Lịch chiếu Oppenheimer
Oppenheimer là bộ phim mới nhất của Christopher Nolan và cũng là bộ phim tiểu sử đầu tiên của đạo diễn người Anh. Dưới đây là những trivia thú vị ấy, như một bài đọc vui vẻ chờ giờ G điểm thôi.
Oppenheimer là bộ phim dài nhất Nolan từng thực hiện
Đến một lúc nào đó, các đạo diễn bậc thầy cũng sẽ có cho mình một bộ phim dài nhất trong sự nghiệp của mình. Vì sẽ có những ý tưởng mà 2 tiếng không thể đủ để diễn giải hết. Như Avatar đối với Cameron, Oppenheimer là bộ phim dài nhất Nolan từng thực hiện, với con số kỷ lục là 3 giờ đồng hồ. Trước Oppenheimer, Interstellar dài lên đến 169 phút là bộ phim giữ kỷ lục này. Trong khi đó, bộ phim đầu tay thực sự có trọng lượng của Nolan là Following có thời lượng ngắn nhất là 69 phút.
Dàn diễn viên của Oppenheimer đã sống cùng nhau
Đầy đủ phải nói là dàn diễn viên của Oppenheimer đã sống cùng nhau ở New Mexico trong thời gian bộ phim được quay ở phim trường nơi đây. Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí People, nữ diễn viên Emily Blunt là đã mô tả trải nghiệm này là như “đi trại hè”. Tuy nhiên, cô cũng nói là nam chính Cillian Murphy đứng ngoài hầu hết các hoạt động nhóm và cũng không ăn tối với mọi người. Nhưng đây không phải là dấu hiệu của sự bất hòa.
Oppenheimer là bộ phim đầu tiên Nolan không cộng tác với WB
Kể từ Following, những bộ phim của Nolan đều được Warner Bros. ủng hộ. Thật không may, mối quan hệ giữa Nolan và WB không còn được tốt đẹp như vậy nữa. Đây là bộ phim đầu tiên của Nolan không được Warner Bros. cấp vốn, sản xuất và phát hành. Nhiều nguồn tin giải thích sự lạnh lùng giữa cả hai bên xuất phát từ bất đồng về việc ra mắt đồng thời Tenet lên rạp và nền tảng streaming vào năm 2021. Điều đó đã khiến Nolan phật ý và đến Oppenheimer, vị đạo diễn người Anh đã chọn Universal làm điểm đến cho bộ phim mới nhất của mình.
Oppenheimer được quay với công nghệ tối tân nhất
Đối với đạo diễn khởi nghiệp bằng một bộ phim do chính ông quay phim và biên kịch, Nolan biết tiêu chuẩn của mình khi lựa chọn máy quay phim. Như Dunkirk và Tenet, Oppenheimer được quay bằng sự kết hợp giữa máy quay phim IMAX 65mm và Panavision 65mm. Sau đó, hình ảnh được phóng lên bằng ống kính 70mm. Đây cũng là bộ phim đầu tiên có cảnh đen được quay dưới định dạng IMAX, nhưng cũng là bộ phim không hoàn toàn sử dụng công nghệ này. Theo Nolan, mặc dù IMAX rất lý tưởng cho điện ảnh, nhưng nhiều cảnh nặng lời thoại lại không phù hợp với định dạng này.
Nolan chia sẻ với Associated Press: “Chúng tôi phải lên kế hoạch rất cẩn thận khi quay phim IMAX, [với định dạng này] bạn nắm bắt được rất nhiều thông tin,” ông nói. “Phim của bạn sẽ được chuyển dịch rất tốt sang tất cả các định dạng vì bạn đang nhận được lượng thông tin hình ảnh tối đa. Nhưng có những hình dạng khác nhau trên màn hình — cái mà chúng tôi gọi là tỷ lệ khung hình. Những gì bạn phải lập kế hoạch là cách bạn sắp xếp hình ảnh như thế nào để phim có thể được trình chiếu ở các rạp khác nhau với thành công như nhau.”
Trắng-đen và màu được sử dụng có ngụ ý
Một trong những điều làm Nolan trở thành một cái tên đáng nể trong điện ảnh là cách ông có thể sử dụng hình ảnh điêu luyện. Trái ngược với lối hành văn lắt léo, Nolan sử dụng hình ảnh có chủ đích rõ ràng. Đối với Oppenheimer, đạo diễn người Anh sẽ sử dụng trắng đen và màu sắc để diễn giải 2 khía cạnh của lịch sử.
Một số phần cảnh của Oppenheimer được trình bày dưới định dạng đen trắng vì một lý do cụ thể phục vụ câu chuyện. “Tôi biết rằng tôi có hai mốc thời gian mà chúng tôi đang thực hiện trong phim,” Nolan nói. “Một là về màu sắc, và đó là trải nghiệm chủ quan của chính Oppenheimer. Đó là phần lớn của bộ phim. Sau đó, cái còn lại là dòng thời gian đen trắng. Đó là một cái nhìn khách quan hơn về câu chuyện của ông ta từ quan điểm của một nhân vật khác.”
…hầu hết mọi cảnh – nhấn mạnh hầu hết. Mặc dù công nhận giá trị của CGI và từng dùng CGI cho những bộ phim của mình, Nolan cố gắng giữ mức độ kỹ xảo vi tính tối thiểu nhất có thể. Oppenheimer không ngoại lệ, Bộ phim này không sử dụng CGI cho những cảnh hoàng tráng và đáng kinh ngạc nhất. Trong đó phải kể đến phân cảnh quả bom nguyên tử phát nổ.
Để tái hiện cảnh này mà không cần đến CGI, Nolan làm như mọi khi – xây dựng mọi thứ từ đầu. Bộ phim được quay ở New Mexico, nơi có khí hậu cần thiết cho tính chân thật. Sau đó là sự kết hợp của vụ nổ bột đen, xăng, pháo sáng gốc magiê và các tương tác được sắp xếp cẩn thận giữa các loại dầu và phân tử khác nhau. Song, đó không phải là phân đoạn khó khăn nhất. Phân đoạn khó khăn nhất là tái tạo đám mây hình nấm đặc trưng của một vụ nổ bom nguyên tử.
Để đạt được điều đó, Nolan đã đúng nghĩa đen cho kích nổ một quả bom, nhưng đó không phải là một quả bom hạt nhân thực sự, mà là bom “tự chế” từ TNT. Sau đó thế nào thì các mọt phải đi xem để thử tài tinh mắt và phân tích thôi.