Người dân Hàn Quốc đã rất tự hào về chiến thắng của bộ phim Ký Sinh Trùng ở hạng mục Phim Xuất Sắc Nhất vào thời gian trước.
Tất cả mọi người từ tổng thống cho đến người dân bình thường ở Seoul, Busan và toàn thể công chúng Hàn Quốc đều vỡ òa trong hạnh phúc cho thành tích thực sự ấn tượng lần này khi bộ phim đầu tiên không nói tiếng Anh giành được giải thưởng Phim Xuất Sắc Nhất tại Lễ trao giải Oscar lại chính là một bộ phim đến từ Hàn Quốc.
Nhưng cách đó vài trăm dặm về phía Đông, sự chiến thắng của Ký Sinh Trùng và đạo diễn Bong Joon-ho đã buộc các nhà làm phim và phê bình Nhật Bản phải xem xét lại tình trạng của nền điện ảnh nước nhà - một ngành công nghiệp được cho là đã suy tàn trong giai đoạn giữa thế kỷ 20, kể từ khi những vị đạo diễn như Akira Kurosawa và Ozu Yasujirō đã thay đổi điện ảnh toàn cầu và trong nước.
Điện ảnh Nhật thức tỉnh sau thành công của Ký Sinh Trùng
Vài ngày sau chiến thắng của Ký Sinh Trùng, nhà báo hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh Tsukasa Shirakawa đã viết “Mặc dù những bộ phim anime vẫn đang gặt hái được nhiều thành công đột phá song trên phương diện live - action, Nhật Bản vẫn không thể thu hút được sự chú ý từ công chúng như thời kì của đạo diễn Kurosawa. Điều này đã khiến chúng tôi tự đặt câu hỏi vì sao.”
Từ khóa “Điện ảnh Nhật Bản” đã trở nên thịnh hành trên Twitter Nhật Bản ngay sau khi kết thúc Lễ trao giải Oscar. Những người yêu thích điện ảnh và các nhà làm phim đều bày tỏ sự bất bình về một ngành công nghiệp điện ảnh vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Dù cho lúc đó, họ không thiếu những nhân tố tài năng và tham vọng mở rộng phạm vi toàn cầu dành cho những sản phẩm đến từ Nhật Bản.
“Hàn Quốc đã làm những bộ phim đẳng cấp thế giới trong nhiều thập kỷ nhưng Nhật Bản lại không thể hoặc họ sẽ không làm được điều đó” - một người đam mê điện ảnh đã đăng tải.
Satoru Murata, DJ đồng thời là một nhiếp ảnh gia đã chia sẻ “Điều khiến tôi cảm thấy khó chịu là vì nếu quay trở về thời điểm 30 năm trước, phim Nhật Bản, tương tự như phim Hàn Quốc ngày nay, hoặc thậm chí là hơn thế, đều đem lại những thành công vang dội tại quê nhà và có sức ảnh hưởng quốc tế.”
“Quyền lực mềm của Hàn Quốc đang làm lu mờ Nhật Bản”, phóng viên Hiroko Tabuchi của New York Times đã đăng tải trên Twitter .
Ký Sinh Trùng đã trở thành Phim Quốc tế xuất sắc Nhất tại lễ trao giải Oscar và tiếp tục nhận về giải thưởng Phim Xuất sắc Nhất. Bộ phim hoạt hình ăn khách Đứa Con Của Thời Tiết đã không lọt vào danh sách đề cử của Phim Quốc tế xuất sắc Nhất. Trong khi K-pop được xem là một hiện tượng văn hóa toàn cầu thì J-pop chỉ tạo nên những bản hit trên thị trường quốc tế từ một đến hai lần trong một thập kỷ. Ngay cả những nhà hàng thời thượng nhất tại New York trong thời gian gần đây đều là các quán ăn Hàn thay vì Nhật Bản.
Nhắc đến quyền lực mềm tại Nhật Bản, đây là một câu chuyện phức tạp và khi định nghĩa một cách đơn giản, ta có thể hiểu điều này tương tự với nền kinh tế và tầm ảnh hưởng của văn hóa trong mối quan hệ quốc tế. Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế về khả năng sáng tạo nhưng ta không thể phủ nhận sự thật rằng những sản phẩm đến từ Nhật Bản đang dần trở nên độc đáo, đồng thời ăn sâu vào văn hóa đại chúng Mỹ và toàn cầu. Nếu thực hiện thay đổi đối với ngành công nghiệp điện ảnh Nhật Bản thì điều này được kỳ vọng sẽ trở thành bước đệm mở đường thuận lợi cho sự tiến lên của nền nghệ thuật thứ 7 tại quốc gia này.
“Mối đe dọa” thật sự đối với quyền lực mềm của Nhật Bản không phải là sự trỗi dậy của văn hóa đại chúng Hàn Quốc hay sở thích ăn uống bất chợt của người Mỹ mà đó chính là các vấn đề kinh tế: các xưởng phim gặp khó khăn và hành vi bóc lột sức lao động.
Hàn Quốc ưu tiên đúng đắn cho điện ảnh nước nhà
Hàn Quốc đã ưu tiên cho sự phát triển sân khấu văn hóa quy mô thế giới bằng việc đầu tư vào công nghệ và tài năng. Ngành công nghiệp giải trí và văn hóa của Hàn Quốc phổ biến toàn cầu ở nhiều lĩnh vực, từ phim điện ảnh cho đến các thể loại nhạc pop và luôn tích cực nhận được sự tài trợ từ chính phủ.
Một chiến thắng tương tự như Ký Sinh Trùng đã có từ lâu trong quá trình phát triển của Hàn Quốc. Michelle Cho, giáo sư nghiên cứu về Đông Á học tại Đại học Toronto đã nói rằng các ngành công nghiệp truyền thông và giải trí ở Hàn Quốc đã được thúc đẩy mạnh mẽ để toàn cầu hóa trong 20 năm qua.
Trong suốt những năm 1990 và đầu những năm 2000, chính phủ và các tập đoàn đều ráo riết tăng cường sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng internet công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển, sản xuất và thiết kế hàng đầu để góp phần tạo nên sự vượt trội cho các sản phẩm giải trí.
Michelle Cho bày tỏ: “Các cơ quan nhà nước như Bộ Văn hóa đã hỗ trợ tài chính trong quá trình quảng bá, đồng thời đóng vai trò trung gian trong việc phân phối cũng như cung cấp kinh phí cho xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tại các liên hoan phim. Sự hỗ trợ của chính phủ đã giúp Hàn Quốc trở thành trung tâm điện ảnh của châu Á.”
Michelle Cho cho rằng việc liên tục sử dụng nhạc pop trong các sản phẩm giải trí Hàn Quốc đã khiến nó trở nên quen thuộc với công chúng. Điều này phần nào giải thích cho chúng ta lý do vì sao dòng nhạc này lại thu hút đến vậy. Bên cạnh đó, theo Cho những bộ phim Hàn Quốc đang chứng minh với khán giả Mỹ. Các khán giả bao gồm những người có hứng thú dành cho thể loại kinh dị cũng như là người xem yêu thích dòng phim thương mại châu Á với những bộ phim của Quentin Tarantino như Old Boy và Memories Of Murder.
Một sản phẩm giải trí Hàn Quốc nhận được nguồn tài trợ tốt chính là cầu nối cho hoạt động truyền tải văn hóa. Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa những tài năng ưu tú và sản phẩm đến từ các thể loại quen thuộc cũng được xem là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển văn hóa nước nhà. Và hiện thực đã chứng minh điều đó. Đơn cử với ngôi sao Kpop BTS, họ đã tham gia cùng Lil Nas X để trình diễn ca khúc Old Town Road tại Lễ trao giải Grammy.
(Còn tiếp)
Nguồn: VOX