai tốt.
8. Có ít fan service hơn trong anime 1990
"Fan service" là một trong những điểm nổi bật ở hầu hết các anime. Sự xuất hiện của fan service mặc dù đem đến sự thu hút và lợi ích thương mại nhưng khiến các anime dễ phụ thuộc vào chúng và ít dám khẳng định mình. Đây là lý do tại sao việc các anime thập niên 90 thiếu đi fan service lại khiến các tác phẩm trở nên đặc biệt.
Mặc dù một số anime của năm 1990 vẫn có fan service, nhưng chúng rất tinh tế. Vấn đề không phải là những chi tiết này hiển thị bao nhiêu trong phim, mà là nó được thể hiện tốt như thế nào.
9. Anime năm 1990 gợi lên cảm giác hoài cổ.
Màu sắc dịu nhẹ, ánh sáng dịu nhẹ, tính chân thực của chuyển động… tất cả đều góp phần tạo nên nét thẩm mỹ cho anime thập niên 90 mà nhiều người đã biết đến và yêu thích. Vì vậy, ngay cả khi những khán giả lần đầu tiên xem những bộ anime này, họ sẽ có cảm giác hoài niệm, như thể họ đang một lần nữa ở trường tiểu học, xem tivi trong phòng khách trong khi mẹ đang nấu bữa tối.
Đó chỉ là một phần làm nên anime thập niên 90, và là lý do nhiều người hâm mộ vẫn coi chúng là sự hoàn hảo cho đến ngày nay.
Nguồn: spectralmaki