Khi bộ đôi đạo diễn David Benioff-DB Weiss trở thành 2 cái tên mới nhất rời khỏi dự án Star Wars, nhiều người tự hỏi làm một bộ phim Star Wars khó đến thế nào trong thời buổi hiện đại? Ngay cả đạo người từng hai lần được đề cử giải Mâm Xôi Vàng như đạo diễn George Lucas cũng có thể làm nên một bộ ba Star Wars trong những năm 70, 80.
Liệu thương hiệu đã hơn 40 năm tuổi này ẩn chứa góc khuất nào mà có thể khiến các đạo diễn tên tuổi ở Hollywood như xa lầy vào hố Sarlacc (hố Salacc là nhà của những sinh vật săn mồi bằng cách chôn mình dưới cát, chỉ để đầu và bộ hàm tua tủa các súc tu lộ lên trên một chút. Con mồi nào xui xẻo té vào những cái hố này sẽ trực tiếp rơi vào miệng của Salacc và không thể thoát ra được) nếu cố gắng đem lại sự mới mẻ cho câu chuyện về ngân hà xa thật xa?
Benioff và Weiss nói với tờ Deadline: “Chúng tôi yêu Star Wars. Khi George Lucas xây dựng thương hiệu, ông ấy cũng truyền cảm hứng cho chúng tôi. Được bàn về Star Wars với Lucas và đội ngũ hiện nay của thương hiệu là trải nghiệm để đời với chúng tôi, và chúng tôi sẽ luôn biết ơn sâu sắc với thương hiệu đã thay đổi cuộc đời mình.”
Ít ra cả Benioff và Weiss đã tự động rời đi theo ý muốn của bản thân. Chẳng bù cho một bộ đôi đạo diễn khác là Phil Lord và Christopher Miller, những bộ não đằng sau The Lego Movie, đã bị chủ tịch hiện thời của Lucasfilm Kathleen Kennedy sa thải sau khi thử nghiệm phong cách đạo diễn ngẫu hứng và hài hước với dự án Solo: A Star Wars Story (2018). Giữa giai đọa sản xuất của Solo, một đạo diễn kì cựu khác là Ron Howard đã bước vào tiếp quản bộ phim. Kết quả, ông đã đưa ra một bộ phim mà toàn bộ nét quyến rũ duyên dáng của phim lẫn tính hoạt bát của các nhân vật bị tước bỏ hoàn toàn.
Sự thất bại của Solo, kết hợp với những ý kiến trái chiều của cộng đồng người hâm mộ về Star Wars: The Last Jedi, càng làm thương hiệu lún sâu vào hố sâu bất định và khiến Disney phải cầu nguyện cho Star Wars: The Rise of Skywalker của JJ Abrams sắp tới đây có thể giải quyết tình trạng bất ổn của thương hiệu này. Chính Abrams cũng là một đạo diễn được đưa vào thế chỗ Colin Trevorrow (Jurassic World), người bị sa thải không rõ nguyên do. Kennedy cũng sa thải Josh Trank, người đảm nhận dự án điện ảnh yểu mệnh về nhân vật Boba Fett của Star Wars (The Mandalorian sắp được chiếu trên Disney+ được coi là dự án truyền hình kế thừa của bộ phim bị bỏ ngõ), và đưa Tony Gilroy vào thay thế để trợ giúp Gareth Edwards với Star Wars: Rogue One khi bộ phim rơi vào thế chật vật.
Trank được cho là đã ứng xử kỳ quặc với một dự án của Disney (đây không phải là lần đầu Trank dính phải những cáo buộc như thế này. Êkíp của Fantastic Fours (2015) cũng từng nhận xét về những hành vi lạ lùng của ông trên với dự án trên). Còn Gilroy thì được coi la người đã giải cứu khâu sản xuất đầy rắc rối của Rogue One. Nhưng có lẽ, bản thân Gilroy cũng không lấy làm vui vẻ gì khi cảm nhận được sự tương đồng giữa mình và những đô đốc phụng sự Hoàng đế Palpatine trong các loạt phim Star Wars cũ: phạm một sai lầm là bị ban chết ngay.
Có vẻ như người hâm mộ Star Wars lẫn khán giả đại chúng phải chờ một thời gian khá dài nữa mới được xem một bộ phim Star Wars mới sau The Rise of Skywalker. Bộ ba Star Wars mới được Rian Johnson (Star Wars: The Last Jedi) hứa hẹn vào tháng 11.2017 có vẻ như đã quay trở lại giai đoạn thai nghén. Trong cuộc phỏng vấn quảng bá cho dự án Knives Out (2019) với tờ Evening Standard, ông bày tỏ: “Sự thật là họ (Lucasfilm) vẫn đang lên kế hoạch và chọn lịch trình”. Ông còn ngụ ý ông thậm chí còn dư thời gian để làm một dự án khác trước khi trở lại với Star Wars.
Có lẽ, vấn đề cốt lõi ở đây là chưa ai có thể trả lời cho câu hỏi Star Wars cần gì trong thời hiện đại. Star Wars: The Force Awakens, do JJ Abrams cầm trịch, vào năm 2015 đã gợi nhớ cho người hâm mộ lý do họ yêu mến câu chuyện ngân hà xa thật xa này. Quay trở lại cùng bộ phim là phong cách kể chuyện buồn tẻ quen thuộc được sử dụng trong Prequel trilogy (The Phantom Menace (1999), Attack of the Clones (2002), Revenge of the Sith (2005)). Nhưng Star Wars: The Force Awakens lại không đưa ra hướng phát triển nào cho Star Wars thời đại hiện nay.
Khi Rian Johnson cố làm điều đó, bằng cách đem vào những triết lý cốt cán của thương hiệu vào The Last Jedi, ông lại gặp phải những lời nhận xét tiêu cực từ phía người xem. Nên hiện tại, Star Wars: The Rise of Skywalker sẽ nỗ lực sửa sai bằng việc đem các nhân vật kinh điển của Original trilogy (Star Wars (1977), The Empire Strikes Back (1980) và Return of the Jedi (1983)) như Hoàng Đế Palpatine trở lại. Điều này làm người hâm mộ hết sức phấn khích, nhưng có khả năng phim cũng sẽ tự dồn thương hiệu Star Wars vào thế bí. Nó giống như chơi cờ với Chewbaca ấy – kẻ thua bị anh ta cắn đứt tay.
Nếu không có bước thay đổi đáng kể nào, không chỉ Skywalker Saga, mà cả Star Wars sẽ đi đến hồi kết thực sự ở kỷ nguyên hiện đại này.
Nguồn: The Guardian