Cách đây không lâu, truyền thông nước ngoài đưa tin Emma Thompson vừa từ bỏ dự án hoạt hình Luck của Skydance Animation với lý do là không muốn hợp tác với John Lasseter – người đứng đầu mới của đơn vị hoạt hình Skydance.
Hồi năm ngoái, Lasseter bị buộc phải rời khỏi Pixar vì những cáo buộc quấy rối tình dục trong nhiều năm. Nghỉ việc không lâu, Lasseter được Skydance mời về, nắm giữ vị trí quan trọng nhất trong mảng hoạt hình của hãng, mặc dù CEO phải trả lời nhiều câu hỏi trước toàn thể nhân viên đang quan ngại về môi trường làm việc lành mạnh. Thậm chí, giám đốc hoạt hình Mireille Soria của Paramount/Viacom còn phải làm một bản ghi chú nội bộ, đảm bảo các nhân viên của cô không phải làm việc với Lasseter trong nhiều dự án hoạt hình giữa Paramount và Skydance mà đã được đưa vào sản xuất.
Công bằng mà nói, việc lột trần hành vi quấy rối tình dục tại công sở sẽ chẳng có nghĩa lý gì khi người bị sa thải ngay lập tức nhận ngay một công việc mới với tư cách là người đứng đầu hãng hoạt hình khác. Cái kiểu suy nghĩ “Ôi không, giờ cuộc cạnh tranh của chúng ta có thêm ông ấy!” có thể dẫn đến những kết cục chưa thấy cho hành vi đồi bại trước.
Khi Skydance quảng bá việc Holly Edwards từ vị trí đứng đầu sản xuất lên chủ tịch, câu hỏi đặt ra không phải là “Việc thuê Lasseter có ý nghĩa gì to tát cho Skydance không?” mà lại là “Việc thuê Lasseter liệu có làm tổn hại đến Skydance không?” Nhiều ý kiến cho rằng việc thuê Lasseter chắc chắn không phải là nước đi tốt cho chặng đường dài. Hơn nữa, chuyện đưa ông trùm của Pixar đến Skydance để biến nơi này trở thành một đế chế Pixar tiếp theo đã hoàn toàn ngó lơ nhiều sự kiện của quá khứ và hiện tại.
Đầu tiên, tất cả những gì mà dẫn đến từ việc thuê Lasseter là tạo điều kiện cho truyền thông “ném đá” sản phẩm hoạt hình sắp tới. Giờ đây chúng ta có thể tranh cãi việc khán giả đại chúng (Huyền Thoại Ngôi Sao Nhạc Rock) và gia đình (Cướp Biển Vùng Caribbean: Salazar Báo Thù) có sẵn sàng xem một bộ phim khi nó dính líu đến những tài năng trước hoặc sau ống kính có vấn đề. Thành công của Skydane bất chấp những tranh cãi của John Lasseter có thể xảy ra nhưng nó không có nghĩa đưa hãng lên level khổng lồ như Pixar (hay Illumination) một cách nhiệm màu.
Khi Pixar chính thức ra mắt một phim hoạt hình vào năm 1995 với Toy Story (Câu Chuyện Đồ Chơi), hãng không bị che mờ bởi những lời buộc tội quấy rối tình dục liên hoàn của ông chủ. Quan trọng hơn, hãng lúc đó vẫn chưa được bán và yên thân dưới cái mác “một bộ phim mới của Pixar” hay còn được hiểu là “một cuộc cách mạng hoạt hình máy tính từ Walt Disney”. Disney lúc ấy vừa mới phục hưng với những bộ phim hoạt hình thú vị dành cho trẻ em và người lớn, gồm những bộ phim được đánh giá cao như The Little Mermaid, Beauty and the Beast, Aladdin và The Lion King. Toy Story cũng không kém cạnh với sự tham gia lồng tiếng của Tom Hanks (nhận được nhiều lời khen ngợi với Forrest Gump và Apollo 13) cùng Tim Allen (ngôi sao của màn ảnh nhỏ với Home Improvement) khi đang ở đỉnh cao nổi tiếng của họ.
Tuy danh tiếng của Pixar có thể vượt trội hơn Walt Disney Animation trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2008, hãng (sau khi Disney sa thải Lasseter) vẫn được xem là một ông lớn trong ngành công nghiệp này nhờ mối liên kết rõ ràng với Walt Disney. Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà Chuột, từ việc phát hành đến dấu ấn văn hoá, có khả năng Pixar không vượt trội hơn so với Blue Sky (ví dụ) trong chủ nghĩa tư tưởng của văn hoá đại chúng. Lý do duy nhất mà khán giả bị thu hút trước những Toy Story, A Bug's Life và Monsters Inc vì chúng là những bom tấn hoạt hình mới mẻ của Disney.
Toy Story ra mắt vào đúng thời điểm Disney là hãng duy nhất được biết đến chuyên về hoạt hình có quy mô lớn. Anastasia của Fox ra đời được 2 năm và Antz cũng được 3 năm. Trong giai đoạn đỉnh cao hoạt động của Pixar từ năm 2003 đến năm 2010, cuộc chơi chủ yếu là sự đối đầu giữa Pixar với DreamWorks (Titan A.E. tạm thời giết chết giấc mơ hoạt hình của Fox cho đến khi Blue Sky ra mắt Ice Age – Kỷ Băng Hà vào 2 năm sau đó), mà thậm chí Walt Disney Animation cũng không tham gia đấu đá nhiều.
Vào năm 2019, một hãng hoạt hình có vẻ mới mẻ với khán giả như Skydance xuất hiện trên thương trường, nơi mà những bộ phim hoạt hình kinh phí lớn không có dấu ấn đáng kể nữa. Những bộ phim của DWA như The Boss Baby (Nhóc Trùm) vẫn ăn nên làm ra khi thu về $496 triệu trong năm 2017 và Ferdinand của Blue Sky kiếm được $296 triệu cũng trong năm 2017. Illumination hiện đang trong thế đối đầu trực diện với Pixar và Disney khi nói đến cuộc đua doanh thu phòng vé toàn cầu. Nhưng kỷ nguyên của những bộ phim hoạt hình kinh phí lớn như The Croods (Cuộc Phiêu Lưu Của Nhà Croods) và Rio với mong muốn thu về số doanh thu ngất ngưỡng đã qua đi. Pixar dù sau cũng gầy dựng được tiếng tăm riêng, được giới phe bình tán dương những sản phẩm của hãng không ngớt. Nếu Pixar được ra mắt vào thời điểm hiện tại, đối đầu với Netflix cũng như nhiều hãng phim hoạt hình dành cho trẻ em thân thiện khác, hãng sẽ gặp khó khăn không ít.
Nói thế không có nghĩa là Skydance sẽ không tìm được chỗ đứng đáng tin cậy như Blue Sky nhưng việc thuê John Lasseter chỉ vì ông ấy từng điều hành Pixar suốt 33 năm qua với ý định đối đầu với Disney chẳng khác nào “bỏ con tôm để bắt con tép”. Pixar có chỗ đứng riêng và phát triển mạnh mẽ vì nó sát nhập đế chế Disney đúng thời điểm và hướng đến toàn bộ đối tượng khán giả với thể loại hoạt hình.
Skydance hiện giờ chỉ là một hãng hoạt hình nhỏ đang cố gắng tìm vị trí riêng trong thị trường luôn biến đổi không ngừng. Nếu những bộ phim của Skydance đủ hay, hãng vẫn có thể cạnh tranh và toả sáng nhờ những tựa phim hoạt hình sắp tới. Sự thành công nằm ở chính hãng, bất chấp ông chủ tai tiếng chứ không phải nhờ ông ta. Sau tất cả, Skydance hiện đang thiếu một thành phần quan trọng (chính là Disney) mà đã đưa Pixar bay cao đến vô tận.
Nguồn: Forbes