Kết thúc của Dune dừng lại trong cuộc đấu trí căng thẳng và để lại khá nhiều thứ chưng hửng, băn khoăn cho khán giả. Dune: Part One được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết của nhà văn Frank Herbert vào năm 1965, tác phẩm từ khi ra đời đã tạo ra nhiều tiếng vang cũng như mang về không ít giải thưởng danh giá. Một kiệt tác khoa học viễn tưởng đề cập đến những vấn đề lớn của nhân loại như chủ nghĩa thực dân, chính trị, tôn giáo, xã hội học. Phần kết của Dune (2021) chỉ kết thúc ở việc giải quyết nửa đầu của cuốn tiểu thuyết, chính vì lẽ đó nó đã gây nên không ít tranh cãi khó chịu cho người xem, ngược lại nhìn một cách tích cực, đó là tín hiệu của một phần phim hấp dẫn tiếp theo đang chờ đợi chúng ta từ đạo diễn Villeneuve.
Không dẫm lại bước chân sai lầm của David Lynch, Dune của Villeneuve nhận được nhiều đánh giá khởi sắc hơn. Part One kết thúc khi Paul và Jessica chạm trán với người Fremen. Sau khi gần như thoát chết trong gang tấc dưới sự truy lùng của lực lượng Harkonnen và Sardaukar, Paul tự tay giết chết Jamis và cùng người mẹ gia nhập bộ tộc dưới sự dẫn dắt của Stilgar. Chani do Zendaya thủ vai khi chứng kiến điều này đã đưa ra nhận xét Đây mới chỉ là sự khởi đầu của hành trình bọn họ chuẩn bị tiến vào sa mạc Arrakis.
Những hạn chế nhất định sẽ xảy ra khi chuyển thể một tác phẩm khoa học viễn tưởng dày đặc thông tin và những thứ mới mẻ cần được khám phá như thế này. Chính vì điều đó, tác phẩm văn học khi được xây dựng thành phim cũng mang đến nhiều chi tiết hoặc khoảnh khắc khó nắm bắt đến với khán giả, mà đó sẽ càng đúng với những người chưa từng thưởng ngoạn trước bộ tiểu thuyết này cũng như nắm bắt được các thuật ngữ của riêng Dune. Đơn giản là bộ phim không thể giải thích rõ các nghĩa tường tận chỉ trong thời lượng 2 tiếng rưỡi của, điều đó mang đến nhiều băn khoăn và để lại dấu hỏi lớn trong lòng người xem. Phần lớn những câu hỏi bỏ ngỏ của Dune xuất phát từ những sự kiện và cuộc trò chuyện bị bỏ sót từ tiểu thuyết, may mắn là bộ phim vẫn xây dựng trung thành sát với nguyên tác nhất. Và những câu trả lời phần khuyết của bộ phim sẽ không cần tìm đâu đấy xa xôi mà nó nằm chính trong những trang sách kiệt tác của Frank Herbert.
1. Giáo phái Bene Gesserit đóng vai trò như thế nào đối với Paul và Jessica ở Arrakis?
Trong bản Dune của Frank Herbert, Lệnh bà Jessica nhận được hướng dẫn từ Bene Gesserit phải hạ sinh con gái cho Công tước Leto, đó như một phần của kế hoạch nhân giống kéo dài hàng thế kỷ nhằm đánh thức sự sống của Kwisatz Haderach, một nam nhân hội tụ yếu tố gen vượt trội không bị giới hạn bản sắc di truyền của nữ giới. Tuy nhiên, Jessica đã bất chấp mệnh lệnh và sinh ra Paul, khiến cho Kwisatz Haderach được tạo ra quá sớm. Đây chính là lý do Paul của Dune có những giấc mơ kỳ lạ và khả năng nhìn về tương lai lẫn quá khứ. Cũng chính điều đó, Mẹ Gaius Helen Mohiam đã thử nghiệm gom jabbar trên người Paul.
Sau bài thử kiểm tra, Mohiam nói với Jessica rằng Bene Gesserit sẽ làm tất cả những gì họ có thể để vạch ra con đường sáng suốt, dẫn dắt Paul khi ở Arrakis. Đó là tình tiết đề cập đến Missionaria Protectiva, một nhánh của Bene Gesserit cũng nhằm gieo rắc niềm tin mê tín và mang đến những lời tiên tri để hỗ trợ cho thế lực chính trị của phụ nữ. Mặc dù, thuật ngữ Missionaria Protectiva không hề được nhắc đến trong phần reboot của Dune, nhưng đây có thể xem là một lời lý giải cho việc tại sao nhiều người Fremen và nhiều người dân khác ở hành tinh Arrakis coi Paul như một Đấng Tối Cao. Đây cũng là một phần của kế hoạch của Bene Gesserit nhằm tạo đường cho Kwisatz Haderach.
2. Hai cận thần Gurney Halleck và Thufir Hawat của Công tước Leto liệu còn sống sót?
Sau khi gia tộc Harkonnen tấn công gia tộc Atreides, Dune không hề có bất cứ tình tiết nào đề cập đến hai nhân vật Gurney Halleck và Thufir Hawat. Trong sách, bậc thầy vũ khí Halleck vẫn còn sống sót sau cuộc chiến, nhưng bị vỡ mộng khi chứng kiến sự sụp đổ của Atreides, ông đã trở thành một tay buôn lậu. Trong một lần bị bắt bởi người Fremen, ông đã có dịp hội ngộ với Paul và quyết định thực hiện tôn chỉ trung thành với vị Công tước trẻ tuổi. Trong lúc đó, Hawat lại đầu quân trở thành cố vấn cho gia tộc Harkonnen.
Đáng chú ý, sự vỡ mộng của Halleck cũng bắt nguồn từ việc ông nghi ngờ Lệnh bà Jessica chính là gián điệp của Harkonnen. Và Hawat cũng buộc tội Jessica phản quốc ngay cả trước khi âm mưu của Harkonnen bị bại lộ. Quay trở lại với phần phim, sự tồn tại của cả hai nhân vật này vẫn là một băn khoăn lớn, họ vẫn có thể trở lại trong phần phim tiếp theo và mang đến nhiều rắc rối cho Jessica.
3. Tại sao Hoàng đế Padishah lại phản bội gia tộc Atreides?
Hoàng đế Padishah chính là người đã ban mệnh lệnh cho gia tộc Atreides trị vì Arrakis, người có công trong cái bẫy của Harkonnen. Tuy được nhắc đến tương đối nhiều nhưng Hoàng đế chưa bao giờ thật sự xuất hiện trong phim, và cũng không có một lời giải thích rõ ràng nào việc ông ta đã cho phép Harkonnen tiêu diệt toàn bộ một gia tộc quyền uy như thế, thậm chí còn cho phép Sardaukar tham gia vào cuộc chiến.
Trong sách được tiết lộ rằng Hoàng đế Shaddam IV của gia tộc Corrino không có người thừa kế là nam giới, chính vì thế hai gia tộc Atreides và Harkonnen chính là mối nguy hiểm tiềm tàng đe dọa triều đại tồn tại hơn 10000 năm của họ. Tuy nhiên, Hoàng đế của Dune coi Atreides là mối đe dọa với quyền lực lớn hơn rất nhiều so với Harkonnen. Hơn nữa, gia tộc Harkonnen không chỉ giàu mạnh mà còn đủ sự xảo quyệt của giúp Hoàng đế loại trừ Atreides. Vai trò của Hoàng đế ở Arrakis có lẽ sẽ được gợi mở hơn ở phần phim tiếp theo, hoàn thành nửa sau của cuốn tiểu thuyết.
4. Chính xác thì người Fremen điều khiển được Sâu Cát bằng cách gì?
Mối nguy hiểm tiềm tàng được tôn vinh là những bậc thầy thực thụ ở Arrakis chính là những con Sâu Cát khổng lồ lang thang dưới vùng sâu của sa mạc, được người Fremen gọi là Shai-Hulud. Trong đoạn trailer, Dune cho khán giả thấy người Fremen đang cưỡi Sâu Cát, thực tế trong phim Jamis đã xuất hiện trước mặt Paul khi anh ấy đang mang trong người một chiếc móc, chính là dụng cụ người Fremen dùng để điều khiển trên lưng Shai-Hulud. Tuy nhiên, suốt quá trình diễn biến bộ phim không thật sự cho khán giả thấy được người Fremen điều khiển Sâu Cát bằng cách nào và chỉ đưa đến những phân đoạn khi mọi sự đã diễn ra xong xuôi cả rồi.
Theo nguyên tác, người Fremen dẫn dụ những con Sâu Cát bằng dùi gọi, tạo ra những nhịp điệu lặp đi lặp lại nhiều lần khiến Shai-Hulud không thể cưỡng lại được. Sau khi thực hiện trôi chảy sự kêu gọi đó, người Fremen dùng dây thừng và móc để đặt lên lưng nó và điều khiển. Chiếc móc có thể sử dụng để đưa Sâu Cát đi đến hướng mà người lái muốn di chuyển. Phần phim đầu tiên chỉ lột tả sơ qua về sự nguy hiểm tiềm tàng cũng như giới thiệu lướt qua phần người Fremen có thể điều khiển Sâu Cát, thì ở phần phim tiếp theo chúng ta có thể hy vọng nhiều tình tiết về sinh vật bí ẩn này sẽ được tiết lộ qua góc nhìn của Paul.
5. Fremen Sietch trông như thế nào?
Duncan Idaho sau chuyến dò thám của mình, đã mô tả với Công tước Leto nơi người Fremen sinh sống. Đó chính là ngôi nhà hoặc những hốc đá rộng lớn ẩn dưới lòng đất, chứa được đến hàng nghìn con người và có được những khe nước sâu quý hiếm ẩn trong sa mạc. Phần phim đã khép lại khi nhóm người Fremen dẫn đầu là Stilgar đồng ý dẫn Paul và Jessica đến nhà của họ. Dune: Part Two sẽ dựa trên nửa sau còn lại của quyển tiểu thuyết, khả năng cao là nó sẽ tiết lộ sietch - nơi sinh sống của người Fremen trông như thế nào và thậm chí là cách chúng hoạt động ra sao.
Trong sách, Fremen sietch là một thành phố rộng lớn dưới lòng đất, các lối vào được bảo vệ bởi những lớp màn chống ẩm. Bên trong, người Fremen phát triển các công nghệ bảo quản nguồn nước khác nhau, thực hiện các nghi lễ thần bí và tiêu thụ Spice (Hương dược), xem nó như một phần gia vị thiết yếu trong các bữa ăn thường ngày.
6. Tiến sĩ Liet Kynes là mẹ của Chani?
Tiến sĩ Liet Kynes là người hỗ trợ Atreides trong việc quản lý Arrakis và cả khi lánh nạn khi gia tộc Harkonnen tấn công. Theo tiểu thuyết, Liet Kynes ban đầu là nam, sau đó được tiết lộ là cha của Fremen Chani (Zendaya). Đây chính là lý do mà các fan của tác phẩm này lại đặt ra câu hỏi lớn liệu Liet Kynes trong Dune có phải thật sự là mẹ của Chani hay không. Và nếu câu trả lời là phải, nó có thể xảy ra nhiều giả thuyết có ảnh hưởng lớn đến mạch phim chính, kể cả với câu chuyện của Liet Kynes hay mối quan hệ với những đứa trẻ của Paul và Chani.
Trong Dune, tính linh cảm được cảm nhận phân biệt khác nhau giữa hai giới nam và nữ, thể hiện ở việc giáo phái Bene Gesserit chỉ có thể truy cập chính xác ký ức của tổ tiên là giới nữ. Nếu Tiến sĩ Liet Kynes có cùng dòng dõi với những đứa con của Paul và Chani, thì sự giới hạn này sẽ được phá bỏ và nó sẽ còn gợi mở được rất nhiều vấn đề khác nữa. Cuốn sách thứ ba của Frank Herbert Children of Dune đã đề cập rất nhiều về những đứa con sau này của Chani và Paul, nhưng nó không nằm trong quyển mở đầu, vì thế điều này khó có thể được khai thác ở phần phim tiếp theo.
7. Dune (2021) có phải là lần cuối để chúng ta thấy được Duncan Idaho?
Trong Dune, chiến binh dũng cảm của Atreides là Duncan Idaho đã chiến đấu tới hơi sức cuối cùng với bọn người Sardaukar, nhằm giúp Paul và Jessica có thời gian tẩu thoát. Tuy nhiên, cũng có nhiều khả năng cho rằng Duncan sẽ trở lại vào một phần phim khác của Villeneuve, nếu mọi thứ được dựa theo nguyên tác trong quyển sách thứ 2 Dune: Messiah. Trong phần truyện đó, Duncan đã tái sinh thành một con ma cà rồng, sau đó được mang tặng cho Paul bởi Bene Tleilax.
Trên thực tế, cái chết của Duncan trong phim chỉ là một trong những cái chết mà nhân vật này phải trải qua vô số lần trong các cuốn sách tiếp theo của Frank Herbert. Và sau mỗi lần tái sinh, anh ta đều biến thành ma cà rồng.
8. Tại sao Paul luôn nhìn thấy hình ảnh con chuột ở Xứ Cát?
Lần đầu tiên Paul bắt gặp hình ảnh con chuột trong sa mạc là nhờ vào những cuốn phim tài liệu ba chiều anh xem khi ở Arrakis. Lần tiếp theo hình ảnh con chuột lại xuất hiện một lần nữa khi anh ấy cùng mẹ Jessica ẩn náu trong sa mạc khi gặp nguy. Con chuột được đại diện cho một biểu tượng kiên cường trong sa mạc, chúng có thể cảm nhận được sự chuyển động của Sâu Cát và đôi tai có thể hấp thụ được không khí hơi ẩm ở sa mạc.
Trong sách, người Fremen gọi những sinh vật này là muad’dib. Điều này gợi nhắc đến việc Paul cũng được gọi là Muad’dib trong những phân đoạn hồi tưởng ở đầu các chương sách đầu tiên. Cái tên này do chính Paul đã chọn khi người Fremen chấp nhận sự gia nhập của anh trong cộng đồng, vì muad’dib của sa mạc là biểu tượng của sự kiên cường và trí tuệ.
9. Paul nhìn thấy được một cuộc chiến nổ ra với danh nghĩa của anh ấy?
Những hình ảnh tiên đoán về tương lai đã cho Paul thấy chuẩn bị có một cuộc chiến chuẩn bị nổ ra dưới danh nghĩa của anh ấy là dấu hiệu biểu hiện tính linh cảm bí ẩn của nhân vật này. Trong Dune của Frank Herbert, những hình ảnh mà Paul đã thấy về cuộc chiến đó đã thật sự diễn ra trong phần cuối của cuốn sách đầu tiên. Khi Paul trở thành Hoàng đế và cai trị Arrakis, người Fremen và những dòng dõi thân cận khác đã lấy danh nghĩa của Paul để phát động cuộc chiến tranh với các thiên hà khác nhằm chinh phục khắp vũ trụ. Lúc này, Paul không còn khả năng để ngăn chặn sự diệt chủng mà cuộc chiến mang lại.
Tuy nhiên, nếu lạc lối trên con đường này sẽ buộc phải hy sinh tính mạng của cả Paul hoặc Jessica, Paul đã cố gắng vượt qua và sử dụng khả năng nhìn thấy tương lai của mình một cách khôn ngoan hơn. Nó giúp anh giảm thiểu thiệt hại trong các cuộc chiến. Viễn cảnh mà Paul nhìn thấy được ở những cuộc chiến tương lai không chỉ đơn giản là những điềm báo, chúng còn cho thấy sự cân bằng trong khả năng lãnh đạo của Paul, sức nặng chàng Công tước trẻ tuổi phải gánh vác khi góp phần trong những sự kiện lịch sử và trở thành Đấng Tối Cao của Dune.
10. Tại sao lính tráng trong Dune không dùng súng mà chỉ dùng kiếm
Công nghệ cao luôn là điều hiện hữu trong tâm trí khán giả khi nhắc đến thể loại phim khoa học viễn tưởng. Và nó được thể hiện thông qua những vũ khí "siêu ngầu" mà hai bên dùng để "choảng nhau". Nhưng tiếc thay, trong Dune chỉ có những thanh kiếm và tấm áo giáp có vẻ là công nghệ cao, mà những thanh gươn này còn không phải những thanh gươm ánh sáng huyền thoại của các Jedi. Một câu hỏi đặt ra tại sao súng ống hiện đại lại vắng mặt ở Dune?
Dune là một quyển sách vô cùng khó chuyển thể, "vô cùng" đã là một cách nói giảm. Một điều mà phiên bản của Villeneuve đã đúng là bản chất của hành động trong vũ trụ Dune. Lý do chính khiến thế giới có rất ít vũ khí đạn đạp là vì có một tấm chắn năng lượng cá nhân rẻ và sẵn có bao bọc quanh cơ thể người đeo nó và bảo vệ họ khỏi gần như tất cả các loại vũ khí bắn đạn. Nó đủ nhỏ và di động để vừa với một chiếc vòng tay và có thể được bật lên ngay lập tức. Tất cả binh lính và mọi thành viên của một gia đình quý tộc đều mang một chiếc. Holtzman Shield là một bước ngoặt trong sự tiến bộ công nghệ ở đây và dòng thời gian của nó. Việc phát minh ra lá chắn khiến chiến tranh tầm xa, như súng chẳng hạn, gần như lỗi thời.
Có một số cách để xuyên thủng tấm lá chắn này. Đó là sử dụng một vật sắc nhọn chuyển động từ từ như kiếm hoặc dao. Holtzman Shield, như Gurney Halleck giải thích ngắn gọn với Paul Atreides trong quá trình huấn luyện đấu kiếm của họ, đẩy lùi các vật thể chuyển động nhanh nhưng cho phép một thứ gì đó di chuyển chậm vượt qua. Có lẽ điều này là do đó người đeo Khiên Holtzman vẫn có thể thao tác với các vật thể và thở, đồng thời có thể tự do di chuyển mà không bị hạn chế bởi độ cứng của lá chắn.
Việc di chuyển dao, kiếm chầm chậm cho đến khi xuyên qua được tấm chắn rõ ràng là khó khăn và đòi hỏi kỹ năng hơn cầm súng và bóp cò. Điều này không có nghĩa Dune không có vũ khí đạn đạo. Nhưng chúng là các viên "đạn" thông minh, có thể điều khiển được và điều chỉnh được chuyển động của nó, như viên đã hạ gục Công tước Leto (Oscar Isaac).
Nguồn: Screen Rant