The Exorcist (Dịch: Quỷ ám hoặc Thầy trừ tà) là một bộ phim kinh dị siêu nhiên của Mỹ được sản xuất bởi đạo diễn William Friedkin và dựa theo tiểu thuyết cùng tên của William Peter Blatty ra mắt năm 1971. Nội dung của phim được lấy cảm hứng từ một mẩu chuyện có thật năm 1949 về một cậu bé đã chết trong lễ trừ tà sau khi không thể kết nối được với người dì quá cố của mình.
Bộ phim nhận được 10 đề cử giải Oscar và nhận được 2 giải là “Hòa âm hay nhất” và “Kịch bản chuyển thể hay nhất”. Một điều đặc biệt của phim là lúc chiếu phim, các rạp chiếu đã cung cấp túi nôn cho khán giả vì nội dung phim quá sốc. Đỉnh điểm là vào năm 1974, một khán giả đã ngất và bị chấn thương hàm khi ngã về hàng ghế trước. Anh này sau đó đã nói rằng anh quá sốc trước những cảnh quay kinh hoàng của bộ phim và bị mất tỉnh táo. Ngoài ra thì ở Anh, nhiều hội đồng thành phố đã ra tuyên bố cấm chiếu “The Exorcist” và mãi tới năm 1999 thì mới phát hành đĩa phim tại đây.
Để tạo nên những cảnh quay chân thực, ghê rợn nhất, đạo diễn William Friedkin đã sử dụng những biện pháp có một không hai như tát mạnh tay vào William O’Malley trước một cảnh quay tình cảm, bắn một phát súng không báo trước đằng sau Miller để ghi lại cận cạnh từng gương mặt đang sốc của các diễn viên hay những việc làm điên rồ như ghi âm tiếng đàn lợn đan trên đường tới lò mổ để mô tả cái âm thanh kinh dị, sởn gai ốc.
Dưới đây là phần đánh giá của Roger Ebert, một nhà phê bình phim nổi tiếng của Mỹ từng đảm nhận vị trí này cho nhiều đầu báo lớn của thế giới. Bài đánh giá của Roger có sự so sánh với khá nhiều bộ phim kinh dị cùng thời, bạn đọc có thể tìm hiểu trước để hiểu được bài đánh giá của ông.
Năm 1973 mở đầu và kết thúc trong tiếng thét và khóc lóc. Bắt đầu năm với “Cries and Whispers” của Ingmar Bergman và kết thúc là William Friedkin và “The Exorcist”. Cả hai bộ phim đều nói về biến động trong linh hồn và không có nhiều sự khác biệt mấy. Mỗi phim đều khiến ta phải nhìn nhận lại mình, trải nghiệm những điều rùng rợn, đối đầu với thực tại đau khổ của con người. Bộ phim của Bergman mang tính nhân văn cổ điển, trong khi của Friedkin là sự bùng nổ nguồn gốc nỗi sợ hãi. Điều đó không tạo cho phim xấu đi, mà làm nó trở nên nổi tiếng. Sự khác biệt giữa hai phim có thể là giữa nghệ thuật tuyệt vời và thủ công điêu luyện. Phim của Bergman là một cuộc khai thác trên những cung bậc cảm xúc tình yêu và xung đột trong gia đình của người phụ nữ đang bị ung thư. Phim đặt ra những câu hỏi về niềm tin và cái chết, và không ngần ngại thừa nhận chẳng có câu trả lời nào thỏa đáng. Trong khi đó, phim của Friedkin là một câu chuyện về cô bé 12 tuổi phải chịu đựng rối loạn thần kinh nặng nề và có lẽ bị chiếm hữu bởi ma quỷ. Friedkin đã có câu trả lời và vấn đề là ta nghi ngờ anh ấy tin vào chúng (ma quỷ).
Tạo hình nhân vật chính của bộ phim - cô bé MacNeil
Chúng ta thường không tin tưởng vào chính bản thân mình, nhưng đó hầu như không phải là vấn đề xuyên suốt 2 tiếng của bộ phim. Nếu bộ phim là cơ hội để thoát ly thì “The Exorcist” là một bộ phim có ảnh hưởng nhất được sản xuất. Cách ta phản kháng, chống cự hay những câu hỏi lần lượt xuất hiện ngay lập tức trong tâm trí ta ngay khi bộ phim kết thúc. Xuyên suốt bộ phim, không có sự nghi ngờ, dè dặt, chỉ có trải nghiệm. Chúng ta cảm thấy sốc, ghê tởm, buồn nôn, sợ hãi và đâu đó những tia hi vọng thấp thỏm, nhỏ bé.
Rất ít phim làm ta sâu sắc đến như thế. Lần đầu tiên tôi (Roger) xem “Cries and Whispers”, tôi thấy mình đang bị co lại trên ghế, bằng cách nào đó muốn thoát ra khỏi những ám ảnh trong câu chuyện của Bergman. Tới “The Exorcist” vẫn là những tác động ấy, nhưng lần này không hẳn thoát khỏi cái cám dỗ ấy mà là bị nhấn chìm trực tiếp vô những trải nghiệm cảm xúc thực sự. Phim không chỉ dừng lại trên màn hình, nó tấn công trực diện người xem.
Cốt truyện nổi tiếng, hầu như ai cũng biết, được chuyển thể theo hướng chân thành hơn hoặc không bởi William Peter Blatty từ cuốn sách ăn khách của ông. Có rất nhiều chi tiết khoa học và thần thánh rất chính xác trong tác phẩm của William, đúng nhất phải là việc linh mục Father Karras miễn cưỡng ủng hộ nghi thức trừ tà. William nói rằng “Để làm được điều này, tôi phải đưa đứa bé về thế kỉ 16”. Anh giải thích thêm y học hiện đại ngày nay đã thay thế ma quỷ, mê tín bằng hoang tưởng và tâm thần phân liệt. Y học đã làm được, còn bộ phim thì không. Chương cuối của tiểu thuyết chưa bao giờ giải thích kĩ lưỡng những sự kiện cuối cùng khi đứa bé gái bị tra tấn trên giường bệnh, tuy nhiên những hiệu ứng đặc biệt trong cảnh quay cuối của phim để lại chút ngờ vực rằng những hồn ma vẫn còn đâu đó trong căn phòng, và được chuyển hóa vào trong cơ thể con người. Điều này có đúng không? Tôi (Roger Ebert) đoán là nghệ sĩ cần một chút thơ mộng, huyền bí cho thể loại viễn tưởng này.
Có thể thời đại ta đang sống đã chuẩn bị cho ta bước vào bộ phim này và không thể phủ nhận rằng Friedkin đang trao một cơ hội rất tốt. Tôi (Roger Ebert) luôn muốn có một cách tiếp cận tổng quát cho việc đánh giá phim và luôn tự hỏi bản thân rằng bộ phim này có hay hơn những tác phẩm cùng thể loại hay không? “The Exorcist” là một tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất trong thể loại kinh dị tâm linh, nó không những đi qua cái giới hạn của nỗi sợ hãi, sự kinh hoàng, tính siêu nhiên thường thấy mà nó còn đem theo cả tham vọng, nỗ lực nghiêm túc theo hướng như Roman Polanski trong “Rosemary’s Baby”. “The Passion of Joan of Arc” của Carl Dryer là một bộ phim hay, nhưng không sẵn sàng đi khai thác cái cách mà phim có thể điều khiển xúc cảm.
“The Exorcist” làm được điều này với một cuộc báo thù. Phim là tuyệt tác của các hiệu ứng đặc biệt. Chưa bao giờ đối với từng khoảnh khắc lại có thể dễ thuyết phục được ta, không phải là lúc cô gái nhỏ bé bị chiếm đoạt bởi những linh hồn ghớm ghiếc, cũng không phải lúc giường bị đập mạnh hay đồ vật bay tứ tung và việc nôn mửa cứ thế tuôn trào. Bộ phim là những cú sốc tàn bạo, thô tục gần như không thể tả được. Bởi vậy phim nhận được đánh giá R (phim chứa nhiều cảnh máu me, bạo lực) chứ không phải là X (chỉ khiến người xem tê mê, thích thú).
Diễn xuất trong phim được xử lí theo nhiều cách thích hợp để diễn tả hết nội dung tâm linh của phim. Ellen Burstyn trong vai mẹ của đứa bé bị các ma quỷ bao vây liên tục; khi đó, ta cảm nhận được sự bực tức của Ellen về việc các bác sĩ tâm thần nói não của cô bé bị tổn thương và cô thừa biết rằng có một thứ gì đó sâu hơn, tồi tệ hơn đang tiếp diễn. Linda Blair đảm nhận vai đứa bé bị ám hoàn toàn bị đặt vô tình thế để thử thách, và cũng đặt cho ta một tình cảnh tương tự, còn vai mục sư trẻ tuổi của Jason Miller thông minh, hay nghi ngờ để rồi cũng phải chịu tra tấn, hành hung.
Vai diễn linh mục Father Karras của Max Von Sydow không thể thiếu được trong phim. Max đã trải qua nhiều biến cố tôn giáo lẫn siêu hình trong phim của Bergman đến nỗi gần như anh ta thuộc về thế giới thần linh giống như cách mà John Wayne gắn bó với yên ngựa (John Wayne là một diễn viên, đạo diễn lừng danh với sở trường về phim cao bồi). Một cảnh quay đầu rất ám ảnh trong phim là việc Sydow đối mặt với pho tượng cổ xấu xa; hình ảnh này có phần nào giống ván cờ nổi tiếng của Bergman giữa Sydow với Tử Thần (trong “The Seventh Seal”) để kéo dài xung đột và mở rộng chiến tranh.
Nhân vật linh mục Father Karras
Tôi (Roger) không chắc chắn nguyên do nào mọi người lại đi xem bộ phim này, đơn cử chỉ là thích thú hay là vì sự ớn lạnh đầy hấp dẫn trong những loạt phim kinh dị của Vincent Price, những là trải nghiệm thô thiển và đau đớn. Có phải mọi người quá ngu xuẩn khi họ cần những bộ phim bạo lực như thế này để có thể cảm nhận được mọi thứ. Thật khó mà nói được.
Ngay cả đối với giới hạn trực quan của Friedkin, vẫn có một cảm giác sau cùng: thoát ly khỏi màn ảnh và không phải đối mặt với thực tế. Có một nét vẽ tinh tế cần được phác họa ngay tại đây và “The Exorcist” đã tìm thấy nét vẽ đó và thậm chí đẩy nó đi xa hơn.