Moveek

Hercule Poirot - Sứ mệnh một thế kỷ thực sự của thám tử vĩ đại

Nhắc đến hai từ thám tử, mọt phim hay mọt sách đều nghĩ đến một cái tên – Sherlock Holmes. Nhưng có một vị thám tử cừ khôi không kém cạnh trong thế giới tội ác trên các trang giấy. Đó là một cái tên khá kỳ lạ - Hercule Poirot, một người Bỉ và là thám tử nổi danh nhất nơi đây, và cũng là nhân vật kỳ lạ như chính cái tên của mình (À, tên ông phát âm Her-kyool pwaa-row nha!). Ông sinh ra với một sứ mệnh khác thường không kém: Làm thế giới tốt đẹp hơn.

Pixabay

Không có gì ngạc nhiên khi Hercule Poirot, một thanh tra cảnh sát của Bỉ sang Anh tị nạn, được Agatha Christie khai sinh giữa Thế Chiến 1. Bà hoàng trinh thám từng phục vụ tổ chức Chữ Thập Đỏ chi nhánh Torquay khi trận chiến nổ ra, nơi mà hàng ngàn người Bỉ bấy giờ đang tị nạn. Chỉ mới 26 tuổi, giữa lúc thế giới đang rực lửa, Christise cho ra đời cuốn sách đầu tiên của mình là The Mysterious Affair at Styles, vào năm 1916. Đó là lần đầu tiên cái tên Hercule Poirot xuất hiện. Nhưng phải đến 1920 cuốn sách mới xuất bản ở Mỹ và một năm sau đó mới đến được Anh. Cho nên, năm 1920 mới là thời gian Hercule Poirot chính thức bước lên vũ đài văn học trinh thám.

Đã một trăm năm trôi qua, Poirot vẫn là cái tên nổi tiếng nhất trong thế giới văn học, có mặt trong 33 tiểu thuyết, 59 truyện ngắn và vài vở kịch. Thời kỳ điện ảnh bùng nổ, nhiều gương mặt diễn viên đã có vinh dự lột tả vị thám tử này, bao gồm Orson Welles – nhà làm phim vĩ đại của Hollywood với Citizen Kane, David Suchet – diễn viên người Anh đã giành vô số giải thưởng danh giá, John Malkovich – già gân có tiếng tại Hollywood, và hiện tại là Kenneth Branagh với Murder on the Orient Express. Sắp tới đây, khán giả sẽ gặp lại Branagh trong bí ẩn tiếp theo Death on the Nile (Án Mạng trên Sông Nile). Ngay tại thời điểm này đây, những cuốn sách về của Agatha Christine vẫn không ngừng cháy hàng.

Decider

Đáng ngạc nhiên là Poirot nổi danh trong một thể loại đã có sẵn một gã khổng lồ mang tên Sherlock Holmes – đứa con tinh thần của huyền thoại Arthur Conan Doyle. Poirot được mô tả là người đàn ông có đầu hình trứng, râu dài và rậm, đỉnh râu thì cong lên, hay đeo kính một tròng. Poirot thích đi giày da và lúc nào cũng đem theo một chiếc đồng hồ bỏ túi. Đặc biệt, vị thám tử này ghét bụi vô cùng. So với ông, Sherlock Holmes, dù lớn tuổi hơn, lại “ngầu” hơn nhiều với mũ săn, áo khoác dài, áo có cổ hợp mốt. Cả hai đều là thiên tài, nhưng khi Sherlock ra dáng một quý ông thượng lưu với nhiều tính cách “trai hư” (nghiện thuộc phiện chẳng hạn), thì Poirot lại trầm tính, về hưu, là tầng lớp tinh hoa thích đứng ngoài cuộc.

Nhưng Poirot cũng mang gánh nặng mà Sherlock không có: phục hồi một niềm tin bị xé toạt bởi Thế Chiến. Và ông không đơn độc trong sứ mệnh này. Những năm 1920 và 30 được gọi là Kỷ nguyên vàng của thể loại truyện trinh thám. Christie được coi là một trong những nhà văn thành công cùng thời với cô như Dorothy L Sayers, GK Chesterton và R Austin Freeman. Trên khắp Đại Tây Dương, các tác giả người Mỹ như SS Van Dine, John Dickson Carr và Raymond Chandler đã tạo ra cùng một cấu trúc tường thuật kinh điển whodunits – ai đã làm việc này. Trên thực tế, thể loại trinh thám phát triển mạnh mẽ đến mức nhiều cuốn sách tổng hợp và giải mã các nguyên lý thể loại trinh thám được viết và ra đời trong thời gian này.

TS Eliot, nhà thơ biểu tượng của thế kỷ 20, là một người hâm mộ thể loại này, đã viết: nguyên lý chính (của thể loại trinh thám) là “chơi công bằng” - một độc giả phải có một cơ hội giải quyết bí ẩn, giống như thám tử trong truyện. Đối với Eliot, “tính cách và động cơ của tên tội phạm nên bình thường”, không nên “dựa vào các hiện tượng huyền bí” hay “ngụy trang công phu và đáng kinh ngạc”.

Thanh nien.vn

Hai mươi quy tắc viết truyện trinh thám của Van Dine vào năm 1928 đã ra lệnh rằng “không được phép có những mánh khóe hay lừa dối có chủ ý đối với độc giả”. Và Câu lạc bộ Detection ở London gồm nhóm nhà văn bí ẩn mà Sayers, Christie và Chesterton là thành viên, đã tuân theo lời răn của Ronald A. Knox khi viết tiểu thuyết trinh thám. Theo nhà phê bình văn học Paul Grimstad, câu lạc bộ yêu cầu các thành viên tuyên thệ rằng câu chuyện của họ sẽ tránh sử dụng “sự mặc khải của thần thánh, trực giác nữ tính, mumbo-jumbo, jiggery-pokery, sự trùng hợp hoặc hành động của chúa”. (Trên thực tế thì Christie đã không theo sát lời tuyên thệ này khi bà tạo ra Hercule Poirot, người rất trầm tính so với tiêu chuẩn nam tính đương thời, và khi tạo ra nữ thám tử Miss Marple, người dựa vào óc quan sát và bản tính già dặn).

Sự thiên tài của Poirot được ấn định qua vụ án trong The Murder of Roger Ackroyd được xuất bản năm 1926. Được xem là một trong các cuốn tiểu thuyết trinh thám vĩ đại nhất của thể loại, The Murder of Roger Ackroyd đã đạp đổ các dự đoán của người đọc và phá vỡ khuôn mẫu “ngôi trần thuật thứ nhất luôn đáng tin”. Nhưng khi độc giả bị đánh lừa đến trang cuối cùng, Hercule Poirot, người đã phá được vụ án, thì không như vậy.

Tiểu thuyết trinh thám trở nên nổi tiếng vì nó duy trì một đặc tính văn hóa xã hội khiến nhiều người say mê. Thám tử không chỉ tìm ra kẻ sát nhân ở giữa chúng ta. Bằng cách xác định vị trí của cái ác - một cách bài bản, khoa học và thông qua trí thiên tài tuyệt đối - thám tử cho phép chúng ta – độc giả - thở phào nhẹ nhõm với niềm tin cái ác có thể bị loại bỏ, trật tự và đạo đức có thể được khôi phục bất chấp sự hỗn loạn đang bủa vây. Vấn đề không bao giờ là ở chính trật tự xã hội cả.

Khi Christie cho Poirot ra đời, phụ nữ không có quyền bầu cử và chiếc điện báo không dây xuyên Đại Tây Dương đầu tiên chỉ mới ra đời được chưa đầy một thập kỷ trước đó. Những thay đổi lớn bấy giờ đã và đang diễn ra trên khắp thế giới: một cuộc chiến tranh để chấm dứt tất cả các cuộc chiến tranh kết thúc với việc một chính phủ xã hội chủ nghĩa thay thế chế độ quân chủ ở Nga; và ở phần còn lại của thế giới, bao gồm cả ở Ấn Độ, quyền lực đế quốc của Anh đang bị thách thức nghiêm trọng bởi các phong trào quốc gia. Nỗi lo chung về một trật tự thế giới lâu đời đang biến mất nhanh chóng theo đó nổi lên và trở thành nỗi bất an chung.

Nhưng trong những cuốn sách trinh thám, trong Hercule Poirot, một niềm tin vẫn bền bỉ bất chấp những biến cố. “Tuy nhiên, câu chuyện trinh thám vẫn giữ được vị trí của nó; thậm chí, trong hai thập kỷ, giữa các cuộc đại chiến, đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết; và tôi tin rằng đó là lý do sâu xa cho điều này. Thế giới trong những năm đó đang bị đè nặng bởi cảm giác tội lỗi lan tràn và nỗi sợ hãi về thảm họa sắp xảy ra mà dường như nổ lực cố gắng tránh né có vẻ như vô vọng. Vì dường như không bao giờ có thể kết tìm được kẻ phải chịu trách nhiệu", nhà phê bình văn học Edmund Wilson đã viết trong một bài báo năm 1944, tác phẩm có tiêu đề "Tại sao mọi người đọc truyện trinh thám" được đăng trên tờ The New Yorker. “Không ai có vẻ vô tội, không ai có vẻ an toàn; và sau đó, đột nhiên, kẻ sát nhân được phát hiện, và nhẹ nhõm! Rốt cuộc, hắn không phải là một người như bạn hay tôi. Hắn là một nhân vật phản diện… và hắn ta đã bị bắt bởi một sức mạnh không thể sai lầm, một thám tử siêu phàm và toàn trí, người biết chính xác cách sửa chữa tội lỗi.”

Sự nghiệp của Poirot tiếp tục không bị suy giảm cho đến khi Curtain được Christie viết trong Thế chiến 2, nhưng được chính thức phát hành vài năm sau đó, vào năm 1975. Trong Curtain, Poirot phạm tội giết người trước khi tự kết liễu cuộc đời mình. Bản thân nạn nhân là một kẻ giết người, và vũ khí ông lựa chọn không phải là thuốc độc hay một lưỡi kiếm, mà là khả năng điều khiển mọi người phạm tội. Poirot đã làm những gì ông đã đặt ra để làm vào đầu thế kỷ: khôi phục lại niềm tin cho chúng ta khi chúng ta cần nó, hút sạch những kẻ may rủi và thao túng, tìm ra kẻ xấu và sửa chữa tội lỗi. Nhưng cuối cùng thì Poirot cũng phải tự biến mình thành tội phạm. Trí óc thông minh của ông đã không còn đủ nữa.

Nguồn: Hindustantimes