Sau những cuộc chiến tranh kéo dài trong quá khứ, nỗi ám ảnh về thảm trạng vẫn đeo bám chúng ta và được thể hiện rõ nét qua dòng phim thảm họa. Những bộ phim này không chỉ hấp dẫn bởi "tính thẩm mỹ của sự hủy diệt" mà còn phản ánh nỗi lo về các sự kiện thảm khốc trong thời đại hạt nhân. Điều này nhắc chúng ta rằng phim ảnh luôn phản ánh các mối quan tâm của xã hội đương đại.
Ở giai đoạn đầu hình thành dòng phim này, tai ương không là trung tâm câu chuyện mà là một yếu tố kích thích khán giả trong cao trào của bộ phim. Tuy nhiên, sau thành công vang dội của Chuyến Tàu Định Mệnh (The Poseidon Adventure), hầu hết các bộ phim về chủ đề này đã bắt đầu tập trung khai thác sâu hơn vào yếu tố thảm họa và nhận được nhiều sự đón nhận của khán giả.
Vậy sức hút của thể loại này nằm ở đâu? Hãy cùng Moveek giải mã thông qua 3 khía cạnh dưới đây nhé!
Tầm nhìn và chủ đề
Phim thảm họa vượt trên cả nhu cầu giải trí đơn thuần, chúng còn là một cách để chúng ta suy ngẫm về những mối đe dọa thực sự đang rình rập hành tinh và cuộc sống của chúng ta. Các bộ phim này đưa ra tầm nhìn toàn diện về những vấn đề xã hội và môi trường, từ biến đổi khí hậu cho đến các tai nạn môi trường do con người gây ra.
Ngoài ra, phim thảm họa trở nên hấp dẫn bởi chúng đặt chính thiên nhiên làm kẻ địch chung của nhân loại thay vì chỉ đơn giản là một kẻ thù cá nhân hay một quốc gia.
Khi chứng kiến những địa danh quen thuộc bị hủy hoại và mọi người đối diện nguy hiểm, chúng ta sẽ vô thức có sự đồng cảm với các nhân vật trong phim. Việc nhân loại đoàn kết để đối phó với mối đe dọa chung thường mang lại cho chúng ta cảm giác kết thúc có hậu và làm cho chúng ta biết ơn những gì mình đang có, thay vì luôn lo lắng về những gì có thể mất đi.
Hỗn Số Tử Thần (Knowing) là một bộ phim thảm họa do thiên nhiên nổi bật với sự tác động mạnh mẽ của các sự kiện tự nhiên không thể kiểm soát được. Phim không chỉ tập trung vào sự tàn phá của các hiện tượng như cháy rừng và cơn bão, mà còn đặt ra câu hỏi sâu sắc về bất lực của con người trước sức mạnh thiên nhiên. Nó là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và sự cần thiết của hành động để giảm thiểu các rủi ro từ các thảm họa tự nhiên.
Trong những năm đổ lại đây, chúng ta đã dần chuyển từ những bộ phim thảm họa về người ngoài hành tinh và thiên tai tự nhiên sang những câu chuyện về thảm họa môi trường do con người gây ra, phản ánh xu hướng của thế giới hiện đại đối diện với những vấn đề nghiêm trọng về biến đổi khí hậu và tác động của con người lên môi trường.
Trong số đó có thể kể ra hàng loạt cái tên bom tấn như Ngày Kinh Hoàng (The Day After Tomorrow), Avatar, Chuyến Tàu Băng Giá (Snowpiercer),... Hầu hết các tác phẩm đều hầu hết đưa ra những cảnh báo rõ ràng về những gì có thể xảy ra đối với hành tinh này nếu các hoạt động của con người tiếp tục không được kiểm soát. Các nhà làm phim mô tả sự khủng hoảng môi trường đe dọa đến sự sống trên Trái Đất, từ những biến đổi khí hậu đến tàn phá môi trường do con người gây ra bằng cách thể hiện những tình huống tưởng tượng nhưng có căn cứ khoa học.
Cốt truyện và kịch bản
Yếu tố đầu tiên tạo nên sự căng thẳng của phim thảm họa chính là nhịp phim. Nhịp phim ảnh hưởng đến cảm nhận về tốc độ và sự tiến triển của các sự kiện thảm họa trong phim. Những cảnh hành động nhanh và các tình huống nguy hiểm bất ngờ thường được sử dụng để làm tăng sự hồi hộp và cảm giác lo âu của người xem.
Với Khe Nứt San Andreas (San Andreas), tốc độ nhanh và các cảnh hành động kịch tính không ngừng nghỉ giúp tạo ra một trải nghiệm giật gân về động đất khủng khiếp. Trong khi đó, Ngày Kinh Hoàng (The Day After Tomorrow) bắt đầu từ những cảnh tĩnh lặng, đầy ám ảnh, dần dẫn dụ khán giả vào cơn bão và kỷ băng hà toàn cầu. Những chi tiết này không chỉ làm nổi bật mối đe dọa mà còn khuấy động sự tham gia cùng trạng thái hồi hộp về những biến cố đáng sợ trong thế giới tưởng tượng.
Thủ thuật “cá trích đỏ” cũng được áp dụng khá nhiều trong các tác phẩm thuộc dòng phim này. Đừng Nhìn Lên (Don't Look Up), ban đầu nhắm đến một vấn đề khác, tức là sự đe dọa từ một sao chổi, nhưng thực tế lại là một lời cảnh báo về biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, việc kết hợp tính châm biếm trong cách dẫn sắt khiến bộ phim mang dấu ấn của sự chỉ trích nhưng không quá nặng nề. Từ cách mà các nhân vật chính bị đối xử đối với sự cảnh báo của họ, phim thể hiện một cách mỉa mai về thái độ tiêu cực và vô trách nhiệm của xã hội đối với những vấn đề lớn. Điều này làm nổi bật sự phản chiếu về cách mà xã hội có thể phản ứng khi đối mặt với những thách thức to lớn như biến đổi khí hậu.
Kỹ xảo điện ảnh và công nghệ tiên tiến
Kỹ xảo điện ảnh là công cụ để tạo nên những thước phim mãn nhãn và chân thực cho khán giả khi tiếp cận bộ phim.
Công nghệ cũng cho phép các nhà làm phim kích thích sự sáng tạo của họ một cách không giới hạn, từ việc thiết kế các mô hình mô phỏng môi trường thảm họa đến việc điều chỉnh ánh sáng và màu sắc để tạo ra hiệu ứng tương thích với tâm trạng của từng cảnh. Điều này giúp tăng cường sức thu hút của phim và nâng cao trải nghiệm của khán giả. Từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển và thành công của dòng phim thảm họa trong thế giới điện ảnh hiện đại.
Năm Đại Họa (2012) là một bộ phim thảm họa nổi tiếng với cốt truyện dựa trên ngày tận thế sắp xảy ra. Điểm nổi bật của phim là sự kết hợp của hiệu ứng hình ảnh đáng kinh ngạc và câu chuyện căng thẳng về một nhà văn kiêm tài xế cố gắng bảo vệ gia đình trong một thế giới sụp đổ.
Với hơn 1300 cảnh quay VFX, bao gồm sóng thần, núi lửa phun trào và động đất, bao gồm các cảnh về thảm họa sóng thần, núi lửa phun trào, động đất kinh hoàng tại California và sự chìm xuống Thái Bình Dương, tạo nên một kiệt tác mê hoặc.
Với chi phí ước tính vượt mức 200 triệu USD, bộ phim mang đến một trải nghiệm đầy ấn tượng và đã thành công lớn về mặt thương mại và công nghệ. Tác phẩm thu về hơn 769 triệu USD trên toàn thế giới và giành Giải thưởng Satellite cho Hiệu ứng Hình ảnh Xuất sắc nhất.
Tóm lại, phim thảm họa luôn có một sức hút đặc biệt nhờ khả năng kích thích cảm xúc mạnh mẽ của người xem. Bằng cách thể hiện những tình huống căng thẳng, đe dọa và sự kiệt sức của con người, chúng khơi gợi những cảm xúc sâu sắc nhất về sự sống và tồn tại. Điều này chứng tỏ rằng, dưới những thảm họa, con người không chỉ sợ hãi mà còn tìm thấy sự mạnh mẽ và lòng nhân ái.
Vào ngày 19.7 vừa qua, hai tác phẩm đề tài thảm họa của xứ sở kim chi cũng sẽ đổ bộ rạp Việt, hứa hẹn đem lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn.
Đầu tiên là Vây Hãm Trên Không (Hijack 1971). Bộ phim lấy cảm hứng từ sự kiện có thật vào tháng 1 năm 1971. Một chiếc máy bay chở khách khởi hành từ sân bay Sokcho đến sân bay Gimpo bị cướp trên bầu trời tỉnh Hongcheon tạo ra một sự kiện thảm kịch rúng động lúc bấy giờ.
Ngoài ra, tác phẩm quy tụ nhiều cái tên bảo chứng cho chất lượng phim ảnh của Hàn Quốc như Ha Jung Woo, Yeo Jin Goo, Sung Dong Il và Chae Soo Bin tạo nên những kỳ vọng về một bom tấn ăn khách. Sự kết hợp hoàn hảo giữa những diễn viên xuất sắc và một cốt truyện gay cấn, hấp dẫn đã biến Vây Hãm Trên Không trở thành hiện tượng phòng vé tại Hàn Quốc.
Chỉ sau 10 ngày ra mắt, bộ phim đã thu hút hơn 1 triệu khán giả và nhận được vô số lời khen ngợi từ người xem, khẳng định vị thế của mình trong lòng công chúng.
Cũng trong thời gian này, một trong những di sản cuối cùng của cố ảnh đế “ký sinh trùng” Lee Sun Kyun cũng được trình làng. Dự Án Mật: Thảm Hoạ Trên Cầu (Project Silence) kể về một nhóm người bị mắc kẹt trên cây cầu sân bay trong màn sương dày, chứng kiến hàng loạt va chạm xe và sự xuất hiện bất ngờ của những chú chó quân sự đột biến từ dự án bí mật của chính phủ.
Cây cầu biến thành địa điểm sinh tử, xã hội thu nhỏ này phản ánh đa dạng mối quan hệ con người. Đối mặt với nguy cơ sống - chết, bản ngã của mỗi người dần được phơi bày, hứa hẹn mang lại những phút giây sinh tồn đầy cảm xúc và đồng cảm sâu sắc từ người xem.
Hãy cập nhập những thông tin mới nhất của phim trên Moveek và nhanh chân ra rạp để thưởng thức hai siêu phẩm đề tài thảm họa nhé!