Các thương hiệu điện ảnh luôn làm khán giả thích thú và đem lại nguồn lợi to lớn cho nhà sản xuất, nhưng trong một thế giới luôn biến chuyển chóng mặt như ngày nay thì lối chơi an toàn như vậy có thể sẽ phản tác dụng.
Nói về tương lai một tí, sắp tới sẽ là cuộc đổ bộ của các phần phim Star Wars hoặc Avatar vào mỗi dịp Giáng sinh từ 2021 tới 2027; kế hoạch mới nhất của Disney cũng sẽ là 8 phim Marvel ra rạp trước năm 2022. Nói gần hơn, trong năm nay, những thương hiệu đình đám như Avengers, X-Men, Frozen, Toy Story, Spider-Man, Lego và Star Wars; hay những kẻ kín tiếng hơn như Godzilla, Men in Black, Shaun the Sheep, Angry Birds, Kingsman, thậm chí là Rambo cũng ồ ạt ra rạp. Chưa bao giờ khán giả có thể thấy một số lượng sequel lớn và đa dạng như vậy.
Dĩ nhiên điều này không có gì là mới lạ. Đơn cử như trường hợp của The Fall of a Nation ra mắt năm 1916, là sequel của bộ phim ít nổi vào năm 1915, Birth of Nation. Nhưng vào thời đó, các sequel chỉ đơn thuần là những phim hạng B ít kinh phí, phải dùng lại những phục trang, đạo cụ, thiết bị của phần trước. Trái ngược với hiện tại, khi các sequel luôn được đầu tư mạnh hơn, chi bạo hơn. Sequel lớn như Avengers: Endgame được đầu tư hẳn $356 triệu, hơn nhiều so với $220 triệu của The Avengers (2012).
Không khó để lý giải chiêu trò tái chế trong ngành công nghiệp điện ảnh, vì trong quá khứ nó có thể giảm bớt chi phí sản xuất nhưng doanh thu mới là cái đáng nói. Avengers: Endgame đã trở thành phim cán mốc $2 tỉ nhanh nhất từ trước tới nay, bỏ xa phần phim đầu tiên của nó $1 tỉ; trong top 10 phim doanh thu cao nhất lịch sử thì hết 6 cái là sequel, và tất cả đều được phát hành trong vòng 4 năm trở lại đây.
Nhưng thứ quan trọng hơn doanh thu lại chính là danh tiếng. Bộ phim hái ra tiền nhiều nhất tại Mỹ (đã tính lạm phát) lại không phải là sequel mà là Gone with the Wind. Nhưng chẳng ai biết trước liệu một bộ phim chưa qua thử lửa có thành công hay không, bất chấp khả năng phần phim gốc có thể đem lại lợi nhuận cao hơn hay nó tập họp bao nhiêu tài năng đi nữa. Cái thành công của một sequel luôn được xem là ăn chắc mặc bền hơn.
Thi thoảng cũng có những ngoại lệ như Solo: Star Wars Story hay phần Avatar sắp tới giống những viên pháo đe dọa mỏ vàng không đáy Marvel, buộc Nhà Chuột phải tính toán thật kĩ từng nước đi trong kế hoạch bành trước của họ.
Lý do thành công của các sequel từ lâu đã chẳng còn là bí mật: chúng ít rủi ro vì nhà sản xuất biết họ phải làm gì để chiều lòng khán giả; và chẳng có gì hút khách như cái “tiền nhận thức” mà ngành công nghiệp này đã quá quen thuộc.
Một lượng fan hùng hậu luôn sẵn sàng đón nhận mỗi khi thương hiệu họ thích được tiếp diễn; những khác giả phổ thông thì ít mặn mà hơn nhưng họ vẫn nghiêng về những thứ đã quen mắt quen tai. Vấn đề nhân sự cũng nhận được nhiều sự quan tâm và luôn là đề tài được bàn luận sôi nổi. Khán giả còn rất thích thú với các nhân vật bắt mắt, kĩ xảo cũng như những câu thoại hài hước, mang tính biểu tượng; họ cũng hay tạo ra mối liên hệ giữa diễn viên và nhân vật.
Ngành điện ảnh nhận ra vị thế của hiện tượng này khi mất dần khán giả vào tay màn ảnh nhỏ trong những năm 60. Những quả bom xịt như Cleopatra và Hello Dolly! suýt khiến các studio phá sản, nhưng rồi họ định hình lại hướng đi khi khám phá ra tiềm năng từ Jaws và Star Wars. Các series đơn thuần dần dần bị đào thải bởi các phim ghép kể từ thập niên 80 và kể từ đó, các sequel chưa từng chịu cảnh lép vế, với ví dụ điển hình là Avengers: Endgame: từ việc ghép nhiều series có liên quan lại với nhau, họ có thể tạo ra cả một vũ trụ điện ảnh. Man of Steel, Alien vs Predator và Fantastic Beast đều là những bước đi đầu tiên của những lộ trình tương tự.
Liệu ta có nên để tâm tới việc các sequel đang ngày một lớn mạnh hơn, khi mà có những trường hợp chúng vượt bậc hơn hẳn các phần tiền nhiệm; có thể kể như The Godfather Part II, The Dark Knight và Terminator 2. Các sequel cho phép nhân vật được phát triển, bối cảnh được mở rộng và các câu chuyện được hoàn thiện hơn. Nhưng những phần kế nhiệm cần làm nhiều hơn thế, vì đa phần các câu truyện không cần một cơ hội thứ hai, nói gì đến thứ ba, tư, năm; hậu quả kéo theo còn là sự mai một trong sáng tạo từ các nhà làm phim. Khán giả cũng dường như phát ngán với những sequel được xào nấu một cách tệ hại như Jaws: The Revenge, Batman and Robin, Superman IV, Transformers: Revenge of the Fallen, Sex and the City 2.
Vật cản lớn nhất của các sequel, cũng là cốt lõi của sự sáng tạo, hiển nhiên là những ý tưởng mới. Tuy nhiên việc này giống như hi sinh cái lợi lâu dài của phim để phục vụ cho mục tiêu trước mắt. Vào năm 2013, Steven Spielberg tiên liệu rằng các phim bom tấn rồi sẽ đến lúc “gãy”, trở thành những quả bom xịt. Nếu trước đây, mỗi lần phim ra rạp là một thế giới với các nhân vật, tình tiết, mạch truyện, không gian và cách nhìn mới. Hollywood không chỉ thay máu dàn biên kịch, đạo diễn, thiết kế, diễn viên và kĩ thuật mà còn khuyến khích người xem đổi mới cách nhìn thế giới xung quanh.
Nhưng giờ đây, những điều kể trên trở nên quý hơn vàng do chúng ta không còn nhiều cơ hội để xem những thứ mới mẻ nữa; thay vào đó là những bộ phim rập khuôn và những ý tưởng lặp đi lặp lại. Trong trường hợp đó, nghe cũng hợp lý khi nói ta nên dần quen với sự trùng lặp đó, như những đứa trẻ thích nghe mãi một câu chuyện trước khi lên giường. Tuy nhiên, ai rồi cũng phải lớn lên, kể cả các fan điện ảnh.
Nguồn: Bài và ảnh The Guardian