Moveek

Demon Slayer (Kimetsu no Yaiba) và 10 nguồn cảm hứng tạo nên một siêu phẩm anime

Kimetsu no Yaiba còn được gọi là Demon Slayer, là câu chuyện theo chân Tanjiro Kamado chiến đấu với quỷ ăn thịt người với hy vọng một ngày nào đó sẽ trả thù được kẻ đã tàn sát gia đình và biến em gái cậu thành một con quỷ. Là một sát quỷ nhân, Tanjiro đi đến nhiều nơi khác nhau và kết bạn với Zenitsu nhát gan và Inosuke hoang dã.

Bộ manga ăn khách của Koyoharu Gotouge được ra đời từ một ý tưởng đơn giản với những nhân vật và tình tiết độc đáo, giúp nó nổi bật trong một thị trường anime/manga đang bão hòa của thể loại “dark fantasy”.

Thường thì các siêu phẩm nào cũng cần nguồn cảm hứng hoặc chia sẻ chung những ý tưởng thú vị. Đến cùng thì quan trọng nhất vẫn là cách tác giả đó thực thi các ý tưởng đó ra sao. Nên không có gì lạ khi các ấn phẩm cùng thể loại thường chia sẻ nhiều điểm tương đương. Dĩ nhiên là vì các "trope" quen thuộc đều được vận dụng triệt để. Kimetsu no Yaiba cũng không ngoại lệ. 

Cá Sấu sensei hẳn đã lấy cảm hứng từ những cái tên manga khác để hoàn thành Kimetsu no Yaiba của chính mình, kết hợp với chất riêng của mình để tạo ra câu chuyện được đón nhận nồng nhiệt. Cùng điểm lại một số bộ manga nổi tiếng và ít được biết đến chia sẻ nhiều điểm tương đồng với Kimetsu no Yaiba.

10. Không quá nổi tiếng: Blood+

Trong Blood+, Saya Otonashi bị mất trí nhớ và đang tìm kiếm danh tính của mình vì máu của cô ấy có sức mạnh tiêu diệt những sinh vật quái dị. Để làm được điều đó, cô phải đối mặt với thế lực muốn tạo ra càng nhiều các sinh vật kia để thống trị loài người. Đến cuối cùng, Saya phải chiến đấu với nữ hoàng của toàn bộ bè lũ quái vật để trả lại bình yên cho loài người.

Dù không gặp vấn đề tương tự, Tanjiro lúc nào cũng tìm cách để hiểu rõ hơn về tình trạng hoá quỷ của Nezuko, và cách để biến em gái trở lại thành người. Khi đặt để so sánh, ta có thể thấy cả hai đều là một câu chuyện giả tưởng đen tối, nơi một người đi săn tìm quỷ để lấy lại phần con người quý giá của mình. Sự tương đồng của Blood+ Kimetsu no Yaiba có thể không quá to lớn, nhưng Saya và Tanjiro đúng là chia sẻ chung một sứ mệnh.

9. Nổi tiếng: D. Gray-Man

Bên cạnh combo người tạo quỷ/thợ săn quỷ, độc giả và người xem D. Gray-manDemon Slayer cũng để ý những điểm tương đồng rõ rệt giữa 2 bộ. Đầu tiên, cả hai nhân vật chính đều sống sót qua quá khứ bi thảm ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của họ. Thứ hai, cả hai nhân vật chính đều là những người tốt bụng, nhân hậu, mang hơi hướng chữa lành cho những người xung quanh khác.

Vì vậy, bất chấp cuộc sống bi thương, họ vẫn tiếp tục thể hiện lòng tốt. Tuy nhiên, cái kết của Allen Walker không được coi là có hậu, bởi thế nó có thể chứng tỏ sự khác biệt đối với Tanjiro.

8. Không quá nổi tiếng: Peacemaker Kurogane

Trong Peacemaker Kurogane, Tetsunosuke Ichimura tìm cách trả thù kẻ đã sát hại cha mẹ mình, sau đó dẫn đến hành trình huấn luyện chông gai, từ đó trở nên thành thục kiếm thuật và sức mạnh được nâng cao. Điều này mang hơi hướng giống với cốt truyện trong Demon Slayer khi Tanjiro tìm kiếm sức mạnh để tiêu diệt ác quỷ để không chỉ trả thù cho gia đình mà còn tìm ra câu trả lời để cứu người em gái yêu quý.

7. Nổi tiếng: Inuyasha

Demon Slayer sở hữu quá nhiều điểm giống với manga ăn khách Inuyasha để được xem là trùng hợp ngẫu nhiên. Một trong số đó là khía cạnh phản diện. Đôi mắt đỏ, mái tóc đen gợn sóng, là con quỷ cấp cao với nhiều tay sai, khả năng thay đổi hình dạng, “tạo” ra nhiều yêu quái hơn, và mục tiêu đều hướng tới sức mạnh và sự bất tử.

Muzan có thể không ám ảnh tìm kiếm Kikyo như Naraku, nhưng ngoài ra, hai người giống nhau một cách kỳ lạ. Tất nhiên, các khía cạnh khác của manga giống với Inuyasha một cách khá rõ ràng – những thanh kiếm đầy quyền năng chẳng hạn, nhưng cả hai đều sở hữu vô số điểm khác biệt đáng yêu.

6. Không quá nổi tiếng: Shiki

Dựa trên những điểm khá giống nhau giữa hai manga, Shiki sở hữu những yếu tố kể chuyện truyền cảm hứng đến Demon Slayer. Trong khi Shiki lại mang hơi hướng dark fantasy, bao gồm các yếu tố siêu nhiên như những thi quỷ dần chiếm lấy một ngôi làng hẻo lánh. Toshio Ozaki cuối cùng phải dẫn đầu cuộc săn lùng để tiêu diệt các Shiki và tìm ra nguồn gốc chính của nó. Điều này giống với cách mà Tanjiro hành động để diệt trừ quỷ và tìm ra kẻ giật dây đằng sau mọi chuyện.

5. Nổi tiếng: Jojo's Bizarre Adventure

Các chi tiết suốt diễn biến của Demon Slayer cho thấy tác giả đã lấy cảm hứng từ Jojo's Bizarre Adventure thuyết phục đến mức nhiều fan đã tìm đến Jojo's Bizarre Adventure khi phát hiện chúng ở Demon Slayer và ngược lại. Chúng nhiều đến nỗi, sẽ thật ngạc nhiên nếu nói rằng manga này không ảnh hưởng đến tác phẩm của Gotouge. Một điểm tương đồng chính là phong cách chiến đấu: Mỗi người sở hữu một hình thái hơi thở, khi thành thạo, nó cho phép họ chiến đấu và đánh bại phe phản diện. Ở Jojo, nó lại được gọi là Hamon.

4. Không quá nổi tiếng: Dororo

Dororo, được sáng tác bởi Osamu Tezuka, ra mắt vào cuối những năm 1960 nhưng đã được remake trong những năm gần đây. Điều tạo nên mối quan hệ giữa hai manga là hành trình tìm kiếm cách trở lại thành con người trọn vẹn. Cả hai người bạn đồng hành đều là nữ và mang đến động lực để các nhân vật chính tiếp tục hành trình của mình.

Nezuko trở thành động lực đằng sau cuộc hành trình của Tanjiro, để cậu có thêm sức mạnh đối mặt với quỷ dữ, trong khi cô bé Dororo trở thành ánh sáng cho Hyakkimaru để thúc đẩy anh tiếp tục nỗ lực lấy lại cơ thể và tiêu diệt ác quỷ trong nỗ lực đó.

3. Nổi tiếng: Rurouni Kenshin

Khi tạo ra nhân vật chính Tanjiro Kamado, tác giả đã lên bảng vẽ với nhiều phản hồi chỉnh sửa của biên tập viên và lấy cảm hứng từ bộ truyện tranh Rurouni Kenshin của Nobuhiro Watsuki.

Nhân vật chính của tác phẩm Watsuki có ngoại hình khác biệt với một vết sẹo nổi bật trên mặt. Tương tự như vậy, Tanjiro sở hữu một vết sẹo trên trán. Tuy nhiên, Gotouge còn đi xa hơn khi kết hợp hoa tai và hướng tới việc cung cấp cho khán giả một nhân vật chính mang hơi hướng unisex, tức độc giả nam lẫn nữ đều có thể thích Tanjiro.

2. Ít người biết đến: Gyo

Junji Ito được biết đến với việc sản xuất những câu chuyện kinh dị với rất nhiều trong số đó thu hút được một lượng người hâm mộ khổng lồ. Tuy nhiên, không phải tất cả các tác phẩm của ông đều lọt vào top đầu nổi tiếng. Trong số các ấn phẩm của Ito, câu chuyện có điểm tương đồng với Demon Slayer có lẽ là Gyo.

"Gyo" thường được sử dụng như một từ ngữ để chỉ một con cá ở ngoài nước. Tuy nhiên, điều đó được thể hiện qua lại trận chiến giữa Hà Trụ Tokito và Thượng Huyền Ngũ. Tokito không thể đánh bại con quái vật giống cá cho đến khi chiếc bình trên lưng nó bị phá hủy. Điều này tương tự như với câu chuyện của Ito, nơi những con cá vẫn hiền hòa cho đến khi thiết bị máy móc mà chúng mang theo bị phá hủy.

1. Nổi tiếng: Kagarigari

Kagarigari là bộ manga mà Gotouge không chỉ tạo ra mà còn được sử dụng làm nền tảng cho cái tên nổi tiếng Kimetsu no Yaiba của mình. Oneshot diệt quỷ dài 45 trang này đã giành được giải thưởng Newcomer Treasure Award năm 2013. Gotouge đã sử dụng manga ấy làm nguồn cảm hứng để tiếp tục phát triển tiền đề diệt quỷ và xây dựng các nhân vật độc đáo, sức mạnh quỷ, khả năng giết người và kỹ thuật chiến đấu khác dựa trên nền tảng có sẵn ấy. Như bạn có thể thấy, ngay cả sự kết hợp của kiếm và phong cách quần áo cũng có vẻ giống nhau. Nên gọi Kagarigari là cội nguồn cảm hứng của Kimetsu no Yaiba cũng không có gì sai.

Mới đây, Kimetsu no Yaiba đã hoàn thành mùa 2 với cái chết của 2 Thượng Huyền Lục Gyutaro và Daki. Mùa tiếp theo của nguyên tác truyện tranh cùng tên cũng đã được chuẩn bị cho việc chuyển tiếp. Như vậy, những người hâm mộ của bộ anime đã có thứ để tiếp tục mong chờ rồi.

Nguồn: CBR