Như thể việc rải rác Easter Eggs và gợi nhắc các phần Nhện trước vẫn là chưa đủ trong Homecoming. Đã đến lúc nhìn qua loạt tribute các nguồn cảm hứng giúp tạo nên nó rồi, từ Breakfast Club cho đến Taxi Driver. Fan MCU rõ ràng có hơn 1 lý do để trở nên phấn khích với thành công của Spider-Man: Homecoming.
Những bộ phim học đường hay nhất trong vòng bốn thập kỷ qua đã giúp Jon Watts không ít trong việc tạo nên Marvel’s Spidey lần này. Nhưng tất nhiên, việc chúng được tái hiện trong Homecoming vẫn mang điều gì đó khác biệt chứ không hoàn toàn rập khuôn.
Các tác phẩm kinh điển của những năm 1980 như The Breakfast Club và Ferris Bueller’s Day Off đều được tái hiện qua các chi tiết xuyên suốt bộ phim, đến mức khán giả còn xem đó như Easter Egg tuyệt nhất của Homecoming lần này. Phân đoạn khi Peter buộc phải chạy qua các hàng rào, hồ bơi, sân vườn thuộc khu phố ngoại ô, thậm chí là một bữa tiệc nướng BBQ, làm người xem liên tưởng đến một cảnh tương tự trong hành động đóng cửa của Ferris. Ngoài ra, còn ai nhớ đoạn khi Peter bắt gặp lũ trẻ đang xem TV trong lều và nói rằng đó là một bộ phim tuyệt vời không?
Chúng tôi cũng đồng thời thực hiện một so sánh song song giữa những poster mới và bản gốc, hãy check xem nào.
Câu chuyện về một cậu chàng đang mắc kẹt trong việc kiểm soát cuộc đời mình, như trong Breakfast Blub, là một định hướng mà John Hughes thường xuyên dùng với những tác phẩm trong sự nghiệp của ông. Chính Jon Watts cũng thừa nhận rằng John Hughes là nguồn cảm hứng chính của Spider-Man: Homecoming. Sẽ khó có cảnh kết nối nào với Breakfast Club khi Peter cứ đu tơ và bay quanh các tòa nhà như thế, nhưng chỉ riêng việc chụp theo poster của phim đã để đủ chứng minh rồi.
Mặc dù Liz (Laura Harrier) không đem lại nhiều rắc rối như vai “beauty” của Molly Ringwald, và Flash Thompson (Tony Revolori) thì hiện đại hơn nhiều so với kẻ bắt nạt “jock” ở bản cũ, nhưng phải thừa nhận rằng Peter và Zendaya được xây dựng không thể hoàn hảo hơn cho 2 kiểu mẫu “brain” và “recluse”. Và còn thật khó có thể quên được phân cảnh khi Ned (Jacob Batalon) đội chiếc mũ của Indiana Jones với một sự nổi loạn và nhạy cảm đầy ngụ ý.
Nhưng nổi bật thực sự chính là màn tribute Taxi Driver. Theo như design, Spidey đã thay thế cho nhân vật Travis Bickle, và xe buýt trường học thế chỗ cho taxi – thể hiện sự tôn trọng dành cho New York. Bối cảnh này khiến việc so sánh Peter với một kẻ giết người điên loạn trở nên dễ chịu hơn nhiều.
Đây có thể là những tấm poster đầu tiên mang tính biểu tượng từ Spidey và những người bạn của mình, nhằm tribute các tựa phim có nền tảng tương tự, nhưng chắc chắn chưa phải là những tấm cuối cùng. Xét vì team Marketing vẫn đang tiếp tục phát hành một poster dựa theo Amazing Fantasy #15 của Spider-Man năm 1962.
Đâu là poster bạn yêu thích nhất trong những hình ảnh trên? Và bạn nghĩ chủ đề poster tiếp theo sẽ là gì?
Nguồn: Screen Rant