Tin điện ảnh

Star War - 15 thứ có thể bạn chưa biết về Death Star

Death Star dường như là một phần không thể thiếu trong Star Wars. Bộ phim đầu tiên của Star Wars cho ta thấy cảnh tượng hủy diệt của Death Star đời thứ nhất. Rồi sau đó ta được chứng kiến sự trở lại của nó trong Return of the Jedi, The Force Awakens kèm theo vũ khí hũy diệt cấp hành tinh và đến Rough One là bộ phim thứ 4 có sự xuất hiện của nó.

Có thể thấy rõ, Death Star là một yếu tố rất quan trọng trong Star Wars. Nó được xem là bước cuối cùng trong kế hoạch thâu tóm quyền lực của Palpatine, nó gần như đã thành công nếu không có sự phá hoại của đám nhóc tỳ kia.

Sau đây là 15 điều có thể bạn chưa biết về Death Star nếu bạn chỉ vừa xem những phần phim reboot gần đây.

15. Kế hoạch về Death Star là ý tưởng của Quân Ly Khai

Death Star đã luôn là một biểu tượng cho quyền lực của Đế Quốc kể từ khi nó xuất hiện trong phần Star Wars đầu tiền vào năm 1977. Cùng với nhiều thứ được tiết lộ trong phần prequel, thì Death Star đã lộ ra là ý tưởng của phe Liên Minh. Nó tuy không phải là chuyện to tát gì, ta có thể thấy hình ảnh 3 chiều của nó trong hội nghị ở Geonosis.

Dooku đã đem bản thiết kế này đến chổ Palpatine, nhưng có vẻ như Palpatine đã biết về chuyện đó từ lâu do hắn vốn đã là lãnh đạo của phe Ly Khai với cái tên Darth Sidious. Và chính xác hơn là hắn đã ủy thác cho phe Ly Khai lên kế hoạch xây dựng Death Star ngay từ đầu vì hắn nhận ra rằng họ có lợi thế về khả năng thiết kế và công nghệ sản xuất (toàn bộ đội quân của họ là người máy).

14. Việc xây dựng bắt đầu trong Clone Wars

Càng nghiên cứu sâu, ta càng thấy The Empire có ít mối liên hệ với Death Star ngoài việc sở hữu nó. Vì hóa ra việc xây dựng của Death Star được thực hiện trong giai đoạn Clone War dưới sự giám sát của phe Republic, bằng chứng là cảnh cuối cùng trong phần Revenge of the Sith. Nhưng sau đó Empire cũng có chút đóng góp cho Death Star khi họ thừa hưởng dự án này từ phe Republic sau khi được Palpatine tái cơ cấu thành Galactic Empire.

Trong phần prequel của Rough OneCatalyst, thậm chí chính những kĩ sư đang thực hiện việc xây dựng Death Star cũng không rõ dự án này bắt nguồn từ đâu. Nó được truyền đến tay The Republic sau trận đánh ở Geonosis trong phần Attack of the Clones, nhưng không đầy đủ chi tiết. Đó cơ bản là ý định của Palpatin, hăn đơn thuần chỉ muốn truyền kế hoạch của hắn từ chổ này sang chổ khác để đảm bảo sự tồn tại của nó.

13. Tia Superlaser đến phần A New Hope mới được đưa vào hoạt động hoàn chỉnh

Nhiều fan thắc mắc rằng tại sao trong đoạn cuối của Revenge of the Sith đã cho thấy rằng phần lớn của Death Star đã được hoàn thành, nhưng đến tận phần phim A New Hope – lấy bối cảnh 18 năm sau mới cho Death Star xuất hiện. Họ cho rằng không thể nào mất tận 18 năm mới hoàn thiện trong khi trước đó họ đã thấy phần lớn của nó đã được làm xong.

Quả thật đúng là việc xây dựng của Death Star đã hoàn thành gần hết trước phần A New Hope, nhưng Death Star vẫn không thể đưa vào hoạt động nếu chưa có Superlaser. Xét về công nghệ, việc xây dựng một trạm không gian như Death Star không quá khó khăn, nhưng việc làm ra một loại vũ khí có khả năng hũy diệt cả một hành tinh thì sẽ mất nhiều, hay thậm chí vài chục năm để nghiên cứu và thực hiện. Superlaser là thứ làm nên tên tuổi của Death Star, nên không thể nào cho nó đi vào hoạt động mà thiếu Superlaser được.

12. Việc xây dựng tiến hành trong quỹ đọa xoay của hành tinh Geonosis

Khi người xem Star Wars được tận mắt nhìn thấy Death Star lần đầu tiên ở phần A New Hope, trạm không gian này không hề bay theo một quỹ đạo của hành tinh nào cả. Theo những gì được thấy, nó chỉ đơn thuần trôi nổi trong không gian vô định nếu không tham gia vào chiến sự, điều đó khác với Death Star 2.0 ở phần Return of the Jedi khi nó luôn ở gần Endor. Rogue One cho ta thấy là Death Star có vài năm bay xung quanh hành tinh Scarif và Jedha, nhưng 2 nơi đó không phải quê nhà thật của nó.

Death Star được bắt đầu xây dựng ở Geonosis. Sau khi phe Republic đánh đuổi quân ly khai và chiếm hết các tài nguyên công nghệ ở đó. Các trang thiết bị được tái chế hoặc nâng cấp để hổ trợ việc lắp đặt, xây dựng Death Star. Kèm theo đó là khai thác các thiên thạch làm nguồn nguyên liệu thô phục vụ cho việc sản xuất vật liệu.

11. Dân Geonosians được dùng làm nô lệ để xây dựng Death Star

The Empire nổi tiếng với việc tận dụng người dân ở những hành tinh nó đánh chiếm được để làm nô lệ phục vụ cho việc sản xuất các trang thiết bị quân sự của họ. Những nô lệ này bao gồm khá nhiều chủng loài khác nhau, phổ biến nhất là người Wookiees. Nhưng có vẻ nhưng hoạt động khai thác nô lệ này đã có từ trước đó, khi họ còn lấy tên The Galactic Repiblic.

Đầu tiên họ cộng tác với một người Geonosian là Archduke Poggle và lập giao kèo về việc sử dụng lao động cũng như tài nguyên của người Geonosian để xây một phần của Death Star. Biến Death Star thành một trong những sản phẩm lớn nhất mà người Geonosian từng thực hiện. Sau đó Archduke Poggle lên kế hoạch lật kèo với The Republic nhưng thất bại để rồi hắn và toàn bộ dân ở hành tinh Geonosis bị biến thành những nô lệ đầu tiên của The Empire.

10. Người giám sát dự án Death Star ban đầu là Orsen Krennic

Orsen Krennic bắt đầu sự nghiệp của hắn ở đội kĩ sư của phe Republic, thiết kế nhiều công trình kiến trúc khác nhau cho chính phủ tại Coruscan. Nhờ khả năng nắm bắt tâm lý người khác cũng như biết nắm bắt cơ hội nên hắn nhanh chóng được tuyển vào một nhóm bí mật chuyên về ngiên cứu vũ trang của The Republic. Nhận thấy dự án Death Star là một cơ hội lớn để hắn tiếp tục thăng tiến, hắn đã tìm cách để được giao đảm nhận vị trí đứng đầu của dự án Death Star.

Krennic cũng là người đã chọn hành tinh Geonosis làm nơi xây dựng Death Star và đưa ra thỏa thuận dùng lao động của người Geonosis. Nhưng danh vọng của hắn chẳng tồn tại mãi, khi việc dự án liên tục bị đình trệ và kéo dài trong việc lắp đặt Superlaser làm hắn bị mất tín nhiệm. The Empire sau đó quyết định cho Grand Moff Tarkin (vốn là kình địch của Krennic) tham gia quả lý để đẩy nhanh tiến trình.

9. Nó lớn hơn bạn nghĩ rất nhiều

Thật khó có thể mường tượng ra kích cở thật sự của Death Star chỉ qua một cảnh quay về một phần nhỏ trong A New Hope, nhưng nếu chỉ mới nhìn thấy nó lần đầu, ta sẽ không thể đoán chắc được liệu nó là một mặt trăng hay chỉ làm một trạm không gian. Đây là một sản phẩm nhân tạo với kích cở ít nhất là tương đương với Sao Diêm Vương và thậm chí là nó có cả trọng lực riêng trên bề mặt.

Với 357 tầng riêng biệt kèm sức chứa tối đa lên đến 2 triệu người, Death Star có đường kính khoảng 120km. Tức là diện tích bề mặt của nó còn lớn hơn cả một tiểu bang. Tại Rough One, ta có thể nhìn nhận tốt hơn về độ lớn của Death Star qua cảnh quay một chiếc Star Destroyer bay gần bên Death Star và nó chẳng khác gì một con kiến khi chỉ so sánh với bệ phóng Superlaser.

8. Death Star không đơn thuần phục vụ mục đích quân sự

Quả đúng nhiệm vụ chính của Death Star là dùng vào chiến tranh, khi nó khét tiếng với tia Superlaser đủ sức phá nát một hành tinh và làm bao kẻ địch khiếp sợ. Nhưng không phải toàn bộ Death Star là về quân sự, phía trong nó còn bao hàm thêm rất nhiều thứ khác.

Dự định ban đâu là nó có cả chức năng như một thành phố, hay thậm chí một hành tinh. Các binh lính ở trạm cũng cần có thời gian nghĩ ngơi, giải trí nên sẽ cần các bộ phận “phi quân sự” phục vụ ở nhà ăn, quán café, tụ điểm giải trí và nhiều nơi khác. Và tất nhiên là những ai thuộc bộ phận “phi quân sự” đó cũng cần có nơi ăn chốn ở và các nhu cầu kể trên. Mục đích cuối cùng của Death Star là để phục vụ chiến tranh, nhưng dân số của nó lại là một lượng tổng hợp nhiều tầng lớp bao gồm binh lính, sĩ quan, kĩ sư, nhà khoa học, hậu cần, v.v… Vì nếu cả trạm Death Star chỉ toàn là lính và tướng từ đầu đến cuối, thì không chắc là nó sẽ tồn tại lâu được.

7. Cổng xả nhiệt không phải là chuyện vớ vẩn.

 

Dựa trên độ lớn và sức mạnh của Death Star, cái việc mà nó bị phá hũy chỉ vì một điểm ít ai nghĩ tới trong thiết kế như cổng xả nhiệt quả thực là một trò đùa phi lý đối với người xem. Nhưng thật ra, không có gì là phi lý với việc có một cái cổng xả nhiệt trên mộ trạm không gian đồ sộ như Death Star.

Death Star sản sinh ra một lượng nhiệt lớn trong quá trình hoạt động do nguồn cấp của nó là một lò phản ứng khổng lồ. Nên việc thoát nhiệt ra bên ngoài là cần thiết và hợp lý. Thứ vô lý nhất ở đây là phe Rebels quyết định tấn công với lực lượng quá nhỏ trong khi đã biết rằng Death Star được vũ trang tối tân từ trong ra ngoài. Nhưng do chủ quan nên phía Empire chỉ cử vài chiếc TEA fighter ra đối phó, và sau cùng Luke Skywalker đã vượt qua được hàng phòng ngự ít ỏi đó để bắn 2 phát đạn proton vào cái cổng xả nhiệt rộng tầm 2 mét và kết quả là hũy diệt toàn bộ Death Star.

6. Cuộc tấn công Death Star được thực hiện trên một cái bàn chơi bóng bàn

Star Wars đã luôn được biết đến với những cách độc đáo, mới lạ và đôi khi khác người trong kĩ xảo điện ảnh, đặc biệt là ở những phần phim đầu tiên. Và thực tế là Lucasfilm vẫn còn áp dụng một vài cách đó trong những phần mới như The Force Awakens và Rogue One.

Thứ độc đáo nhất chính là cảnh quay cuộc tấn công dẫn đến sự hũy diệt của Death Star trong đoạn cuối ở phần A New Hope. Ở góc quay rộng và cuộc áp sát của chiếc Falcon được quay bằng cách dựng tiểu cảnh và vẽ phối nền, thì đoạn rượt đuổi được thực hiện bằng cách dựng bề mặt của Death Star trên 6 cái bàn bóng bàn nối liền nhau kèm theo hiệu ứng cháy nổ nhỏ. So với thời nay thì có vẻ thô sơ, nhưng so với năm 1977 thì quả là đi trước thời đại rất xa.

5. Nhóm Rebels bị gắn mác khủng bố vì đã hũy diệt Death Star

Ở đầu phim A New Hope, ta được thấy Death Star hũy diệt hành tinh Alderaan và suýt nữa hũy diệt cả hành tinh Yavin IV. Ta có thể thấy trong nó có nhiều binh lính, sĩ quan và phi công kèm theo một số thành phần khác như nhà khoa học hay công nhân xây dựng và thậm chí là cả tù nhân.

Với hơn 2 triệu mạng người bao gồm các lực lượng phi quân sự mất theo vụ nổ Death Star, thật không quá khó hiểu khi The Empire ngay lập tức tuyên bố hành động đó của phe Rebels là tàn độc. Xét cho cùng,Death Star cung cấp một lượng lớn công ăn việc làm cho con dân của The Empire và những người phục vụ cho Death Star cũng có gia đình thân nhân của họ. Chưa kể một bộ phận không nhỏ binh lính của The Empire không hoàn toàn ác độc, họ chỉ đơn thuần nghĩ là họ đang phục vụ cho công cuộc thống nhất thiên hà và chống lại đám phản loạn Rebel Alliance.

4. Kyber Crystals

Tia Superlaser của Death Star có một điểm chung lớn với thanh Lightsaber ta thường thấy trên phim là năng lượng của nó khai thác bức xạ từ Kyber crystal ở một mức lớn và dồn thành một tia Superlaser đủ khả năng phá hũy cả hành tinh. Việc sử dụng Kyber crystal chính là một trong những nguyên nhân lớn dẫn tới việc đình trệ trong việc đưa Death Star vào sử dụng vì có rất ít người được nghiên cứu về nó do phía các Jedi luôn muốn kiểm soát nguồn tài nguyên này.

Sau khi The Jedi Order sụp đổ, thì phía Empire mới có thể chạm đến nguồn tài nguyên quý giá đó. Một phần trong số đó là lấy từ Lightsaber của các Jedi, nhưng nhiều nhất là khai thác từ hành tinh Ilum (The Empire khai thác đến cạn kiệt và bỏ lại một hành tinh hoang tàn), bao gồm viên Kyber Crystals cực đại được dùng cho Superlaser. Màu của Kyber crystal tùy thuộc vào người sử dụng của nó, Lightsaber của các Jedi có màu đỏ vì họ dùng The Force (thần lực) ép cho chúng “chảy máu” còn tia Superlaser có màu xanh lá – màu ở trạng thái tự nhiên của Kyber crystals, do phía Empire khai thác năng lượng thô từ nó.

3. Galen Erso vô tình thiết kế ra Superlaser

Những thông tin về Kyber crystals không phải dễ dàng mà rơi vào tay The Empire. Trước khi phe Jedi sụp đổ, thì Galen Erso là một trong số ít những người được tìm hiểu về Kyber crystal, ông đã nghiên cứu chúng trong nhiều năm và thậm chí thí nghiệm việc tạo ra một dạng Kyber crystal nhân tạo.

Orsen Krennic hiểu ra rằng Galen chính là mấu chốt giúp hắn làm nên Superlaser, nhưng Galen là một người yêu hòa bình nên ông từ chối tham gia nghiên cứu hay thiết kế bất cứ thứ gì phục vụ cho mục đích chiến tranh, nhưng sau cùng ông đã bị lừa tham gia vào dự án đó, nhưng trá hình với cái tên “Celestial Power” – với mục đích tìm ra một nguồn năng lượng có thể tái chế được. Galen nào hay biết rằng Krennic ngầm cho một đội các nhà khoa học khác dựa trên công trình của ông mà tạo ra Superlaser. Đến khi ông phát hiện ra thì ngay lập tức bỏ trốn và làm dự án tiếp tục bị đình trệ.

2. Một phần ý tưởng của nó là dựa trên siêu vũ khí của người Sith

Không phải trùng hợp mà Superlaser có cấu tạo tương đồng với Lightsaber. Palpatine có thói quen đặt các trạm nghiên cứu khoa học ở khắp các nơi trong vũ trụ để thu thập kiến thức về người Sith. Và người Sith vốn nổi tiếng về khả năng thiết kế vũ khí hũy diệt hàng loạt.

Trong phần 2 của series Star Wars Rebels đã cho thấy một ngôi đến của người Sith ở hành tinh Malachor có chức năng như một vũ khí hũy diệt khi nó có thể phóng một tia năng lượng cực lớn từ phần đỉnh tháp. Nếu người Sith đã có thể thiết kế được một thứ có sức công phá lớn như vậy thì không cũng không quá ngạc nhiên nếu họ cũng có một thứ siêu vũ khí cực đại tương tự hoặc thậm chí mạnh hơn cả Death Star.

1. Dự án Death Star là bí mật, thậm chí là đối với nội bộ The Empire

Với quy mô lớn và mức tốn kém “khủng” của Death Star, thì thật sự không dễ dàng gì để giấu nó đi, nhưng The Empire lại có thể làm cho sự tồn tại của nó là con số “0” trong một thời gian dài. Thậm chí những quan chức cao cấp nhưng không liên quan mà “chẳng may” biết tới nó thì sẽ lập tức bị cách ly, biệt giam. Chỉ một số ít những cá nhân chuyên trách như Orsen Krennic và Wilhuff Tarkin được biết đến việc này.

Dù vậy nhưng Death Star không thể mãi là một bí mật, sau cùng nó cũng xuất hiện với màn chào sân và việc hũy diệt hành tinh Alderaan. Việc này là để củng cố lại tinh thần của binh lính sau vụ giải thể của Thượng Viện Imperial. Và như Wilhuff Tarkin đã nói “Nổi sợ sẽ làm mọi thứ đi vào trật tự. Hãy khiếp sợ Death Star đi!” và quả thật rất khó tưởng tượng là sẽ có một chính quyền của một hành tinh nào dám đứng lên chống lại The Empire sau khi chứng kiến sức mạnh của Death Star (Ờ thì ngoại trừ nhóm Rebels).