Nàng Tiên Cá, hay The Little Mermaid của Disney, có lẽ là phiên bản nàng tiên cá đầu tiên của khán giả 9x, 8x chứng kiến trên màn ảnh. Sau này, nhiều người biết rằng nhà chuột lấy cảm hứng từ câu chuyện cùng tên của nhà văn Christian Han Andersen – nhà văn người Đan Mạch – để xây dựng bộ phim hoạt hình, và theo đó là phiên bản live-action Nàng Tiên Cá (The Little Mermaid) sẽ ra mắt vào ngày 26.05 sắp tới.
Lịch chiếu Nàng Tiên Cá và mua vé Nàng Tiên Cá tại Moveek
Việc các câu chuyện cổ tích Disney quen thuộc phổ biến toàn cầu trên thực tế rất đen tối hiện nay đã không phải là kiến thức mới. Nói đến cổ tích, những truyện của Andersen được đánh giá là tươi sáng hơn. Nhưng đó là một nhận định khá sai lầm, ít nhất là với Nàng Tiên Cá. Mặc dù hầu hết những ai đã nghe qua phiên bản của Andersen đều biết truyện có cái kết buồn, có những chi tiết hé lộ sự thật đen tối hơn, những chi tiết sẽ khiến bạn trân trọng những nỗ lực "hường phấn" của Disney.
1. Nàng tiên cá phải “đeo” hàu trên đuôi của mình
Khi bạn nghe đến chi tiết này, hẳn bạn sẽ nghĩ đến những tiên cá chỉ đơn giản là xâu chuỗi vỏ hàu và đeo vào đuôi mình. Nhưng sự thật đau đớn hơn nhiều. Khi đến tuổi trưởng thành, nàng tiên cá út – phiên bản đã truyền cảm hứng cho Ariel – được bà nội của mình, thái hậu, dạy cách để chứng minh địa vị của cô. Bà đã ra lệnh cho 8 con hàu lớn tự “cắn” vào đuôi của cô cháu gái như bà đang làm. Nàng tiên cá nói với bà nội như thế sẽ khiến cô đau đớn. Bà chỉ trả lời “Kiêu hãnh là chịu đựng nỗi đau” (“Pride must suffer pain”).
Nghe chẳng khác gì chiếc áo nịt ngực của phụ nữ châu Âu ngày xưa, thứ có thể khiến họ bất tỉnh hoặc biến dạng thân hình, tổn thương nội tạng do thường bị siết quá chặt.
2. Tiên cá không có linh hồn
Trong cuộc nói chuyện giữa các chị em tiên cá, những nàng công chúa lớn đã kể về những trải nghiệm của họ khi họ được ngoi lên mặt nước khi đủ tuổi. Họ nhấn mạnh những sinh vật như họ không có linh hồn. Các nàng sẽ sống đến 300 tuổi, nhiều hơn bất cứ con người nào. Nhưng khi con người lìa đời, câu chuyện ngụ ý họ sẽ đến được thiên đàng và sống tiếp như định nghĩa “linh hồn bất tử” của Thiên Chúa giáo. Song, do không có linh hồn, khi các tiên cá chết đi, sự tồn tại của họ sẽ biến mất hoàn toàn theo đúng nghĩa đen, không bia mộ để tưởng nhớ, chỉ có mớ bọt biển cũng nhanh chóng tan biến.
Đây là một chi tiết đặc biệt nặng nề, nhất là khi chúng ta phát triển nhiều câu chuyện và ý tưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của linh hồn, xem nó là “cốt” của con người, cũng như là thứ thiêng liêng nhất về chúng ta.
3. Phù thủy cắt lưỡi nàng
Thỏa thuận giữa phù thủy và nàng tiên cá là giọng hát của nàng đổi lấy đôi chân. Nhưng nếu Disney làm điều đó với phép thuật, phù thủy trong câu chuyện điều đó theo đúng nghĩa đen. Bà ta cắt lưỡi nàng tiên cá để nàng không thể nói nữa.
4. Tiền đồ của nàng tiên cá không sáng sủa gì cho cam
Dưới bàn tay của Disney, nếu Ariel thất bại không nhận được nụ hôn của hoàng tử, cô sẽ biến lại thành tiên cá và trở thành nô lệ của Ursula, còn cha thì bị tước ngôi vương. Nhưng trong truyện, nếu tiên cá bé nhỏ không lấy được hoàng tử, nàng sẽ chết và tan biến mãi mãi, vì nàng vốn không có linh hồn.
5. Làm người là chịu nỗi đau dao cứa từng phút, từng giây một
Từ tiên cá trở thành người là chi tiết phiên bản Disney lấy cảm hứng từ Andersen nhưng nỗ lực này chỉ dừng lại khi Ariel đi lại được trên cạn. Còn trong truyện, hy sinh giọng hát của cô để biến thành người xong chưa đủ. Khi uống thần dược để làm điều đó, nàng tiên cá sẽ chịu đựng nỗi đau như bị nghìn dao cứa lấy trong mỗi bước đi, trong từng phút của cuộc sống. Tất nhiên nàng không thể nói. Điều đau lòng hơn là khi làm người, nàng lại thích nhảy, hòa mình vào những vũ điệu của loài người.
6. Chuyện tình định sẵn sẽ thất bại
Bạn sẽ thấy bi kịch hơn khi biết rằng tình yêu của nàng tiên cá nhỏ sẽ thất bại, vì đó không phải là đích đến cuối cùng của câu chuyện như nhiều người thường tưởng. Trên thực tế, câu chuyện này mang dấu ấn duy tâm hơn khi Andersen liên tục nhấn mạnh về chi tiết linh hồn. Để có một linh hồn như con người mới là mục đích của nàng tiên cá, nhưng ngay cả cô cũng không nhận ra điều này khi chết đi. Cho nên, chuyện tình giữa cô và hoàng tử ban đầu đã vô vọng. Không thể nói đồng nghĩa cô không thể giãi bày hay tỏ tình. Ngay cả hoàng tử cũng đối đãi cô như một thú cưng nhiều hơn. Và vị vua của biển cả không thể làm gì để giúp con gái.
7. 300 năm nữa cô mới có linh hồn
Nhìn nhận đây là một bộ phim về một nàng tiên cá đang cố gắng đạt được linh hồn bất tử, mọi thứ trông ít bi kịch hơn. Nhưng đó là trước khi bạn nhận ra quá trình hành xác mà cô vừa trải qua chỉ là một màn “lên level”. Và cô phải trải qua level tiếp theo trong 300 năm nữa với vô số các việc thiện để đặt chân lên thiên đường như con người.
Sau khi từ chối giết hoàng tử và thay vào đó là chấp nhận cái chết, nàng tiên cá trở thành một người con gái của gió. Những người chị mới của cô giải thích chỉ cần làm việc thiện trong 300 năm, họ sẽ có linh hồn bất tử như người. Và màn hy sinh cao thượng vừa rồi hình như không có giá trị mấy dù hy sinh được xem là đức tính cao cả nhất trong một số tôn giáo. Rồi vậy là có hậu dữ chưa?
Lịch chiếu Nàng Tiên Cá và mua vé Nàng Tiên Cá tại Moveek
Nàng Tiên Cá của Andersen là một câu chuyện kinh điển khiến bạn nhận ra nhiều thứ khác tại thời điểm trưởng thành khác nhau. Tất nhiên, Nàng Tiên Cá vẫn là một chuyện buồn. Song, vào thời điểm còn trẻ thơ so với lúc trưởng thành, nỗi buồn ấy để lại dư vị rất khác nhau. Sẽ có nhiều lúc, nguyên tác não nề này khiến bạn cảm kích phiên bản của Disney nhiều hơn.
Nàng Tiên Cá khởi chiếu toàn quốc ngày 26.05.2023
Ảnh: Screen Rant
Nguồn: Tổng hợp