Lịch chiếu Renfield: Tay Sai Của Quỷ ngày 14.04.2023
Nói đến tính kinh điển trong điện ảnh, chỉ một số ít nhân vật có thể tự nhận là tượng đài bất tử. Một điều chắc chắn là Dracula nằm trong số này. Được biết đến rộng rãi lần đầu tiên qua tác phẩm văn học Dracula do Bram Stoker chấp bút và xuất bản năm 1897, kể từ đó, vị bá tước hút máu là một hình mẫu nổi tiếng qua thời gian, với tên được nhắc đến qua hàng trăm bộ phim, tiểu thuyết, truyện tranh, kịch nghệ, các vở ballet, các bộ phim truyền hình, anime, hoạt hình, thậm chí là video game. Song, di sản lớn nhất của hình tượng Dracula là mở đường cho thể loại vampire kiểu mẫu đến nay vẫn đang sống khỏe trong những nền điện ảnh toàn cầu.
Lịch chiếu Renfield: Tay Sai Của Quỷ và mua vé Renfield: Tay Sai Của Quỷ tại Moveek
Nhưng khi những chàng ma cà rồng được sinh ra qua các thời kỳ, từ những hình tượng khủng khiếp cho đến quyến rũ nhất, kể cả những anh chàng lấp lánh nhất nữa, không ai trong số họ có thể thay thế được Dracula kinh điển. Bằng cách này hoặc cách khác, tiêu cực lẫn tích cực, những Dracula sau đây đã để lại dấu ấn trên màn bạc.
1. Nosferatu (1922)
Tính đến nay, Nosferatu được coi là bộ phim cổ nhất chuyển thể từ tiểu thuyết Dracula của Bram Stoker, đồng nghĩa với việc đây là hình mẫu ma cà rồng đầu tiên của điện ảnh nói chung và cũng là tác phẩm kinh điển nhất, với phân cảnh đi vào lịch sử phim kinh dị là chiếc bóng chuyển động trên tường từ từ đi lên cầu thang.
Cốt truyện của Nosferatu gần giống với tiểu thuyết nên Dracula trong đây không quá khác so với mô tả của Stoker, ít nhất là về tính cách. Về ngoại hình, tất nhiên, với hai chiếc răng cửa nhìn như răng chuột, đầu trọc, nước da xanh xao, bàn tay có bộ móng dài ngoằn, bộ trang phục màu xám ngắt fan cứng của dòng phim kinh dị kinh điển đều đồng ý, Dracula của Nosferatu mang tính lịch sử hơn là thẩm mỹ.
2. Dracula (1931)
Nếu nói đến một Dracula mang tầm ảnh hưởng sâu sắc đến hình tượng này về sau, thì cái tên Bela Lugosi phải được nhắc đến.
Bela Lugosi, người có vai diễn Dracula trong bộ phim Universal Pictures năm 1931, đến nay, cả người lẫn phim vẫn là một tác phẩm kinh điển. Lugosi không phải là người đầu tiên đóng vai Dracula trên màn bạc, nhưng tạo hình mà nam diễn viên thổi hồn, từ mái tóc vuốt ngược bóng bẩy đến cái nhìn đầy mê hoặc, phong thái lịch lãm và chiếc áo choàng trứ danh, là chủ thể mê hoạc mỗi khi lọt vào ống kính, sẽ hình thành hình ảnh về Dracula trong văn hóa đại chúng trong nhiều thập kỷ sau đó.
3. Dracula (1958)
Dracula trong Nosferatu có thể là Dracula đầu tiên xuất hiện trong điện ảnh, Bela Lugosi định hình khung sườn của vị Bá tước, nhưng hình tượng Dracula nam diễn viên Christoher Lee trong Dracula (1958) mới là điểm nhấn hoàn thiện.
Nam diễn viên vô cùng tha thiết muốn chuyển thể thật nhất danh xưng “Hoàng tử Bóng đêm” của Dracula. Nên Dracula của ông năm đó mặc đồ vô cùng lịch lãm, với bộ vest hợp thời, cà vạt và chiếc áo choàng biểu tượng. Dracula của Lee ra dáng quý ông quyến rũ trong hình hài con người, nhưng khủng khiếp và đe dọa với ánh nhìn mãnh liệt, dữ dội của mình khi bản tính quỷ hút máu trỗi dậy – thứ mà diễn viên mang đến những vai diễn phản diện sau này của mình như Saruman trong The Lord of the Rings. Tóm lại là bộ phim cũng tuyệt vời như Bá tước của nó vậy.
4. Dracula (1992)
Kể từ màn trình diễn của Christopher Lee, phải hơn 3 thập kỷ sau mới có một hậu bối có thể tái hiện một Bá tước Dracula ấn tượng nữa. Người đó là Gary Oldman trong Dracula do Francis Ford Coppola đạo diễn.
Gary Oldman đã có một màn hóa thân ấn tượng trong vai Hoàng tử Bóng đêm, đặc biệt là với tạo hình. Khi Dracula lần đầu tiên xuất hiện, hắn nhợt nhạt như xác chết với đôi mắt trũng sâu và mái tóc bạc chải chuốt cầu kỳ thành hình thù kỳ lạ. Thoạt nhìn, hắn buồn cười hơn là đáng sợ. Tuy nhiên, sau khi hút máu, Dracula trở nên trẻ trung và lịch lãm hơn, thời thượng. Đây là chi tiết đã thổi hồn cho ý tưởng máu mang lại sự sống cho ma cà rồng. Dracula được hồi sinh là một kẻ quỷ quyệt, và bị giằng xé – nói cách khác là có tính người và ánh lên vẻ cuốn hút tự nhiên. Từ đây, Dracula của Gary Oldman trở thành một phản diện nguy hiểm, phức tạp, lớp lang và nhận được không ít đồng cảm từ phía người xem.
Điểm chung giữa Dracula (1958) và Dracula (1992) là hai hình tượng của phim cũng chất lượng như nội dung của chúng vậy. Nhưng những cái tên sau, đáng buồn thay, không có sự cân bằng như vậy.
5. Dracula Untold (2014)
Dracula Untold là nỗ lực khám phá nguồn gốc của Dracula dưới góc nhìn trắc ẩn và giằng xé hơn. Trong quá trình làm điều đó, Dracula, hay đúng hơn là nhân vật sẽ trở thành Dracula – Vlad, trở thành một phản anh hùng hơn là con quái vật mà văn học miêu tả.
Mô tả Dracula bằng cách đề cập nguyên mẫu của nhân vật này là Vlad the Impaler và lý do anh ta sa ngã vào con đường bóng tối, dù nó “rập khuôn” nhất quả đất (vì tình yêu) là một ý tưởng không tồi, nhưng câu chuyện thiếu điểm nhấn và tính độc đáo khiến Dracula Untold không thể bứt phá. Điểm gỡ gạc là nó có một Dracula điển trai nhất màn ảnh, cũng như có cái kết có hậu nhất so với người tiền nhiệm.
6. Blade: Trinity
Blade là một thương hiệu đã có thể thành công nếu phần Blade: Trinity của nó được cảo thiện ở một số điểm, trong đó có phản diện của phim là Dracula, người từ gọi mình là Drake trong thời hiện đại, do nam diễn viên Dominic Purcell thủ vai. Đây có thể coi là hình mẫu đi ngược lại với những gì người ta mường tượng ở Hoàng tử Bóng đêm, ví như đi loanh quanh cởi trần, quần da và một cánh tay kim loại với tính cách hơi suồng sã. CGI năm đó của Blade Trinity không giúp gì được cho hình tượng này. Đây có thể đánh giá là Dracula buồn cười nhất màn ảnh.
7. Van Helsing (2004)
Mặc dù không phải siêu phẩm, Van Helsing vẫn là một bộ phim bị đánh giá thấp không đáng có. Câu chuyện kịch tính, với các pha hành động cổ điển, quái vật, người sói và ma cà rồng, đây là bộ phim giải trí chất lượng. Song, bị đánh giá thấp cũng đồng nghĩa là tất cả những gì trong đó đều bị hạ xuống một bậc, kể cả màn trình diễn Dracula của Richard Roxburgh.
Dracula của nam diễn viên có nguồn gốc lấy cảm hứng từ Thiên Chúa Giáo nhiều hơn những phiên bản khác – một người tốt bị đẩy vào con đường phải bán linh hồn cho quỷ để đổi lấy một mục đích nào đó. Nhưng đó vẫn là một hình tượng Dracula ấn tượng và hàm xúc, với những ẩn ý sâu xa giờ xem lại mới thấy được. Hình tượng Dracula này vẫn là thế lực tà ác, dù thực tế hắn ta phức tạp hơn vẻ bề ngoài, chải chuốc trong phong cách. Song, lần hóa thân này, Roxburgh thêm một chút hoang dã vào sức hút tự nhiên mà Dracula sở hữu.
8. Phiên bản "upgrade": Nicolas Cage trong Renfield: Tay Sai Của Quỷ
Sau nhiều năm vắng bóng, Dracula sắp được tái xuất trong dự án kinh dị, hài Renfield: Tay Sai Của Quỷ (Renfield). Tuy nhiên, lần này, Hoàng tử Bóng đêm không phải là nhân vật chính. Song, điều đó không có nghĩa là ông ta không phải nhân vật quan trọng. Renfield: Tay Sai Của Quỷ sẽ khó mà thành nếu thiếu đi nhân vật này.
Mặc dù là vậy, Dracula của Nicolas Cage chiếm ánh nhìn của khán giả nhất. Tạo hình của nam diễn viên có vẻ như lấy cảm hứng từ những Dracula tiền nhiệm và chính tác phẩm của Bram Stoker, kể cả khả năng biến thành khói hay dơi. Nhưng hình tượng này đứng tách biệt với những Dracula khác ở chỗ, thay vì đáng sợ, Hoàng tử Bóng đêm của Renfield: Tay Sai Của Quỷ có khiếu hài hước rùng rợn.
Lịch chiếu Renfield: Tay Sai Của Quỷ và mua vé Renfield: Tay Sai Của Quỷ tại Moveek
Thoạt nhìn đây là một sự kết hợp kỳ lạ, nhưng lại là sự thay đổi thức thời của nhà làm phim Chris McKay. Dracula kinh điển là thật, nhưng đáng sợ không còn là tố chất dùng để hình dung tượng hình này nữa. Làm Dracula do Nicolas Cage thủ vai đáng sợ càng là một nỗ lực miễn cưỡng chắc chắn không hiệu quả. Ngược lại, tranh thủ thế mạnh của nam diễn viên là lựa chọn có lý hơn. Dù hài hước đến đâu đi nữa, không thể phủ nhận Dracula vẫn là một thế lực tà ác trong Renfield, nhất là với những màn ăn người đẫm máu như vậy. Nhiều hơn tình yêu lãng mạn bi thương hay tính thuần ác, mối quan hệ giữa Dracula và tay sai Renfield sẽ là điểm nhấn khó bỏ qua của bộ phim sắp tới.
Nguồn ảnh: Collider