Trong Alice in Borderland 2, chúng ta một lần nữa được thấy Arisu, Usagi và những người chơi khác tiếp tục mạo hiểm mạng sống của mình tham gia vào các trò chơi nguy hiểm đến tính mạng. Những quản trò nắm giữ quân bài đã đưa ra một số trò hay nhất mà chính họ tạo ra để khiến những người tham gia phải kinh ngạc về óc phán đoán và khả năng của họ và với bản thân mình. Các trò chơi tàn nhẫn và không có sự nhân nhượng. Sự thông minh, giác quan nhạy bén, niềm tin, sức chịu đựng và thể trạng là những yếu tố mà cả hai phe người chơi và quân bài đều được phát triển rõ rệt. Ngoài việc đặt những người chơi vào những tình huống sinh tử, những thử thách còn khiến họ nhận ra mình thực sự là ai và sự tồn tại của mình trong thế giới này.
Sau khi vượt qua mọi rào chắn, những người tham gia trò chơi ở thế giới khốn khổ này dần tìm thấy được bản chất của mình dựa trên cảm xúc của những người quản trò nắm giữ quân bài. Chính vì vậy chúng ta hãy đi vào giải mã lại bộ phim tìm hiểu mục đích đằng sau việc họ tạo ra những trò chơi công bằng đến mức chính họ cũng sẽ bỏ mạng và đặc biệt hơn chính là kinh nghiệm sống, từng trải đời của họ.
K Tép
Kyuma Ginji, hay còn gọi là K Tép, một thanh niên khá nhạy cảm trong Alice In Borderland season 2, anh không ở thế giới ảo này để nhân cách hóa ý tưởng xấu xa của mình và chiêm ngưỡng niềm vui từ sự khốn khổ của người khác. Kyuma thấu hiểu những sự hỗn tạp trong hành vi của con người, anh rõ ràng về cuộc sống mà anh muốn sống và ưu tiên hàng đầu của mình là gì. Kyuma muốn những người chơi trong đấu trường của anh phải gạt bỏ đi sự tự phụ và khám phá ra con người thật của riêng họ. Đây là một trong những lý do anh thực hiện chủ nghĩa khỏa thân.
Kyuma biết rằng ở thế giới này không bị ràng buộc bởi pháp luật và các quy tắc xã hội không được áp dụng, đồng thời chính vì anh muốn nhấn mạnh triết lý sống với con người thật không có sự giả tạo nào. Kyuma thừa hiểu rằng con người thường mong muốn giao tiếp với một thứ gì đó lớn hơn bản thân họ. Và nhu cầu không ngừng để phục vụ một triết lý sống luôn được thể hiện rõ ràng trong hành động và lời nói của K Tép.
Xem lịch chiếu & Mua vé dễ dàng tại Moveek
Kyuma chỉ muốn những người chơi tham gia ngừng tự lừa dối bản thân bằng cách sống theo những lời dối trá. Anh biết rằng thói đạo đức giả của con người đã ăn sâu vào gốc rễ đến mức họ không nhận ra rằng họ không phải là con người mà họ giả tạo cả đời. Kyuma muốn họ nhận ra rằng họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để tự cứu mạng mình và thoát khỏi cái chết. Anh muốn họ phát huy hết khả năng của mình và ngừng sống một cuộc đời với những điều hối tiếc không nói ra. Bao gồm cả việc không bỏ rơi đồng đội dù cảm xúc cá nhân có lấn át hành động.
Kyuma là gã đàn ông tin vào sự bình đẳng, và có lẽ đó là lý do tại sao anh ta có rất nhiều lời phàn nàn về xã hội và cách thức nó vận hành. K Tép là một kẻ nổi loạn muốn đặt câu hỏi về mọi chuẩn mực và truyền thống xã hội. Anh ấy muốn cân bằng cán cân một cách bình đẳng và trao cho mọi người cơ hội mà họ xứng đáng.
Có thể chính tình cảm xã hội chủ nghĩa của K Tép đã nuôi dưỡng sự bất mãn vào bên trong anh, và anh đã quyết định vĩnh viễn rời bỏ thế giới thực và tạo ra hiện thực của riêng mình bên trong thế giới Borderland.
Bồi Cơ
Khi Chishiya trở thành một phần của trò chơi về thử thách lòng tin mang tên Solitary Confinement, anh nhận ra một vài điều về anh chàng quản trò J Cơ. Trong Alice In Borderland, Bồi Cơ là kiểu quản trò có sự tự mãn, đánh giá rất cao về bản thân. Hắn tin tưởng tuyệt đối ràng những người xung quanh đều là những kẻ thấp kém hơn. J Cơ tin tưởng hơn vào kỹ năng thao túng của mình so với sự trung thực và chính trực của những người tham gia khác. Hắn nghĩ rằng hắn có thể giành chiến thắng bằng cách lừa dối mọi người, nhưng J Cơ lại thua những người quyết định tin tưởng nhau vô điều kiện. Cảm giác tự cao tự đại của J Cơ đã trở thành lý do cho sự sụp đổ của hắn.
J Cơ muốn tẩy não những người tham gia và mang đến cho họ cảm giác sợ hãi. Hắn muốn khiến họ tin rằng thế giới xung quanh họ không đáng để đấu tranh. Có thể J Cơ đã trải qua một số thương đau trong thế giới thực, điều đó đã hình thành nên vấn đề niềm tin của hắn. Rất có thể lòng tin của J Cơ đã bị phá vỡ trong thế giới thực, điều này khiến hắn ta tin rằng cách duy nhất để thắng một trận chiến là đánh lừa toàn bộ người chơi và trở thành người sống sót cuối cùng.
Banda, một tên tội phạm trong thế giới thực, đã phải đối mặt với cảm giác bị bỏ rơi trong suốt cuộc đời mình. Khi Yaba tiếp cận J Cơ và đối xử bình đẳng với hắn, J Cơ cảm thấy rằng mình có giá trị gì đó. Trong suốt thời gian trò chơi giam cầm và đoán hệ bài diễn ra, J Cơ chỉ cố gắng thao túng Banda, và đó là người đã khiến cho cách tiếp cận của hắn đã bị chùn bước nghiêm trọng.
J Cơ không bao giờ tin tưởng bất cứ ai kể cả cộng sự vì hắn sợ rằng mình sẽ bị phản bội, nhưng hắn đã không nhận ra rằng lòng tin là cốt lõi của tất cả các mối quan hệ. J Cơ đã lên kế hoạch cho đấu trường của mình rất tốt, nhưng tiếc thay là hắn thua vì hắn không hiểu toàn bộ hành vi của con người.
Đầm Bích
Xem lịch chiếu & Mua vé dễ dàng tại Moveek
Đầm Bích đã nghĩ ra trò chơi Checkmate, cô tin rằng con người luôn muốn giành chiến thắng và bảo vệ những quyền lợi ích kỷ của mình. Cô biết rằng khi sự sống còn của họ bị đe dọa, họ sẽ từ bỏ các nguyên tắc và lý tưởng của mình mà không cần suy nghĩ kỹ. Chiến lược của Q Bích dựa trên giả định này, nhưng kế hoạch của cô đã thất bại khi Usagi truyền cảm hứng cho mọi người phấn chấn và giành lấy chiến thắng cho cả hội.
Theo Đầm Bích, con người chỉ ra sức bảo vệ lương tâm của mình trong sạch nhưng họ không thể làm được khi tính mạng bị đe dọa. Cô biết rằng chiến đấu vì một mục đích cao cả hơn là loại khái niệm chỉ có trong truyện cổ tích trong khi trong đời thực, không hề xảy ra điều hải huyền như vậy. Và cô đã đúng ở một mức độ nào đó vì thời điểm Usagi bước vào đấu trường với một đứa trẻ bị lạc vào thế giới này, Usagi đã được một người chơi tham gia khác nói rằng mặc dù anh ta không muốn làm tổn thương đứa trẻ, nhưng anh ta sẽ không ngần ngại trừ khử thằng bé nếu tính mạng của anh ta gặp nguy hiểm.
Q Bích biết rằng nếu cô ta khiến những người tham gia nhận ra rằng không còn hy vọng nào cho họ, thì một nửa công việc của cô trong đấu trường sẽ hoàn thành. Cô biết rằng trong những hoàn cảnh bất lợi như vậy, một người thường trở nên bi quan và quên mất rằng hy vọng có thể mang lại cho họ sức mạnh. Nhưng Arisu và Usagi đã khiến những người chơi khác nhận ra sức mạnh của cảm xúc đó và cách họ có thể định hình tương lai của chính mình nếu họ giữ vững niềm tin trong những thời điểm khó khăn.
Đầm Bích thua cuộc không phải vì cô có một kế hoạch tồi trong ván đấu mà vì lòng nhân đạo và sự đồng cảm đã thay thế lòng tham và những ham muốn ích kỷ. Vào thời điểm đó, Usagi và Arisu đã chứng minh rằng có những điều đáng để chiến đấu trên thế giới này.
Một điều đặc biệt khác có lẽ riêng độc giả sẽ thấy bất ngờ, trò chơi Checkmate do Lisa Đầm Bích thiết kế bắt đồng đội từ phe người chơi trở thành phe của mình là một ván game được sáng tạo độc quyền cho bộ phim Alice In Borderland season 2, không dựa trên bất kỳ tình tiết nào trong bộ manga gốc.
Già Rô
Keiichi Kazuryu gọi trò chơi của mình là Balance Scale vì anh muốn thiết lập lại trật tự, khôi phục lại công lý một lần nữa để làm điều đúng đắn. Kazuryu đã ăn năn về những hành động trong quá khứ, lương tâm của anh ấy luôn bị cắn rứt vì điều đó. Anh là một luật sư trong thế giới thực, và anh đã tận mắt chứng kiến sự thối nát và sai lầm của xã hội. Già Rô nhận ra rằng chỉ có hai loại người trên thế giới, mạnh mẽ và yếu đuối. Anh tin rằng đấu tranh cho bình đẳng là vô ích trừ khi và cho đến khi động lực và nền tảng của hệ thống pháp lý bị thay đổi.
Kazuryu là một người theo chủ nghĩa hiện thực, và anh biết rằng bất kể người ta nói về lý tưởng nào, thì đó là một thực tế khắc nghiệt rằng thế giới được điều hành bởi một số ít người nắm quyền và có đủ nguồn lực để xoay chuyển kết quả của bất cứ điều gì có lợi cho họ. Già Rô lên án mạnh mẽ sự cuồng nhiệt của chủ nghĩa tư bản mà anh nhìn thấy trong mắt những người giàu có và có đặc quyền, anh ấy tin rằng con người không nên có khả năng quyết định ai sống và ai chết. Nó khiến anh mất niềm tin vào nhân loại khi chứng kiến cách một doanh nhân giàu có đặt tính mạng của hàng trăm người vào rủi ro chỉ để tiết kiệm một số tiền ít ỏi.
Kazuryu vô cùng mong muốn được cứu rỗi, và anh ấy tin rằng hy sinh mạng sống của mình có lẽ là cách duy nhất anh ấy có thể làm được điều đó. Anh đã học được chúng ta không thể kiểm soát định mệnh của bạn thân nhưng hoàn toàn có thể giao phó vận mệnh và lý tưởng lại cho người khác thông qua cuộc chiến và buổi trò chuyện cùng với Chishiya. Đó là điều mà Alice In Borderland muốn truyền tải đến khán giả, rằng chúng ta có thể phó thác lý tưởng cho người khác.
Đầm Cơ
Mira Kano quản trò hệ Đầm Cơ, cô ta thích lừa dối mọi người, chứng kiến hoàn cảnh đau thương của người chơi là thú vui ác tâm của ả trong Borderland.
Q Cơ không phải là một kẻ giết người tàn nhẫn như tên sát thủ K Bích, nhưng cô thích nhìn mọi người đau khổ. Q Cơ thích chơi những trò chơi đấu trí với người tham gia đấu trường, trò chơi kết hợp cùng với trò bóng cửa (croquet). Cô đã không thiết kế ra được một trò nào để kiểm tra sức mạnh hay sức chịu đựng của Arisu và Usagi, nhưng Q Cơ muốn khiến họ khốn khổ bằng cách kiểm soát tâm trí của họ và khiến họ tự hủy hoại chính mình. Trò chơi của Đầm Cơ không phải là thắng thua, mà là sống sót qua ba vòng mà không bị ảnh hưởng bởi năng lực của ả. Cô ấy đã cố gắng lừa dối Arisu và Usagi, nhưng cô ấy đã quên rằng tình yêu là một cảm xúc mạnh mẽ hơn so với sự căm ghét, sợ hãi hay cảm giác tội lỗi.
Đến cuối bộ phim cũng như trong manga, chúng ta thấy rằng sự non nớt của Đầm Cơ đã nhường chỗ cho cảm giác trưởng thành khi cô chứng kiến mối quan hệ yêu thương đẹp đẽ mà Arisu dành cho Usagi. Mira nhận ra rằng cô ấy sẽ thua cuộc, và cô đã chấp nhận cái chết với rất nhiều ân sủng và sự giác ngộ, rằng tình yêu là thứ áp đảo tất cả.