Avengers: Endgame (Avengers: Hồi Kết) đã khép lại một chặng đường dài của các siêu anh hùng Avenger đầu tiên và lấy đi nhiều nước mắt của người hâm mộ. Sau màn chuyển giao danh hiệu từ Captain America sang Falcon, hãy bàn về Tony Stark (Robert Downey Jr.) và Thanos (Josh Brolin), hai nhân vật với cá tính và cái tôi giống nhau, nhưng quyết định cuối cùng của họ lại khác biệt.
Trong bộ phim Avengers: Infinity War (Avengers: Cuộc Chiến Vô Cực), Tony Stark và Thanos đã chính thức đối mặt, chia sẻ một vài khoảnh khắc cho thấy sự tương đồng giữa họ. Chính Thanos đã nói với Tony rằng cả hai đều “bị nguyền rủa vì kiến thức”. Khi chuẩn bị ra tay kết liễu Tony, Thanos đã thốt lên “Ta hy vọng rằng bọn chúng sẽ nhớ tới ngươi”, đây không phải là một lời chế giễu dành cho một gã đang hấp hối. Trái lại, Thanos dường như rất coi trọng Tony, xem anh như một chiến binh cao quý đang chiến đấu nhầm phe.
Khoảnh khắc này đã nhấn mạnh sự tương đồng kỳ lạ của hai nhân vật, hai nhân vật tưởng chừng như trái ngược hoàn toàn. Ấy thế mà Tony và Thanos luôn có sự kết nối, cả hai đều đại diện cho hai khía cạnh tâm lý của phụ huynh.
Đầu tiên, hãy nói về Thanos, một người cha tàn bạo. Hắn ta luôn điều khiển, tra tấn, bắt cóc “các con” của hắn và đầu độc tư tưởng chúng, hoặc thu hút những kẻ điên rồ về phe hắn ta. Tư tưởng của Thanos luôn tràn ngập bạo lực và sự thống trị với một chủ đích thuần tuý. Thanos cố gắng bảo vệ cả vũ trụ, quan sát vận mệnh của sự sống dưới trách nhiệm của một bậc phụ huynh. Tuy nhiên, hắn ta cũng khinh thường cuộc sống, coi thường những loài thấp kém, không thể hiểu được tầm nhìn vĩ đại của hắn ta. Chính quyền lực đã làm lu mờ trách nhiệm mà Thanos tưởng chừng như chính hắn ta mang trọng trách.
Vì vậy mà Thanos chẳng khác nào một kẻ tâm thần đau khổ, sẵn sàng hi sinh toàn bộ mạng sống cho mục đích “cao cả” kia và tế sống những sinh mạng ngây thơ, thậm chí là cô con gái mà hắn yêu thương nhất.
Trái lại, Tony là một người cha đầy lòng trắc ẩn, nhận ra sai lầm tày đình từ việc buôn bán vũ khí, gián tiếp sát hại hàng loạt những người vô tội. Tony chưa bao giờ quên đi quá khứ tội lỗi, hành động của anh trong những bộ phim sau này dần trở nên cực đoan trong việc bảo vệ nhân loại, tội lỗi đã đưa anh đến những cơn ác mộng đau đớn. Tony muốn bảo vệ thế giới bằng loạt giáp của anh, sẵn sàng từ bỏ sự tự do để đổi lấy an ninh. Đây là hình ảnh đối lập trực tiếp với cách mà thế giới phản ứng với những mối đe doạ khủng bố, một khuyết điểm chết người trong chủ đích tốt đẹp của Tony.
Một vị phụ huynh thái quá thì lại ít tốt hơn một phụ huynh bất cẩn và Tony luôn chật vật trong việc cân bằng, ưu tiên sự an toàn hơn tự do. Nỗi ám ảnh về việc tự mình chịu trách nhiệm mọi thứ đã dẫn tới bùng nổ trong Civil War (Nội Chiến Siêu Anh Hùng), khiến Tony mâu thuẫn với Captain America, chia rẽ cả nhóm ngay trước thềm cuộc chiến với Thanos. Cũng sau sự kiện này mà Tony trở nên bớt ám ảnh hơn, rút ra bài học từ những cuộc phiêu lưu trước.
Trong Iron Man 3 (Người Sắt 3), chúng ta chứng kiến sự điên cuồng của Tony lên đến đỉnh điểm khi anh ấy xây dựng một binh đoàn Iron Man, nhưng chủ đích của anh vẫn là để bảo vệ thế giới. Đến với Spider-Man: Homecoming (Người Nhện: Trở Về Nhà), Tony đã tiến bộ hơn hẳn. Anh có thể bảo vệ Peter Parker mà không làm cậu nhóc bị thương, trang bị cho cậu nhiều chế độ sát thương cao nhưng Parker chỉ sử dụng được sau khi trải qua các bước huấn luyện cần thiết.
Và đến với Avengers: Endgame, Tony chấp nhận vai trò của đấng cứu thế, sẵn sàng hi sinh chính bản thân vì hàng loạt sinh mạng khác, đặc biệt dành cho cô con gái đáng yêu. Giây phút Doctor Strange đưa 1 ngón tay ám chỉ kết quả duy nhất, Tony đã đón nhận phần hồi kết dành cho anh.
Điểm chung giữa Tony và Thanos là cả hai đều ám ảnh việc bảo vệ người khác, cải thiện điều kiện xung quanh họ. Tuy nhiên, nếu Tony luôn tự trách từng lỗi lầm của chính anh thì Thanos lại xem hắn ta chính là vị cứu tinh không thể sai lầm. Trong khi Tony hoàn toàn có thể tự tin với bản thân anh, một con người bình thường tạo ra bộ giáp Iron Man bằng công nghệ nano, phát triển cảm xúc cho A.I., phát minh thiết bị du hành thời gian và chế tác găng tay vô cực. Trong bối cảnh của vũ trụ Marvel, nhiêu đó vẫn chưa đủ ấn tượng sao?
Cái tôi chính là điểm tương phản giữa hai nhân vật. Trong khi Tony sẵn sàng hi sinh cho điều cao cả hơn, chuộc lại lỗi lầm từ quá khứ thì Thanos vẫn cứng đầu cho đến phút cuối, tự tin vào hành động của hắn ta, cho rằng sự diệt chủng chính là yếu tố then chốt của cứu rỗi. Thanos chẳng cần phải chết cho điều hắn đã gây ra, thậm chí còn chuẩn bị cả một hành tinh để nghỉ hưu sau khi hoàn tất công việc. Nhưng gánh nặng của trách nhiệm, phát xuất từ trí tuệ – điểm chung của hai nhân vật, đã chôn vùi tâm trí Thanos, khiến hắn trở nên lạc lối.
Khi Thanos tin rằng hắn ta chính là thần thánh vượt trên mọi loài, là điều nhất thiết phải xảy ra thì Tony – một người đàn ông, chỉ tóm gọn bằng một câu:
“I am Iron Man!”
Nguồn: Forbes