Cowboy Bebop live-action sử dụng câu thần chú quen thuộc của mình với nhạc nền của bản gốc gắn liền với âm hưởng của jazz với những phân cảnh thoáng qua gói gọn trong cách thức hoạt động cũng gần gũi không kém. Với nhiều nghệ sĩ âm nhạc cùng hợp tác và sáng tạo ra các giai điệu, Cowboy Bebop gốc ban đầu đã tìm ra tiếng nói chung. Bộ phim đã làm được điều tuyệt vời này bằng cách đưa các phong cách điện ảnh và thể loại âm nhạc khác nhau vào câu chuyện về những thợ săn tiền thưởng khánh kiệt, tất cả họ đều chạy trốn khỏi quá khứ đau buồn.
Anime series này trông giống như một bức tranh cắt ghép, mọi khía cạnh đều được xây dựng dựa trên lịch sử văn hóa đại chúng sâu rộng. Ngược lại, bản làm lại của live-action Netflix không nắm bắt được phong cách kể chuyện sáng tạo của anime. Nhưng để hiểu Netflix đã sai ở đâu, trước tiên bạn cần biết điều gì đã khiến Cowboy Bebop trở thành một điều tuyệt vời như vậy.
Được tạo ra bởi đạo diễn Shinichirou Watanabe, biên kịch Keiko Nobumoto, hoạ sĩ thiết kế nhân vật Toshihiro Kawamoto, hoạ sĩ thiết kế về cơ khí Kimitoshi Yamane và nhà soạn nhạc Yoko Kanno (được để credit chung là Hajime Yatate - tên đại diện chung cho các nhân viên hoạt hingf thuộc Sunrise Studio), Cowboy Bebop thường biết đến như một bộ khởi đầu trong con đường làm quen với anime cho các khán giả phương Tây. Khi đặt câu hỏi, "Tôi nên xem anime nào đầu tiên?" và rất có thể Bebop sẽ là câu trả lời được lặp lại thường xuyên nhất, một phần vì nó có thể đồng thời vừa tạo cảm giác quen thuộc lại mới lạ. Cách tiếp cận câu chuyện của nó một phần được xác định bởi sự gắn kết và lặp lại có ý thức của nhiều thể loại phim cổ điển, tùy thuộc vào sự hiểu biết của khán giả về điều đó.
Phim thể loại Noir và Spaghetti Western ( một thể loại phim về cao bồi viễn Tây phong cách bắt nguồn từ Ý) là hai điểm thể hiện rõ ràng và thích hợp nhất, mà bản làm lại mới của Netflix chủ yếu tập trung vào. Nhưng bản gốc cũng pha trộn rất nhiều thứ, từ sự tách rời của French New Wave (Cách mạng điện ảnh - Làn Sóng Mới Của Pháp) khỏi các quy ước tiếp cận của Hollywood, cách chỉnh sửa thú vị và bí ẩn đối với các bộ phim yakuza khó hiểu của Seijun Suzuki, các cuộc đấu súng thơ mộng trong các bộ phim đổ máu anh hùng của John Woo và còn hơn cả thế nữa. Tất cả đều được xoay quanh, tạo thành một thứ gì đó mang lại cảm giác độc đáo chính là Cowboy Bebop.
Anime đôi khi đẩy những cảm hứng cụ thể làm trọng tâm. Tập phim Mushroom Samba bày tỏ lòng kính trọng đối với blaxploitation (GCND: thuật ngữ kết hợp giữa black và exploitation thể hiện qua nhiều phim bằng hình ảnh người da màu hoặc chống lại định kiến người người da màu là phản diện...) bằng cách giới thiệu Coffee thợ săn tiền thưởng tuyệt vời - được đặt theo tên Pam Grier trong Coffy. Toys in the Attic là một tập có nội dung giải trí lấy cảm hứng từ Alien của Ridley Scott và bộ phim kinh dị khoa học viễn tưởng trước đó. Chương trình Big Shot trong chính series biến một trong những biểu tượng của phương Tây thành một phiên bản nhại lại chế độ Tư bản, thể hiện sự chế nhạo công việc diễn theo kịch bản.
Phần lớn, Cowboy Bebop không cô lập mình chỉ với những thể loại này thôi. Ta sẽ có cảm giác rằng luôn có gì đó sẽ xảy ra. Phong cách hành động, nhân vật và thiết kế máy móc, hình nền và thậm chí là sự thay đổi dấu ấn theo từng tập.
Những ảnh hưởng này đã rõ ràng ngay từ đầu, như Asteroid Blues tại một thị trấn trên sao Hỏa với có thể loại spaghetti western và theo phong cách Mexico. Đó là một ví dụ đơn giản về cách Bebop gắn kết các điểm thu hút đa quốc gia của mình với lịch sử sâu sắc về ngôn ngữ điện ảnh - và sau đó đánh đổ những dự đoán khán giả.
Asteroid Blue lấy toàn bộ hình tượng độc đáo từ bộ phim của Sergio Leone mang hình ảnh kẻ lang thang đơn độc cưỡi ngựa vào thị trấn và hoàn chỉnh nó với áo poncho, trước khi giải quyết vấn đề bằng một trận đánh tay đôi được dàn dựng phức tạp, đặt trên nền nhạc jazz điên cuồng của Yoko Kanno. Sau đó, nó kết thúc trong bi kịch không thể tránh khỏi đó là một người đàn ông bị giết chết trong nhiệm vụ cuối cùng để thoát khỏi cuộc đời đầy tội ác của mình.
Tập phim đan xen các yếu tố này liên tục, thử nghiệm cách chúng tương tác với nhau. Đối với những người mới bắt đầu xem, những màn dẫn dắt này gây cãi vã liên tục về sự đối đầu của một cảnh sát noir phong cách những năm 1940 và một võ sĩ thiền tông, người sau này được biết đến là mô phỏng theo Lupin III. Triết lý võ thuật của Spike - bắt nguồn từ Triệt Quyền Đạo, một phong cách kết hợp của kung-fu do Lý Tiểu Long sáng tạo, thể hiện khả năng sáng tạo của bộ phim. Trong một phân cảnh, Spike còn hướng dẫn học sinh tạm thời của mình phải linh hoạt như dòng nước (câu nói kinh điển của Lý Tiểu Long).
Trong phiên bản Bebop của Netflix, mọi thứ có vẻ hạn hẹp hơn về hướng tập trung. Nó vẫn giữ nhiều sự chú ý đến hình tượng Cowboy Bebop, nhà sản xuất André Nemec đã tái tạo diện mạo của từng nhân vật, tạo lại phần mở đầu. Loạt phim mới tự làm mình bận rộn hơn với câu hỏi làm cách nào để trang bị thêm những điểm kỳ quặc độc lập trong các tập phim khác nhau của Bebop thành một câu chuyện dài kỳ để phù hợp với mô hình xem kéo dài của Netflix.
Kết quả là chương trình có cảm giác không tôn trọng nguyên tác, đẩy những cảm hứng về thể loại này vào phần nền và xem quá trình xây dựng thế giới đa dạng và rộng lớn của loạt phim gốc thông qua một ống kính đầy hạn hẹp. Khi nó nghĩ về tiểu thuyết trinh thám trong tập Darkside Tango (dựa trên tập gốc Ganymede Elegy và Black Dog Serenade), nó hướng về hình ảnh những chàng trai đội mũ phớt (GCND: guys in fedoras hay Feadora Guy - một cách châm biếm của phương Tây về hình ảnh người đàn ông cố tình ăn mặc và nghĩ rằng mình ngầu lòi nhưng thật chất là không) và không đi nhiều hơn vào những điều khác nữa.
Tập phim Sad Clown-a-Go-Go lấy nội dung của Pierrot le Fou nhưng mất đi sự kết hợp độc đáo giữa những nét vẽ theo trường phái Biểu hiện và hình ảnh được George Meliés đồng ý với câu chuyện về một sát thủ được đặt tên theo bộ phim của Jean-Luc Godard. Bằng cách mất đi điều này, nó cũng mất đi bản chất của nó.
Binary Two-Step là câu chuyện remix lại từ Brain Scratch với thiết kế sản xuất mang hơi hướng hoài cổ, rải rác màn hình máy tính thập niên 90 và máy ghi âm cũ kỹ. Mặc dù nó trông kỳ quặc và vui nhộn, nhưng nó có vẻ hơi tùy tiện. Tính không rõ ràng trong cách tiếp cận đó như một cách ném người xem vào trọng điểm sắc nét hơn nhờ tông màu nâu và cam áp đảo, tô vẽ mọi hướng trong nền một ánh sáng âm u. Vì mặt hình ảnh bị khiến cho buồn tẻ này, bộ phim nhìn như một sản phẩm khoa học viễn tưởng chung chung nhàm chán hơn.
Có lẽ sự hoà tan này liên quan đến việc thúc đẩy bản thân thành một phiên bản truyền hình với câu chuyện kết nối liên tục. Và chỉ quay đi quẩn lại xung quanh cái gọi là tượng đài Cowboy Bebop, thứ mà họ chỉ nghĩ liên quan để tổ chức mafia có tên là Syndicate và quá khứ của Spike. Ngược lại, bộ phim gốc được được chia làm nhiều tập. Các nhà biên kịch luôn đặt tâm trí rằng mỗi session là một bộ phim mini dài 20 phút. Phiên bản live-action với tham vọng làm quen với người xem chương trình cũ bằng cách làm loãng mất những ảnh hưởng rõ ràng của bản gốc và cố gắng nhồi nhét trực tiếp các tập bằng cốt truyện được cho là quan trọng nhất và loại bỏ mọi khía cạnh riêng khác. Thực tế, câu chuyện về Cowboy Bebop là điểm được tham khảo duy nhất của bản làm lại.
Vô số vấn đề của chương trình Netflix ngày càng trở nên rõ ràng hơn, vì nó kể lại những câu chuyện cũ mà không hề hiểu ý định của chúng cũng như cố gắng bù đắp cho những gì đã mất trong sự thay đổi giữa các phương tiện. Phương pháp nhấn mạnh các thể loại đã cắm rễ hoặc khám phá những con đường mới có thể giải phóng chương trình khỏi gánh nặng chuyển đổi trong cách tiếp cận.
Cứ như vậy, phiên bản Cowboy Bebop mới có lẽ đã tìm được thể loại hay hướng đi mà chương trình chưa bao quát hết, với định dạng nhiều tập, cách treo tiền thưởng hàng tuần để phát triển và tạo ra những câu chuyện mới dựa trên bản gốc. Nhưng, giống như các nhân vật của nó, nó dường như không thể thoát khỏi cái bóng quá lớn trước đó.
Nguồn: Inverse