Sau The Shining, phần hậu truyện Doctor Sleep (Ký Ức Kinh Hoàng) chuẩn bị được công chiếu trên khắp toàn cầu vào tháng 11 tới. Cậu bé Danny Torrance nay đã trưởng thành và anh không còn là một thằng ngốc như cha mình từng gọi năm xưa. Tiếp nối tác phẩm của Stanley Kubrick, cầm trịch Doctor Sleep là đạo diễn Mike Flanagan với sự tham gia của các diễn viên như Ewan McGregor, Rebecca Ferguson, Kyliegh Curran và Carl Lumby.
Vừa qua, phim đã được công chiếu cho giới phê bình và họ đã có những nhận xét đầu tiên. Trong thời điểm viết bài, Doctor Sleep nhận được 78% từ Rotten Tomatoes với số điểm trung bình là 7,04/10 từ 41 đánh giá, trong đó có 32 đánh giá tích cực và 9 đánh giá tiêu cực. Hãy cùng Moveek tìm hiểu xem các nhà phê bình đã bình luận gì về Doctor Sleep nhé.
Darren Franich từ EW:
“Doctor Sleep là một mớ hỗn loạn. Nó quá dài dòng, sướt mướt và giải trí nhạt nhẽo. The Shining linh thiêng ngày nào trở nên đáng xấu hổ và rẻ tiền. Những màn jump-scare trông buồn cười hơn là đáng sợ. Dan chính là vấn đề. McGregor từng là một diễn viên khó lường nhưng trong phim này, anh thật lãnh đạm.”
Owen Gleiberman từ Variety:
“Bộ phim thật sự hiệu quả và có sức hút không thể cưỡng lại. Tôi vẫn chưa biết liệu The Shining có cần thêm một phần hậu truyện không, nhưng sự hiện diện tươi mới và bất ổn của Doctor Sleep đủ đánh giá sự tồn tại của nó. Bộ phim dài 151 phút không cần thiết, chắc chắn ăn theo thành công của It, một phim chuyển thể dài dòng từ tác phẩm về chú hề ma quái của Stephen King ra mắt hồi năm 2017. Nhưng trường hợp này lại tương phản, khác với bộ phim về con quỷ It, độ dài của phim còn đưa khán giả vào tâm trạng sợ hãi.”
Chris Hewitt từ Empire:
“Có những khoảnh khắc mà đạo diễn tái tạo những thước phim cũ và ghé thăm các địa điểm từ phần phim trước (bạn sẽ nhận ra khi xem phim), nhưng đây không phải là The Shining Part II. Nếu bộ phim trước là nghiên cứu nỗi ám ảnh dẫn đến điên loạn, hoang tưởng thì Doctor Sleep là một phim đáng giá, u ám, đa điểm, đa nhân vật, một thế giới hoàn toàn khác với phần tiền nhiệm. Thú vị thay, dù có nhiều redrum hơn nhưng nó không hoàn toàn đáng sợ hay bất ổn. Có lẽ Flanagan hiểu rằng việc cố gắng đưa phim đi theo The Shining là một hành động ngu ngốc.”
Brian Truitt từ USA Today:
“Bộ phim của Flanagan cho thấy sự kết hợp bầu không khí quỷ quyệt thăng hoa từ Oculus, Hush và The Haunting of Hill House của Netflix. Anh ấy thật sự làm tốt khâu săn lùng trẻ em, dựa trên cảm xúc tàn bạo và cách anh tái tạo quang cảnh Shining của Kubrick trên nền giai điệu Dies Irae mê hoặc.”
Eric Kohn từ IndieWire:
“Khác với sự tái tạo khách sạn Overlook trong Ready Player One của Steven Spielberg, khách sạn ma quái trong phim này chẳng khác nào một tấm phông trống rỗng, vô mục đích và đầy xáo mòn như The Fallacy of the Talking Killer của Roger Ebert. Nếu phiên bản The Shining là một tấm thảm kỹ xảo phức tạp thì tiểu thuyết của King có nhiều chất lượng nội tại hơn, và Flanagan đã biến những yếu tố đó thành một lời chào tạm biệt nông cạn.”
Peter Bradshaw từ The Guardian:
“Liệu The Shining có cần một phần hậu truyện? Nó có rồi đấy, do đạo diễn Mike Flanagan chuyển thể từ phần còn lại của tiểu thuyết do Stephen King xuất bản vào năm 2013. Nó dài hơn phần phim của Stanley Kubrick khoảng 1 tiếng rưỡi, dù có vẻ như truyền tải nhiều vấn đề hơn, với dàn nhân vật mới đầy nhàm chán, khiến nhân vật chính mất đất diễn. Sự chú ý của bạn sẽ bị phân tán từ nhân vật trung tâm đến mấy cái điều không đâu.”
Justin Chang từ The Los Angeles Times:
“Theo phản ánh từ trạng thái của bản thân Danny lúc trẻ, bộ phim mới này làm liên tưởng đến một đứa trẻ bị mắc kẹt giữa những cuộc cãi cọ của phụ huynh và cố gắng hoà giải. ”
Doctor Sleep dự kiến khởi chiếu trên toàn quốc từ ngày 01.11.
Nguồn: Entertainment Weekly