Không ai ngờ rằng một bộ phim gia đình đơn giản như Home Alone (Ở Nhà Một Mình) có thể trở thành bom tấn phòng vé vào năm 1990 hay sẽ là tựa phim được yêu thích nhiều thập niên sau đó.
Khi Disney thông báo ý định sản xuất một phần phim remake từ bản Home Alone kinh điển, đạo diễn Chris Columbus đã có những bình luận rất sắc bén. “Đây là một sự lãng phí thời gian, theo tôi là như thế,” Columbus chia sẻ trong một buổi phỏng vấn gần đây với Insider nhân dịp kỷ niệm 30 năm phát hành bộ phim. “Mục đích là gì? Tôi là người tin rằng bạn không remake những phim có tuổi đời như Home Alone. Bạn sẽ không tạo ra cơn địa chấn như thế lần nữa. Nó sẽ không xảy ra.”
Nếu bỏ qua việc bản thân vị đạo diễn cố gắng tạo ra cơn địa chấn lần nữa bằng việc đưa Kevin McCallister do Macaulay Culkin thủ vai đến New York trong phần hậu truyện, thì Columbus hoàn toàn đúng. Trên lý thuyết thì bộ phim bom tấn $476 triệu tại phòng vé chẳng có gì đặc biệt.
Câu chuyện của nó đơn giản là bậc cha mẹ và anh chị em họ hàng đi nghỉ trong kỳ Giáng Sinh và bỏ quên cậu con trai tại sân bay, sau khi nhận ra thì họ lại bay về. Và mặc dù mọi người yêu thích những cái bẫy bạo lực có phần hài hước trong phim, thì kịch bản để lại sự kiện chính cho 30 phút cuối cùng, khi Kevin phải chống lại sự tấn công của 2 kẻ trộm cướp do Joe Pesci và Daniel Stern thủ vai.
Những thập niên sau đó đã chứng minh bản thân Columbus không phải là một “ông lớn” trong nghệ thuật làm phim bởi những bộ phim đáng chú ý nhất của vị đạo diễn giới hạn trong Mrs Doubtfire và 2 phần phim Harry Potter được đánh giá là kém nhất trong toàn series. Ở một khoảng thời không khác, với một ê-kíp khác, và một chiều hướng nhẹ nhàng khác, Home Alone cũng chỉ mang tầm ảnh hưởng ngang ngửa những bộ phim có chủ đề Giáng Sinh bình thường mà chúng ta được xem ngày nay.
Nhưng, vẫn có cảm giác ấm áp trong câu chuyện vô tình bị bỏ quên trong kỳ nghỉ lễ của Kevin, một cảm giác có được rất tình cờ nhờ ngôi sao 10 tuổi Culkin và biên kịch John Hughes. Biên kịch tài năng của những bộ phim teen vào thập niên 80 từng giải thích trong một buổi phỏng vấn với tờ Time rằng, “Tôi đang chuẩn bị đi nghỉ lễ, và làm một danh sách tất cả những thứ tôi không muốn quên. Tôi nghĩ, ‘Ờ, tốt nhất mình không nên quên con minh.’ Và rồi thôi nghĩ, ‘Nếu tôi quên đứa con trai 10 tuổi của mình ở nhà thì sao? Cậu nhóc sẽ làm gì?’”
Nếu trong bàn tay của các nhà làm phim thiếu nhi hiện đại ngày nay, thì ý tưởng có thể mở ra góc nhìn của một hooligan nhí được tự do phá phách mà không cần người giám sát, nhưng Hughes đã luôn tỏa sáng bằng việc rút ngắn khoảng cách giữa một đứa trẻ và một người trưởng thành. Điều đó tạo nên sự đặc biệt của Home Alone.
Những tác phẩm liên quan đến học sinh trung học bị mắc kẹt giữa những năm cuối cùng của sự thơ ngây và những bước chân đầu đời bước vào thế giới người lớn, sự căng thẳng cũng xuất hiện trong bộ phim này đối với nhân vật Kevin.
Như Ferris Bueller (tên nhân vật trong bộ phim Ferris Bueller's Day Off, cậu học sinh trung học giả bệnh để ở nhà với bạn thân và bạn gái - ND) trước đó, Kevin có cơ hội được tận hưởng tất cả những thứ đồ tốt mà cả thế giới đều bảo rằng cậu chưa đủ tuổi để hưởng.
Không có Cha và Mẹ gò bó, Kevin tiếp xúc với sự phơi bày tính dục theo phong cách kinh điển của Hughes qua những cuốn tạp chí Playboy của anh trai, ngoại trừ việc cậu bị ghê tởm bởi những hình ảnh trong đó.
Nhân vật Kevin là phác họa của sự trưởng thành thông qua hình ảnh một đứa trẻ vị thành niên, đứa trẻ này đủ thông minh để biết rằng chủ nhà thường dùng rượu cùng bữa tối nhưng đủ trẻ con để rót sữa vào ly thay vì rượu. Cậu biết rằng dung dịch cạo râu cần được sử dụng nhưng dù cho có thoa lên mặt bao nhiêu lần thì vẫn thấy rát như thường.
Toàn bộ ý tưởng “trẻ con mặc đồ người lớn” chỉ có thể kéo dài đến đấy mà thôi, quá sến sẩm để có thể nâng đỡ toàn bộ tác phẩm mà không bị bào mỏng. Hughes có thể giữ nó kéo dài được 100 phút là nhờ hoàn toàn vào tài năng của Macaulay Culkin. Cậu diễn viên trẻ đã chạm đến đỉnh cao của sự nổi tiếng mà bản thân cậu lúc bấy giờ cũng không thể tưởng tượng được.
Sự khó khăn của nam diễn viên khi bước chân vào Hollywood lúc trưởng thành, theo sau quãng thời gian nghỉ diễn xuất là vì anh giỏi diễn vai một cậu bé đến mức khó có thể ngờ được. Culkin đã đạt được sự cân bằng hoàn hảo giữa việc trưởng thành sớm nhưng vẫn có nét thơ ngây. Hình ảnh cậu nhóc trong nhà tắm, hai tay áp vào má như đang tái hiện lại tác phẩm hội họa Tiếng Thét (Scream) của Edvard Much, đã in đậm vào trong trí nhớ của công chúng.
Kevin, cậu nhóc độc lập đến mức buồn cười, đã biến ngôi nhà của mình thành một cái bẫy sống như trong phim hoạt hình về bộ đôi Road Runner và Wile E Coyote nhằm đuổi những kẻ xâm phạm đang chực chờ bắt lấy cậu. Dễ thương nhưng không dễ chọc, cậu biết làm cách nào mô tả lại bố mẹ mình từ lời nói đến hành động một cách chân thực nhất, mà không nhận ra đây chính là điểm khiến cậu trở nên đặc biệt.
Cậu cũng có thể lặp lời lời thoại quảng cáo dầu gội trên TV mà không biết rằng việc giả giọng người lớn sẽ chỉ càng làm cho một đứa trẻ càng trẻ con hơn. Điều hay nhất mà cậu có thể làm là thuộc làu và lặp lại những gì mà thế giới xung quanh đang nói và hành động, như cách cậu lặp lại câu thoại “keep the change, ya filthy animal” sau khi nghe nó trên TV trong bộ phim gangster Angels with Dirty Faces.
Nền tảng cảm xúc của phim được hé lộ khi Kevin thôi giả vờ [làm người lớn] và đón nhận phần tính cách phù hợp với độ tuổi của mình. Đối với trí óc chưa hoàn toàn phát triển của cậu thì việc bị bỏ quên trên chuyến đi là kết quả là của điều ước không bao giờ gặp lại gia đình mình nữa, một trong những điều tổn thương mà trẻ con thường vô tình nói ra.
Cậu cảm thấy khó chịu khi họ hàng đến thăm và cốt truyện nhắc cho cậu (cũng như tất cả chúng ta) rằng chúng ta quý trọng những người thường khiến chúng ta phát điên như thế nào. Một cốt truyện phụ đầy cảm xúc khi Kevin giúp hàng xóm của mình tìm lại đứa con thất lạc, không mới, và được Columbus thêm vào trong kịch bản của Hughes, bởi vị đạo diễn cảm thấy bộ phim cần nhiều tình yêu thương hơn, nhưng thông điệp vẫn giữ nguyên không đổi.
Kể cả khi được quây quần với những người ta yêu thương khiến người ta đôi khi cũng áp lực, nhưng nó cũng đồng thời nuôi dưỡng linh hồn. Mẹ của cậu, trong hành trình trở về, cũng nhận được một bài học rằng cần trân trọng sự tốt bụng đến từ những người xa lạ, dù cho có phiền phức như thế nào đi chăng nữa.
Niềm vui của Kevin trở nên tan biến theo thời gian khi cậu thay đổi; và lúc người mẹ (Catherine O’Hara) cuối cùng cũng trở về, Kevin sà vào vòng tay mẹ. Sự chuộc lỗi và bài học được rút ra là thông điệp cần có trong một bộ phim Giáng Sinh, được rút gọn đơn giản để tất cả những khán giả đã qua độ tuổi tập bò tập đi đều có thể hiểu được.
Mỗi đứa trẻ đều đã từng tưởng tượng cha mẹ mình đi vắng ở một thời điểm nào đó, dù là trong suy nghĩ. Kevin chỉ không may khi điều ước của cậu trở thành sự thật, và may mắn là thử thách độc nhất vô nhị này hoàn phù hợp với cậu. Thông qua đôi mắt có chiều sâu của Culkin, ánh lên một chút lém lỉnh nhưng to tròn đầy ngây thơ, và những đoạn hội thoại được Hughes rất trau chuốt, một ý tưởng bình thường chín muồi trở thành một phiên bản điện ảnh hay nhất nhất có thể có của chính nó. Nếu không phải là nhờ phép màu Giáng Sinh, thì còn là gì?
Nguồn: Guardian